Nghiên cứu thành phần hoá học cây xuyên tâm thảo (canscora lucidissima) họ long đởm (gentianaceae) ở Cao Bằng - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu thành phần hoá học cây xuyên tâm thảo (canscora lucidissima) họ long đởm (gentianaceae) ở Cao Bằng



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU . 1
CHưƠNG I: TỔNG QUAN CÁC THỰC VẬT CHI CANSCORA VÀ
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA NÓ . 3
1.1. Khái quát vÒ các thực vật chi Canscora . 3
1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây xuyên tâm thảo (Canscora
lucidissima Hand- Mazz) . 4
1.3. Những nghiên cứu hoá thực vật chi canscora . 5
1.3.1. Các hợp chất có khung flavonoit . 6
1.3.2. Các hợp chất khung steroit . 6
I.3.3. Các hợp chất có khung triterpenoit . 8
1.3.4. Các hợp chất khung xanthon . 9
1.3.5. Một số hợp chất khác . 14
1.4. Nghiên cứu hoá thực vật loài Canscora lucidissima . 15
1.5. Tình hình nghiên cứu ứng dụng các thực vật c hi Canscora . 16
1.6. Những nghiên cứu và ứng dụng cây xuyên tâm thảo trong nước . 18
CHưƠNG 2: PHẦN THỰC NGHIỆM . 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu . 19
2.1.1.Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phương pháp xử lý mẫu. 19
2.1.2. Phương pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết cây xuyên tâm thảo . 20
2.1.3. Phương pháp khảo sát và xác định cấu trúc hoá học các hợp chất 20
2.2. Dụng cụ, hoá chất và thiết bị nghiên cứu . 21
2.2.1. Dụng cụ, hoá chất . 21
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu . 22
2.3.1. Thu nhận các dịch chiết . 22
2.3.2. Khảo sát định tính các dịch chiết . 24
2.3.3. Thử hoạt tính sinh học . 27
2.4. Phân lập và tinh chế các chất . 29
2.4.1. Cặn dịch chiết n-hexan của cây xuyên tâm thảo (C. H) . 30
2.4.2. Cặn chiết etylaxetat (CE) . 32
CHưƠNG 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 34
3.1. Nguyên tắc chung . 34
3.2. Phân tích định tính và phát hiện các nhóm chất trong các dịch chiết
khác nhau . 34
3.3. Phân lập và nhận dạng các chất có trong các dịch chiết khác nhau của
cây xuyên tâm thảo . 35
3.3.1. Ancol no mạch dài nonacosan-1-ol (CH.1) . 35
3.3.2. β-Sitosterol hay stigmast-5-en-3-ol (C29H50O) (CH.2) . 36
3.3.3. 1-Hiđroxy-3,7,8-trimethoxy xanthon (CH.3) . 38
3.3.4. 1-Hiđroxy-3,5-đimethoxy xanthon (CH.4) . 47
3.3.5. 1,7-Đihiđroxy-3-methoxy xanthon (E1) . 52
3.3.6. 1,7-Đihiđroxy-3,6-đimethoxy xanthon (E2) . 59
3.4. Thử hoạt tính sinh học . 65
KẾT LUẬN . 66
PHỤ LỤC. 72



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hất
xanthon (1-hyđroxy-3,5-đimethoxy xanthon (11); 1-hyđroxy-3,7,8- trimethoxy
xanthon (17) và 1,8 - đihyđroxy - 3,5- đimethoxy xanthon (49) tách từ loài thực
vật Canscora lucidissima có tác dụng làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc rối loạn
nhịp tâm thất và thời gian phát bệnh, bảo vệ bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ gây
ra bởi rối loạn nhịp tim, làm giảm tổn thương cơ tim (thí nghiệm nghiên cứu
được thử nghiệm trên cơ thể chuột cống) [23], [24].
1.6. Những nghiên cứu và ứng dụng cây xuyên tâm thảo trong nƣớc
Ở Việt Nam hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào về thành phần
hoá học cây xuyên tâm thảo, ngoại trừ một số tài liệu giới thiệu về tác dụng
dược lý của cây như: Cây có tác dụng kháng viêm rất tốt được dùng để điều
trị viêm gan, vàng da, đau dạ dày, đòn ngã ứ máu, giảm đau, rắn cắn, chữa
bệnh tim [40], [43].
