Hoàn thiện chương trình giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện chương trình giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay



Mục lục Trang
Mở đầu 1
Chương 1: CƠ Sở Lý LUậN HOàN THIệN CHƯƠNG TRìNH GIáO DụC PHáP LUậT TRONG CáC TRƯờNG CAO ĐẳNG Kỹ THUậT ở VIệT NAM 5
1.1. Giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng kỹ thuật ở nước ta 5
1.2. Chương trình giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng kỹ thuật 39
Chương 2: THựC TRẠNG CHUONG TRìNH GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Quá trình hình thành và phát triển nội dung chương trình giáo dục pháp luật 44
2.2. Đối với các trường đại học, cao đẳng không chuyên luật 48
2.3. về chương trình giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay 53
2.4. Thực trạng và nhu cầu hiểu biết pháp luật của học sinh, sinh viên 55
Chương 3: QUAN ĐIểM GIảI PHáP Hoàn THIệN CHƯƠNG TRìNH GIáO DụC PHáP LUậT TRONG CáC TRƯờNG CAO ĐẳNG Kỹ THUậT HIệN NAY 66
3.1. Yêu cầu khách quan hoàn thiện chương trình giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay 66
3.2. Yêu cầu về hoàn thiện chương trình giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng kỹ thuật ở Việt Nam 73
3.3. Giải pháp hoàn thiện và thực hiện chương trình và thực hiện chương trình giáo dục pháp luật theo hướng chuẩn trong các trường Cao đẳng kỹ thuật hiện nay 77
Kết luận 91
Danh mục tài liệu tham khảo 93
Phụ lục 97
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nhận một cách tích cực. Trong gần 20 năm qua, giáo dục pháp luật trong nhà trường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Môn học này được triển khai thông qua chương trình chính khóa. Nội dung chương trình được xây dựng một cách có hệ thống, đảm bảo lượng tri thức nhất định về pháp luật mang tính phổ thông, cơ bản, thiết yếu, tương đối phù hợp với thời gian và mục tiêu đào tạo của từng loại đối tượng học sinh, sinh viên, bảo đảm tính liên thông, kế thừa và phát triển về mọi mặt tri thức giữa các cấp học, bậc học.
Về chương trình giáo dục pháp luật trong trường phổ thông
ở Cấp tiểu học: hiện nay trong chương trình chưa có bài riêng về pháp luật, nhưng một số kiến thức pháp luật đã được lồng ghép trong môn đạo đức ở các lớp, nhằm cung cấp dần hiểu biết sơ đẳng, hình thành thái độ tình cảm, ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức cộng đồng, trách nhiệm, bổn phận công dân và những vấn đề liên quan đến trẻ em...
Trong năm học 1997-1998, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thí điểm đưa chương trình giáo dục Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào một số quận huyện thuộc 7 tỉnh làm thí điểm, phối hợp với Ban Chỉ đạo an toàn giao thông viết tài liệu Giáo dục an toàn giao thông cho cấp tiểu học, đồng thời phát động các phong trào thi đua có nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh.
ở Cấp trung học cơ sở: từ năm học 1987-1988, chương trình giáo dục pháp luật được đưa vào trường học bằng cách lồng ghép, tích hợp vào một số môn liền kề như Đạo đức, Giáo dục công dân…
Đến nay đã xây dựng chương trình, biên soạn xong bộ tài liệu (sách giáo khoa), tài liệu tham khảo và tài liệu hướng dẫn giáo viên môn “Giáo dục công dân” từ lớp 6 đến lớp 12.
Từ năm 1992-1993, chương trình và tài liệu môn Giáo dục công dân ở các lớp trung học cơ sở được sửa đổi theo hướng:
Lớp 6, lớp 7 học các chuẩn mực về đạo đức.
Lớp 8, lớp 9 học các chuẩn mực về pháp luật.
Trong chương trình đó, giáo dục pháp luật tập trung vào hai vấn đề: quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân.
