Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thái Nguyên - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN 7
1.1. Khái niệm đặc điểm áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình 7
1.2. Các giai đoạn và nội dung áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình 15
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 36
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân ở tỉnh Thái Nguyên 36
2.2. Những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Thái Nguyên 45
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 75
3.1. Quan điểm và yêu cầu về áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Thái Nguyên 75
3.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Thái Nguyên 82
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, một trong những nhiệm vụ
trọng tâm là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Muốn xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta cần có con người xã hội chủ nghĩa, đó
là đòi hỏi tất yếu khách quan. Nhưng muốn có con người XHCN thì phải có một gia đình
mẫu mực, bởi gia đình quyết định một phần rất lớn tới bản chất con người. Gia đình hiện
nay còn được xem là tế bào của xã hội, do vậy muốn có một xã hội phát triển và lành
mạnh thì cần có các gia đình tốt - gia đình văn hóa mới. Gia đình là cái nôi sản sinh
ra con người, nuôi dưỡng và giáo dục con người cho xã hội, vì vậy Đảng và Nhà nước ta
trong những năm qua luôn luôn quan tâm tới vấn đề gia đình. Luật hôn nhân và gia đình
có vai trò góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ HN và GĐ tiến bộ, nhằm xây
dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc, bền vững. Quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về gia đình được ghi nhận tại Điều 64 Hiến pháp năm 1992: “Gia đình là tế
bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ HN và GĐ theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ
một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những người
công dân tốt, con cháu có bổn phận chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không
thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”.
Mặc dầu đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã
đề cập như vậy, song hiện nay các vụ án về HN và GĐ vẫn phát sinh và có chiều hướng gia
tăng, đòi hỏi Tòa án phải ADPL để giải quyết các loại án này. Nghiên cứu về ADPL trong
giải quyết án hôn nhân nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên trong gia đình.
Thực hiện nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, tránh tình trạng phân biệt đối xử, tình trạng bạo
lực trong gia đình.
Trong hoạt động tư pháp thì hoạt động của Tòa án là trung tâm có vai trò quan
trọng trong hệ thống cơ quan tư pháp và Tòa án là cơ quan duy nhất nhân danh nhà nước
tiến hành hoạt động xét xử các loại án nói chung và HN và GĐ nói riêng. Trong những
năm qua, việc ADPL trong giải quyết án HN và GĐ đã giải quyết được những mâu thuẫn
bất hòa trong gia đình, đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia
đình, bên cạnh những mặt đã đạt được trong quá trình ADPL giải quyết án HN và GĐ
vẫn còn những thiếu sót, như có vụ án trong quá trình giải quyết còn để tồn đọng dây dưa
kéo dài, có vụ còn bị sửa, hủy gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đương sự.
ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua, số lượng án về HN và GĐ có phần
tăng. Đối với loại án này mỗi vụ án có nội dung đa dạng và tính phức tạp cũng khác
nhau, nên việc ADPL để giải quyết loại án này gặp không ít khó khăn, trong nhận thức
vận dụng pháp luật cũng như những khó khăn từ khách quan mang lại. Tuy vậy, quá trình
giải quyết án HN và GĐ ở Thái Nguyên trong những năm qua đã đạt được những kết quả
nhất định góp phần giải quyết các mâu thuẫn bất hòa trong hôn nhân, bảo vệ các quyền
lợi các quyền lợi hợp pháp của đương sự. Thông qua việc ADPL trong việc giải quyết án
HN và GĐ đã góp phần làm ổn định quan hệ trong hôn nhân, giữ gìn kỷ cương pháp luật,
giữ ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần tăng cường nền pháp chế XHCN
trên toàn tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, hoạt động ADPL trong giải quyết án HN và GĐ,
ngoài việc đấu tranh với các hành vi trái pháp luật nẩy sinh trong lĩnh vực về hôn nhân,
còn phổ biến tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, từ sự hiểu biết pháp luật,
nhân dân sẽ tham gia thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật, tố giác những hành vi vi phạm
pháp luật trong quan hệ hôn nhân, đồng thời qua thực tiễn APPL trong giải quyết án HN và
GĐ sẽ phát hiện ra những thiếu sót trong pháp luật để có những đề xuất sửa đổi các điều
khoản của pháp luật cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn trong từng giai đoạn cụ thể.
Bên cạnh những mặt đã đạt được, qua quá trình kiểm tra giám đốc án và xét xử
phúc thẩm của TAND tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện có những thiếu sót của việc ADPL
trong quá trình giải quyết, nên dẫn đến một số vụ án bị sửa, hủy; một số ít vụ án còn bị
dây dưa kéo dài, làm ảnh hưởng đến quyền lợi các đương sự. Trong hoạt động xét xử,
TAND tỉnh Thái Nguyên cũng đã bộc lộ một số tồn tại, như xét xử oan sai, án tồn đọng
còn nhiều, còn có vụ án vi phạm thời hạn tố tụng. Đặc biệt, một số vụ án do ADPL không
chuẩn xác, nên còn bị sửa, hủy nhiều lần, kéo dài nhiều năm, gây ảnh hưởng đến đời sống,
quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến
nhân dân khiếu kiện vượt cấp lên đến các cơ quan Trung ương. Tồn tại trên là những lực cản
cho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền.
Xuất phát từ lý do trên tui chọn đề tài: "Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn
nhân và gia đỡnh của Tũa ỏn nhõn dõn ở tỉnh Thỏi Nguyờn " làm luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
Qua đề tài này, tui mong muốn góp phần nâng cao chất lượng ADPL trong hoạt
động giải quyết án HN và GĐ của ngành Tòa án nói chung và TAND tỉnh Thái Nguyên
nói riêng, góp phần đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách nền tư pháp ở nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án nói chung và ADPL trong giải
quyết án HN và GĐ nói riêng đã được giới khoa học pháp lý và nhất là những người trực
tiếp làm công tác xét xử của ngành Tòa án quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu, bài viết đề cập đến một số khía cạnh về những vấn đề liên quan đến đề tài
như: TS Đặng Quang Phương (1999), "Thực trạng của các bản án hiện nay và một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện các bản án", Tạp chí TAND số: 7, 8; Th.s Nguyễn Văn Cừ
(2000), “Quyền sở hữu của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000”, Tạp chí
Luật học số: 4; Trần Thị Quốc Khánh (2004), “Từ hòa giải trong truyền thống dân tộc
đến hòa giải ở sơ sở ngày nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11; Bùi Văn Thuấn
(2002), “Phụ nữ và pháp luật, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng và
chung”, Nhà xuất bản Phụ nữ; Trương Kim Oanh (1996), "Hòa giải trong tố tụng dân
sự", Luận văn thạc sỹ Luật học; Th.s Nguyễn Phương Lan (2005) "Một số ý kiến về vợ chồng
nhận nuôi con nuôi", Tạp chí Luật học số 2; Th.s Nguyễn Hồng Hải (2003), "Bàn về chia tài
sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam hiện nay"; Khoa Nhà
nước và Pháp luật- Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2004), "Lý luận chung về nhà nước và
pháp luật", Hà Nội…
Qua nghiên cứu những công trình nêu trên cho thấy, các tác giả chỉ đề cập mặt này
hay mặt khác của việc ADPL trong quá trình giải quyết án HN và GĐ, mà chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ việc ADPL trong giải quyết án HN và GĐ nói
chung, cũng như ở Thái Nguyên nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:

RrE1z5Rq2q2MjRP
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status