Ở nước ta theo kinh nghiệm dân gian, đã từ lâu cây được sử dụng làm
thuốc chữa bệnh và một số bài thuốc cụ thể từ cây xuyên tâm thảo là:
1. Chữa đinh nhọt, rắn cắn: Cây tươi một nắm, rửa sạch, giã nát đáp
vào nơi sưng đau, vết cắn và thay mới 2 lần/ngày.
2. Đau do va đập (đòn ngã ứ máu): Cây tươi một nắm, giã nát, sao nóng
đắp vào chỗ đau và vắt lấy nước cốt hoà với nước sôi để nguội uống 1cốc/ lần,
3 lần/ ngày hay ngâm rượi uống 1 ly nhỏ/ 1lần, 3 lần/ ngày, uống sau bữa ăn.
3. Đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, máu cam: Cây khô 10-15 gam/
ngày sắc nước uống, nếu cây tươi dùng lượng gấp đôi.
4. Chữa bệnh tim: Cây khô 10-15 gam / ngày đun nước uống hàng ngày
mỗi đợt điều trị uống từ 1-2 tháng.
Ngoài ra nhân dân còn dùng cây để sắc nước uống hàng ngày có tác
dụng thanh nhiệt, giải độc và khi cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém. Liều dùng 10-
15 gam cây khô/ ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
CHƢƠNG 2
PHẦN THỰC NGHIỆM
Cây xuyên tâm thảo là cây thuốc được sử dụng trong y học dân gian
Việt Nam để chữa trị một số bệnh như ho do phế nhiệt, thanh nhiệt, giải độc,
đinh nhọt, rắn cắn, đau ngực, đòn ngã ứ máu, chữa bệnh tim [38].
Ở nước ta chỉ có một số tài liệu giới thiệu về tác dụng dược lý của cây,
còn những hiểu biết về thành phần hoá học của cây này hầu như chưa được
nghiên cứu, thậm chí cây xuyên tâm thảo còn chưa có tên trong các sách cây
thuốc ở Việt Nam. Vì vậy chúng tui chọn cây xuyên tâm thảo làm đối tượng
nghiên cứu.
Nhiệm vụ của luận văn là phân lập và xác định cấu trúc hoá học của
một số chất trong cây xuyên tâm thảo thu hoạch ở Cao Bằng bằng các phương
pháp vật lý, hoá học hiện đại.
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1.Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phương pháp xử lý mẫu.
Nguyên liệu để nghiên cứu là toàn bộ cây phần trên mặt đất của thực
vật xuyên tâm thảo. Mẫu cây tươi được thu hái vào tháng 10/2009 tại huyện
Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng.
Mẫu cây đem nghiên cứu hoá thực vật đã được TS. Lê Ngọc Công
(khoa Sinh trường Đại học sư phạm Thái Nguyên) giám định có tên khoa học
là Canscora lucidissima Hand – Mazz. Ngoài ra còn có tên gọi theo địa
phương là xuyên rim, xuyên tim.
Bộ phận mẫu được hong khô ở nơi thoáng mát, sau đó sấy ở nhiệt độ
50
0
C- 60
0C tới khi khô hoàn toàn. Mẫu khô đem nghiền nhỏ, cho vào bình
ngâm chiết với metanol ở nhiệt độ phòng, dịch chiết được thu gom lại và cất
cô bằng máy cất quay với áp suất giảm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Sau khi cất loại dung môi dưới áp suất giảm, xác định khối lượng cặn
chiết thu được. Sau đó thêm nước vào cặn rồi lần lượt chiết bằng các dung
môi có độ phân cực tăng dần theo thứ tự: n-hexan, etyl axetat, n-butanol. Phần
còn lại là cặn tiếp tục được cô cạn rồi hòa tan vào metanol. Các dịch chiết
được làm khan bằng Na2SO4 rồi cất kiệt dung môi bằng thiết bị cất quay ở
nhiệt độ 600C dưới áp suất thấp, thu được các cặn thô.
