Đạo đức sinh thái với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở nông thôn Hà Nội hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Đạo đức sinh thái với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở nông thôn Hà Nội hiện nay



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: ĐẠO ĐỨC SINH THÁI VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC SINH THÁI VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY 6
1.1. Đạo đức sinh thái và đặc trưng cơ bản của đạo đức sinh thái 6
1.2. Vai trò của đạo đức sinh thái với môi trường tự nhiên ở nông thôn hiện nay 19
Chương 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ ĐẠO ĐỨC SINH THÁI Ở NÔNG THÔN HÀ NỘI HIỆN NAY 41
2.1. Môi trường tự nhiên ở nông thôn Hà Nội hiện nay 41
2.2. Thực trạng đạo đức sinh thái ở nông thôn Hà Nội hiện nay 67
2.3. Một số vấn đề đặt ra 79
Chương 3: NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC SINH THÁI
NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở NÔNG THÔN HÀ NỘI HIỆN NAY 82
3.1. Quan điểm chung 82
3.2. Một số giải pháp cơ bản 90
KẾT LUẬN 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 3 lần, đặc biệt trong vài năm trở lại đây, khi rất nhiều cơ sở mở rộng sản xuất ngay tại gia đình thì tiếng ồn đã làm ảnh hưởng lớn đến người dân sống xung quanh.
• Về chất thải rắn
Tất cả các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đều đang gặp khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn. Do đặc thù có nghề thủ công, rác thải tại các làng nghề không đơn thuần là rác sinh hoạt như các làng nông thôn khác mà còn có cả rác thải công nghiệp, tuy nhiên đa số vẫn theo truyền thống cũ là mỗi làng tự hình thành đống rác ngay cạnh làng. Chưa có làng nào có công tác vận chuyển rác thải đến bến đổ thải chung của thành phố. Hiện nay các bãi rác của nhiều xã như Bát Tràng, Liên Hà, Tâm Triều...do tùy tiện sử dụng không có quy hoạch và quy trình xử lý đúng phương pháp nên vừa gây ô nhiễm môi trường lại vừa làm xấu cảnh quản của làng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và hiệu quả kinh doanh du lịch của làng nghề [66].
Đối với Hà Tây (nay thuộc về Hà Nội) là tỉnh có 80% dân số sống bằng nghề nông, có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực, đất đai và tài nguyên để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và những ngành kinh tế khác. Nghị quyết đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Hà Tây lần thứ VIII cũng đã đề ra một trong những nhiệm vụ chủ yếu về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là ''Tích cực chỉ đạo, nhân rộng thêm làng nghề, tạo thêm nghề mới hướng vào chế biến nông - lâm sản thực phẩm và các mặt hàng thủ công xuất khẩu...''.
Hà Tây cũng là vùng đất có nhiều nghề và làng nghề thủ công cổ truyền nổi tiếng đã được giao lưu trong và ngoài nước. Với nhận thức sâu sắc: Khôi phục duy trì, phát triển làng nghề ngành nghề truyền thống và nhân cấy nghề mới là một trong các giải pháp quan trọng để khai thác và phát huy nhân tố nội lực tiềm ẩn ở nông thôn. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, việc tổ chức thực hiện các ngành các cấp trong tỉnh, các làng nghề đã dần thích nghi với điều kiện của kinh tế thị trường, các chính sách của nhà nước, của tỉnh nhằm khuyến khích hỗ trợ đối với nghề truyền thống được ban hành, thực thi là những nhân tố mang lại cho các làng nghề thủ công do những khó khăn trở ngại của thời bao cấp trước đây đã mai một nay được phục hồi phát triển như các nghề dệt, thêu ren, sơn mài, khảm trai, điêu khắc, đồ mộc, mây tre giang đan Phú Nghĩa, Đông Phương, sơn khảm Ngọ Hạ, cỏ tế Phú Xuyên, điêu khắc Thanh Oai, Thêu Quất Động (Thường Tín)...thành tựu phát triển kinh tế của tỉnh có sự đóng góp rất lớn của các làng nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục, công tác nhân cấy nghề mới được chú trọng và phát triển có hiệu quả. Hiện tại toàn tỉnh có 1116/1460 làng có nghề, trong đó có 210 làng nghề đạt tiêu chí làng nghề của tỉnh, tổng giá trị sản lượng từ làng nghề đạt trên 3 ngàn tỷ đồng/năm. Làng nghề của Hà Tây được phân theo các nhóm sau:
• Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm: Sản phẩm chính là tinh bột sắn, bã sắn, bã dong, xỉ than phát sinh từ các lò đốt than.
- Nước thải: Nhu cầu nước cho sản xuất tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm thường rất lớn.
