Quá trình đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc của Liên bang Malaixia từ 1957 đến 2005 - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Quá trình đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc của Liên bang Malaixia từ 1957 đến 2005



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH CỦNG CỐ NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA LIÊN BANG MALAIXIA 7
1.1. Khái quát về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự hình thành nhà nước Liên bang Malaixia 7
1.2. Những yếu tố tác động đến con đường phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc của Liên bang Malaixia từ sau 1957 24
Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH CỦNG CỐ NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA LIÊN BANG MALAIXIA TỪ 1957 ĐẾN 2005 38
2.1. Đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc bằng biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế tổng thể của quốc gia 38
2.2. Đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc bằng con đường phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và hài hòa dân tộc 58
2.3. Đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc nghiêng về con đường trung lập, không liên kết, cân bằng chiến lược và chủ động hội nhập khu vực, quốc tế trong chính sách đối ngoại 69
Chương 3: TRIỂN VỌNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐẤU TRANH CỦNG CỐ NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA LIÊN BANG MALAIXIA TRONG GẦN 50 NĂM QUA 80
3.1. Thuận lợi và khó khăn 80
3.2. Triển vọng và bài học kinh nghiệm 96
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

người bản địa và người phi bản địa, giữa nhà nước và tư nhân còn nhằm tạo ra các tập đoàn kinh tế lớn của chính quốc, có khả năng cạnh tranh với các công ty nước ngoài và chuẩn bị điều kiện cho đầu tư ra ngoại quốc [11, tr. 206; 276].
2.1.1.3. Ưu đãi của NEP đối với người bản địa trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là trong giáo dục và đào tạo
Để phát triển nguồn nhân lực, nhất là đối với cộng đồng người Malayu bản địa, chính phủ đưa ra một hệ thống hạn ngạch tuyển sinh theo tiêu chí dân tộc, không theo khu vực địa lý hay mật độ dân cư, theo đó học sinh vào học các trường công lập phải tuân theo tỷ lệ là 55% chỉ tiêu dành cho người bản địa và 45% dành cho người không là bản địa. Đối với cấp đại học, tỷ lệ đó ít nhất là 64:36. Chính phủ cũng mở rộng chương trình dành cho nghiên cứu sinh Bumiputra ra nước ngoài đào tạo, đặc biệt cho các ngành thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và thương mại. "Quỹ của người bản địa" (MARA) đã lập nên một viện giáo dục sau đại học mang tên Viện Công nghệ MARA (Institut Teknology MARA - ITM) nhằm cung cấp và đào tạo các kỹ năng cho sinh viên Melayu. Sau đó MARA cũng thành lập Học viện Tay nghề MARA (Institut Kemahiran MARA - IKM) để đào tạo các công nhân Malay trong lĩnh vực công nghiệp.
ở cấp độ trường phổ thông, Bộ Giáo dục thành lập một loại trường nội trú đặc biệt được nhà nước bao cấp kinh phí lớn và tập trung vào việc giáo dục khoa học để đào tạo con em Bumiputra đã được lựa chọn trước. Trường này thuộc loại trường phổ thông Trung học khoa học. Ngoài ra, chính phủ còn mở rộng hệ thống các trường phổ thông nội trú, mà trong đó chủ yếu dành cho con em của các nhà lãnh đạo, làm việc trong các công sở của nhà nước. Kết quả là số sinh viên phổ thông người Melayu tăng vọt. Số này có đầy đủ tiêu chuẩn hơn để tiếp tục học đại học và cao hơn. Nhà nước đã cấp học bổng toàn phần cho các học sinh ưu tú đã tốt nghiệp phổ thông để họ tiếp tục học tiếp theo ở bậc đại học. Đối với học sinh thuộc diện Bumiputera được nhà nước hỗ trợ hầu như toàn bộ chi phí cho đi học. Ngoài ra, chính phủ nước này còn thông qua chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, phát triển hàng loạt các trường phổ thông cho con em người bản địa. Kết quả cho thấy số học sinh, sinh viên được đào tạo trong và ngoài nước trong cộng đồng người bản địa đầu những năm 80 tăng lên nhanh, đạt chỉ tiêu mà chính phủ đề ra từ đầu những năm 70.