Các cặn thô được phân chia bằng sắc kí cột với các hệ dung môi rửa
giải có độ phân cực tăng dần để phân ly các chất có độ phân cực gần như
nhau, sau đó dùng cách kết tinh phân đoạn và kết tinh lại trong hệ dung môi
thích hợp hay tách trên sắc ký cột lặp lại nhiều lần v.v... để được chất tinh khiết.
Quá trình nghiên cứu sẽ nêu chi tiết ở phần thực nghiệm.
2.1.2. Phương pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết cây xuyên tâm thảo
Để phân lập được những hợp chất sạch từ các dịch thô khác nhau của
cây xuyên tâm thảo chúng tui phối hợp sử dụng các phương pháp sắc kí và kết
tinh lại trong dung môi thích hợp, các phương pháp gồm:
- Sắc kí lớp mỏng (SKLM).
- Sắc kí cột thường.
- Kết tinh phân đoạn và kết tinh lại.
2.1.3. Phương pháp khảo sát và xác định cấu trúc hoá học các hợp chất
Các chất phân lập được ở dạng tinh khiết là đối tượng để khảo sát
các tính chất vật lý đặc trưng như: Màu sắc, dạng thù hình, R f, điểm nóng
chảy v.v... khi các chất đủ sạch sẽ tiến hành ghi các phổ phổ hồng ngoại
(FT-IR), phổ khối lượng (ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
(
1
H-NMR), phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon-13 (13C-NMR), các kỹ
thuật phổ một chiều (1D-NMR) và phổ hai chiều (2D-NMR) tuỳ theo chất
cụ thể. Các số liệu phổ thực nghiệm của các chất sạch được dùng để nhận
dạng cấu trúc hoá học của chúng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
2.2. Dụng cụ, hoá chất và thiết bị nghiên cứu
2.2.1. Dụng cụ, hoá chất
Các dung môi để ngâm chiết mẫu đều dùng loại tinh khiết (pure), khi
dùng cho các loại sắc ký cột, sắc ký bản mỏng hay dùng trong phân tích đều
phải sử dụng loại tinh khiết phân tích (PA).
Sắc kí cột được tiến hành trên cột với chất hấp phụ silicagel Merck 60
pha thường có cỡ hạt 70 - 230 mesh (0,040 – 0,063 mm)
Sắc kí lớp mỏng dùng tấm mỏng đế nhôm DC - Alufolien Kiesegel 60
F254 Art.5554 tráng sẵn, độ dày 0,2mm được sử dụng để xác định sơ bộ số
thành phần có trong các dịch chiết, các phân đoạn chạy cột và kiểm tra sơ bộ
độ sạch của sản phẩm thu được.
Các hệ dung môi triển khai SKLM:
STT Hệ dung môi Tỷ lệ thể tích Kí hiệu
1 n-Hexan - EtOAc (9:1) hệ A
2 n-Hexan - EtOAc (4 : 1) hệ B
3 n-Hexan - EtOAc (1 : 1) hệ C
4 Clorofom - MeOH (9 : 1) hệ D
5 Clorofom - MeOH (5 :1) hệ E
Các sắc ký lớp mỏng (SKLM) được soi dưới đèn tử ngoại ở bước sóng
= 254 nm – 365 nm, phun thuốc thử vanilin 1% - H2SO4 5% trong dung
dịch etanol, sấy ở trên 100oC hay thử bằng hơi iođ, amoniac, sau đó quan sát
màu để phát hiện các hợp chất.
Các giá trị Rf trong hệ dung môi triển khai theo biểu thức:
Chiều dài di chuyển chất thử
Rf =
Chiều dài di chuyển của dung môi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu
- Nhiệt độ nóng chảy đo trên kính hiển vi Boetus hay trên máy
Electrothermal IA-9200 (Viện Hoá học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam).
- Phổ hồng ngoại ghi trên máy IMPACT - 410 (khoa Hoá trường Đại
học sư phạm Thái Nguyên) dưới dạng viên nén KBr.
- Phổ 1H-NMR và 13C-NMR ghi trên máy Bruker 50...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status