Điểm đáng lưu tâm là nước thải sản xuất được tách riêng mà được thải chung với nước thải sinh hoạt, nước mưa. Nước thải làng nghề chế biến nông sản thực phẩm có hàm lượng các chất hữu cơ cao, hàm lượng BOD và COD vượt 10 - 14 lần. Nước thải gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, gây chết cá trong các ao hồ, tiếp nhận nước thải và còn làm ảnh hưởng đến các vùng dân cư xung quanh. Theo điều tra khảo sát của Trung tâm kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp - Đại học xây dựng thì các bệnh thường gặp ở đây bao gồm bệnh đướng tiêu hóa, bệnh về mắt (37%), bệnh về hô hấp (19%), bệnh về da (31%) và các bệnh khác (13%).
• Làng nghề dệt nhuộm: Sản phẩm chính là dệt nhuộm tơ tằm, vải các loại và in hoa. Điển hình có các xã Dương Nội, Vạn Phúc.
Đa số các làng nghề dệt nhuộm đã có từ lâu và duy trì theo cách cha truyền con nối. Số hộ gia đình tham gia dệt chiếm từ 80 - 85%. Sản xuất của các làng nghề ở quy mô hộ gia đình và hợp tác xã. Máy móc phần lớn là thô sơ, lạc hậu, chủ yếu được sản xuất trong nước. Nhìn chung các thiết bị sản xuất đều làm việc gián đoạn, không đồng bộ, không theo một trình tự nhất định nào cả do có nhiều sơ đồ công nghệ khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và để dễ quản lý hơn, các khâu của sản xuất làng nghề đã từng bước được chuyên môn hóa. Ví dụ: việc thành lập các xí nghiệp kinh doanh, xuât khẩu ở Vạn Phúc, Dương Nội...đã đưa làng nghề sang cơ chế mới, thoát khỏi hình thức quản lý hợp tác xã kiểu cũ. Họ tự hạch toán kinh doanh, tự tìm việc làm, tự tìm nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Xí nghiệp hỗ trợ các khâu kỹ thuật trong dây truyền mà từng hộ gia đình không có điều kiện lo được như guồng tơ, xe tơ, mắc dọc...Chính vì vậy, trong những năm trở lại đây nhiều sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là sợi, tùy theo loại sản phẩm mà loại sợi sử dụng cũng khác nhau, để dệt vải thô người ta sử dụng sợ tổng hợp polyeste và sợi pha PE/Co, dệt khăn mặt dùng sợi bông cotton và dệt gạc sử dụng sợi pha PE/Co nhưng có thành phần cotton cao. Tại các làng nghề hầu như quá trình sản xuất chỉ dừng lại ở công đoạn tẩy trắng và hoàn thiện.
Khảo sát các làng nghề dệt nhuộm bao gồm các xã Dương Nội, Vạn Phúc...khu vực này tập trung khá nhiều ngành nghề và xen kẽ với các nhà máy, xí nghiệp lớn như Len Hà Đông, nhuộm in hoa Hà Đông, nhà máy lắp ráp xe máy VMEP...tại 2 làng nghề này hầu hết các hộ gia đình không có khu sản xuất riêng, mà sản xuất ngay trong hộ gia đình. Nét đặc trưng về môi trường của làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc và Dương Nội gây tác động lớn đến môi trường là có tạo ra lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn.
- Khí thải: Được phát sinh chủ yếu từ các phân xưởng dệt, các lò hơi và các lò nấu tẩy nhỏ dùng than để phục vụ cho qúa trình giặt nóng, nấu, sấy, nhuộm...Do vậy, phần lớn các khí gây ô nhiễm là do quá trình đốt than, hơi hóa chất tại các khu vực tẩy nhuộm và bụi bông nhỏ lơ lửng sinh ra từ phân xưởng dệt, kéo sợi trong khu vực dệt.
- Chất thải rắn: Các chất thải rắn trong công nghệ ươm tơ, dệt lụa chủ yếu là xơ nhộng, tơ vụn sinh ra quá trình ươm tơ, kéo sợi, vụn bông từ quá trình dệt, kéo sợi. Bên cạnh đó, việc sử dụng các lò hơi để cung cấp nhiệt cho công đoạn nấu, tẩy tạo ra một lượng sỉ than.
- Tiếng ồn: Tiếng ồn sinh ra chủ yếu là do vận hành máy dệt và quấn sợi, do sự va chạm của thoi trong dệt thoi và khi guồng sợi vào các ống sợi...
- Nước thải: Nhu cầu nước cho sản xuất tại các làng nghề dệt nhuộm thường rất lớn. Chúng được sinh r...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status