Về cấu trúc, đây là một chương trình liên thông từ lớp 8 đến lớp 9, gồm 9 chương, 37 bài, học trong 41 tiết, trong đó các quyền và nghĩa vụ công dân, chủ yếu giới thiệu trích dẫn từ Hiến pháp và một số văn bản pháp luật khác, nêu rõ công dân có quyền lợi gì, được làm gì, phải làm gì, và không được làm gì; nếu vi phạm thì bị xử lý như thế nào; quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân thể hiện như thế nào qua cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, nhiệm vụ và chức năng quản lý của các cơ quan Nhà nước.
Nội dung chương trình so với mục tiêu, yêu cầu môn học đã đề ra là hợp lý, tuy nhiên trong tình hình hiện nay có nhiều điểm cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho cập nhật với văn bản pháp luật mới hiện hành và trách quá tải về nội dung.
ở Cấp phổ thông trung học: từ năm học 1992-1993, môn Giáo dục công dân được giảng dạy theo chương trình thống nhất ở các trường phổ thông trung học, trong đó phần pháp luật được phân bổ ở học kỳ II lớp 12.
Năm 1995, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thí điểm chương trình Trung học chuyên ban, hai Bộ Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa môn Giáo dục công dân (dành cho các lớp trung học chuyên ban) trong đó có phần pháp luật được dạy ở cả năm lớp 12 (chuyên ban). Hiện nay vẫn tồn tại song song hai chương trình Giáo dục công dân 12 (đại trà) và Giáo dục công dân 12 (chuyên ban).
Về cấu trúc nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 12 đại trà:
Có 12 bài, học trong 22 tiết, gồm những vấn đề: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, giới thiệu một số ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó đi sâu vào các nội dung có liên quan đến học sinh phổ thông như Luật Dân sự và Hợp đồng dân sự, Luật Lao động và Hợp đồng lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự... Chương trình này biên soạn đã lâu và chưa sửa đổi bổ sung cho nên có một số nội dung không còn phù hợp, chưa cập nhật với các văn bản pháp luật hiện hành.
Về cấu trúc và nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 12 chuyên ban:
Nội dung chương trình giáo dục pháp luật được học trong cả năm, gồm 12 bài, học trong 30 tiết chia thành hai phần: [5]
Phần lý luận chung về pháp luật, giới thiệu về pháp luật và đời sống, hệ thống pháp luật, quan hệ pháp luật.
Phần pháp luật cụ thể giới thiệu một số ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta dưới dạng quyền và nghĩa vụ công dân đặc trưng, điển hình của mỗi ngành luật, văn bản luật có liên quan nhiều đến học sinh như: quyền và nghĩa vụ lao động, quyền sở hữu, quyền thừa kế, hợp đồng dân sự, quyền kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền và nghĩa vụ công dân về đất đai...
Đối với hệ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
Từ đầu những năm 1990, giáo dục pháp luật đã được đưa vào giảng dạy trong các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, song chương trình mới chỉ được giới hạn ở một số bài được lồng ghép trong các chương trình giáo dục chính trị hay chương trình học chuyên ngành.
Từ 1994, do yêu cầu tăng cường pháp luật trong nhà trường đòi hỏi bảo đảm giảng dạy theo đúng tinh thần vào nội dung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp phối hợp với Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng chương trình môn học và biên soạn tập bài giảng pháp luật dành cho các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Ngày 14/5/1996, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định số 2080 về việc tổ chức giảng dạy và học tập môn học pháp luật trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, kèm theo chương trình môn học pháp luật (phần phổ cập). Chương trình gồm 14 bài, thời lượng 35 tiết, được thực hiện từ năm học 1996-1997 cấu trúc chương trình có hai phần:
Phần 1 là lý luận chung, gồm 4 bài giới thiệu một cách có hệ thống những tri thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật.
Phần 2 giới thiệu một số lĩnh vực thiết yếu như Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình… dưới góc độ một ngành luật và đi sâu vào những vấn đề có liên quan đến học sinh trung học và dạy nghề. (phụ lục 1).
Năm 2003, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình giáo dục pháp luật dành riêng cho các trường dạy nghề và tổ chức biên soạn giáo trình cho môn học pháp luật. Ngày 11/9/2003, Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội ra Quyết định số 1137/2003/QĐ -BLĐTBXH về việc ban hành chương trình môn học pháp luật dùng cho các trường, lớp dạy nghề dài hạn và được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước từ năm học 2003-2004.
Đối với các trường đạ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status