2.1.1.4. Tăng cường đầu tư phát triển cho các vùng lạc hậu, kém phát triển, nơi có phần đông người bản địa sinh sống
Như đã đề cập một phần ở trên, sau hơn một thập niên xây dựng và phát triển kể từ sau ngày giành được độc lập, tuy có đạt được một số thành quả bước đầu trong xóa đói, giảm cùng kiệt và thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, nhưng nhìn chung Malaixia vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, khoảng 4/5 dân số sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trong số đó đại bộ phận dân cư ở đó là người Melayu bản địa sinh sống. Sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, các nhóm cộng đồng sắc tộc về mức sống và tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân hầu như ít được thay đổi. Chính vì vậy, một trong những hướng ưu tiên của NEP là tăng cường giúp đỡ các khu vực nông nghiệp và nông thôn bằng tài chính và thể chế. Trong tổng số Quỹ phát triển của chính phủ Liên bang (FGDA), thì số vốn dành cho phát triển nông nghiệp và nông thôn luôn chiếm tỉ lệ cao, tới 23,8% giai đoạn 1971-1975 và các kế hoạch 5 năm tiếp theo đều đạt mức 15-17%. Trong khi đó vốn dành cho hỗ trợ phát triển thương mại và dịch vụ chỉ bằng khoảng 1/4 quỹ dành cho nông nghiệp và nông thôn, chiếm bình quân khoảng 5-7% [29, tr. 50].
Ngoài việc hỗ trợ về vốn, chính phủ còn lập ra các cơ chế nhằm giúp khu vực nông nghiệp và nông thôn có cơ sở pháp lý để phát triển nhanh hơn như lập ra các Chương trình hay dự án phát triển cây trồng, đặc biệt là các loại cây trồng có giá trị xuất khẩu cao như cao su, ca cao, hồ tiêu, dầu cọ, v.v... Bên cạnh đó chính phủ còn ban hành riêng Chính sách nông nghiệp quốc gia (đưa ra vào năm 1984), trong đó có các chương trình cải tạo đất, nâng cao năng xuất và đa dạng hóa cây trồng, thực hiện khai hoang và mở rộng diện tích canh tác. Để thực hiện các chương trình này, chính phủ thành lập các bộ phận chuyên trách. Ví dụ như Cơ quan phục hồi và phát triển đất Liên bang (FELCRA) vừa có chức năng cải tạo đất, vừa đưa ra kế hoạch và giúp đỡ các khu vực nông thôn mở rộng diện tích canh tác bằng khai hoang đất mới [29, tr. 55-56]. Ngoài các khoản quan tâm trên, chính phủ Malaixia còn ưu đãi về giá, thông qua các khoản thuế, nhất là thuế về xuất khẩu nông sản và nhập khẩu máy móc phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn [2, tr. 47].
Trong chương trình xóa đói giảm nghèo, giảm sự bất bình đẳng giữa các nhóm tộc người trong thu nhập và địa vị xã hội có chính sách phát triển hài hòa và hợp lý giữa các vùng miền, giữa nông thôn và thành thị, giữa miền Đông và miền Tây của Malaixia. Từ trước cho đến nay mức độ chênh lệch giữa các vùng miền trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như phân bố tộc người là rất lớn. Phần lớn người Hoa sống ở đô thị, các nơi có nền kinh tế phát triển, tiện lợi đi lại. Còn phần lớn người Melayu sống ở nông thôn, những nơi chậm phát triển. Chính vì vậy, chính sách phát triển hợp lý, cân bằng giữa các vùng miền, khu vực nông thôn và thành thị không những có ý nghĩa kinh tế, mà còn góp phần quan trọng không chỉ nâng cao địa vị kinh tế cho người bản địa, mà quan trọng hơn thúc đẩy sự đoàn kết và hài hòa giữa các dân tộc. Đây là một việc làm có ý nghĩa chính trị sâu sắc, từng bước xóa bỏ sự ngăn cách tự nhiên, đưa đến sự hòa hợp về dân tộc và xã hội, củng cố sức mạnh tổng thể quốc gia.
2.1.1.4. Củng cố địa vị cầm quyền của người bản địa
Để củng cố vị thế toàn diễn của người bản địa, chính phủ cũng phân chia các chỉ tiêu làm việc, nhất là các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước, đặc biệt trong một số lĩnh vực then chốt mang tính sống còn của an ninh quốc gia. Cụ thể NEP quy định các chức vụ cao cấp phải tuân theo tỷ lệ 4:1 (cứ 4 người bản địa thì có một người không bản địa); đối với các ngành ngoại giao, nội vụ, cảnh sát và quân đội có tỷ lệ 3:1; đối với các ngành tòa án và hải quan tỷ lệ là 2:1 [11, tr. 166-167]. Thông qua sự phân chia này, các chức bộ trưởng, thứ trưởng, các chủ nhiệm hay thư ký của quốc hội cũng được phân chia theo các đảng phái chính trị và được duy trì cho đến ngày nay (Xem bảng 6). Ngoài ra Đảng Liên minh mà hạt nhân là UMNO từ 1974 chủ trương mở rộng liên minh với các đảng phái chính trị đối lập khác như PAS và lập nên Mặt trận Quốc gia BN (Barisan Nasional hay National Front), còn gọi tắt là Barisan. Mục tiêu của Mặt trận là đoàn kết các lực lượng, nhằm thực hiện NEP, trong đó trọng tâm là hậu thuẫn cho các hoạt động kinh tế c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status