Hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, thực trạng và giải pháp - pdf 18

Download miễn phí Khóa luận Hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: 4
TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 4
I. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 4
1. Nhận thức chung về tập đoàn kinh tế 4
2. Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 6
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM (TKV) 9
1. Quá trình hình thành và phát triển 9
2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 12
2.1 Chức năng nhiệm vụ 12
2.2. Cơ cấu tổ chức 14
3. Các ngành nghề kinh doanh 17
II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH THAN CỦA TKV NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 18
III. ĐÁNH GIÁ VỀ MẶT MẠNH VÀ MẶT YẾU CỦA TẬP ĐOÀN 24
1. Mặt mạnh 24
2. Mặt yếu 27
 
Chương 2: 30
THƯC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 30
I. THỊ TRƯỜNG THAN THẾ GIỚI 30
1. Phân bổ trữ lượng than trên thị trường thế giới 30
2. Đặc điểm thị trường than thế giới hiện nay 33
II. MẶT HÀNG THAN TRONG CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 35
III. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 37
1. Kim ngạch xuất khẩu và thị trường xuất khẩu 37
1.1 Kim ngạch xuất khẩu 37
1.2 Thị trường xuất khẩu 39
2. Giá cả than xuất khẩu 42
2.1 Tình hình giá than xuất khẩu thời gian gần đây 42
2.2 Chính sách giá than của Tập đoàn 43
2.3 Giá than nhìn từ góc độ sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và phát triển bền vững . 45
3. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu 48
V. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TKV 49
1. Thành công 49
1.1 Về chất lượng, chủng loại than xuất khẩu 49
1.2 Về giá than xuất khẩu 52
1.3 Về kim ngạch xuất khẩu 52
1.4 Về mặt cách xuất khẩu 53
1.5 Về thị trường xuất khẩu 54
1.6 Về hiệu quả xuất khẩu 54
1.7 Xúc tiến thương mại trong hoạt động bán hàng 56
2. Hạn chế cần khắc phục 57
2.1 Về chất lượng than xuất khẩu 57
2.2 Về giá than xuất khẩu 58
2.3 Về cách xuất khẩu 58
2.4 Về mặt đảm bảo an toàn cho người lao động 58
Chương 3: 60
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 60
I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TKV 60
1. Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam 60
2. Xu hướng thị trường than thế giới trong thời gian tới 63
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TKV TRONG THỜI GIAN TỚI 64
1. Những thách thức chính đối với ngành than trong thời gian tới 64
2. Quan điểm phát triển và mục tiêu phát triển bền vững 66
2.1 Quan điểm phát triển 66
2.2 Mục tiêu phát triển 67
3. Định hướng chiến lược phát triển của Tập đoàn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 69
3.1 Về thị trường 70
3.2 Về đầu tư 70
3.3 Về khoa học công nghệ 71
3.4 Về môi trường 71
3.5 Về huy động vốn 71
3.6 Về hội nhập quốc tế 71
3.7 Về phát triển các nguồn nhân lực 71
3.8 Về thương hiệu và truyền thống văn hoá 72
3.9 Về kế hoạch xuất khẩu 72
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TKV TRONG THỜI GIAN TỚI 72
1. Giải pháp nhằm hạn chế xuất khẩu than của Tập đoàn trong tương lai 72
2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu than của Tập đoàn trong thời gian tới và vì mục tiêu phát triển bền vững 75
2.1 Đổi mới công nghệ, hiện đại hoá máy móc thiết bị phụ tùng 75
2.2 Đầu tư trong sản xuất than 77
2.3 Phát triển nguồn nhân lực 78
2.4 Bảo vệ tốt môi trường, đảm bảo hiệu quả khai thác than 80
2.5 Tăng cường hoạt động phân phối và xúc tiến thương mại 83
IV. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 85
1. Giải pháp của Nhà nước nhằm hạn chế xuất khẩu than thông qua thuế xuất khẩu than . 85
2. Các biện pháp và chính sách khác của Nhà nước 87
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng số than Antraxit xuất khẩu trên thế giới. Than Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường khoảng 30 nước, lớn nhất là thị trường Nhật Bản (chiếm khoảng 40% tương đương 2,5 triệu tấn than Antraxit). Ngoài ra thị trường châu Âu (Tây Âu và Bungary), các nước ASEAN và gần đây là thị trường châu Mỹ (kể cả Mỹ) và Nam Phi cũng trở thành điểm đến trong xuất khẩu than của Tập đoàn.
2. Giá cả than xuất khẩu
Tình hình giá than xuất khẩu thời gian gần đây
Giá than xuất khẩu của Việt Nam thời gian gần đây được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3: Giá than xuất khẩu của Tập đoàn từ 2000 – 2006
Đơn vị: USD/tấn
Nguồn: Tác giả tự tính toán
Ta thấy giá than xuất khẩu từ năm 2000 đến năm 2003 giảm, nhưng từ năm 2003 đến nay giá than xuất khẩu của Việt Nam lại tăng trở lại. Năm 2003 giá than xuất khẩu mới là 25.51 USD/tấn thì đến năm 2006 đã là 40.04 USD/tấn.
Nguyên nhân của sự thay đổi đó là do giá than xuất khẩu của Tập đoàn do giá than thế giới quyết định. Trước năm 2003 trở lại, tuy nhu cầu tiêu thụ than thế giới tiếp tục tăng nhưng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ than của thị trường thế giới, nhiều nước đã triển khai thực hiện các chính sách đẩy mạnh khai thác, sản xuất và xuất khẩu than. Như ngành than của Nga đẩy mạnh thực hiện chính sách tư nhân hoá. Chính phủ Trung Quốc thì có chính sách rõ ràng về phát triển ngành than nhằm đẩy nhanh việc xây dựng các mỏ than đá cỡ lớn và trung bình đồng thời xây dựng nhiều mỏ than đá hiện đại; sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong khâu tuyển, rửa than. Hỗ trợ các doanh nghiệp lớn hợp nhất thành các tập đoàn lớn, thiết lập mối quan hệ giữa các nhà máy than và nhà máy điện để sản xuất và tiêu thụ than có hiệu quả. Cùng với việc nhiều nước áp dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất than để hạ giá thành, cuộc cạnh tranh xuất khẩu than tiếp tục diễn ra gay gắt. Nổi lên trong cuộc cạnh tranh trên thị trường than thế giới là cuộc cạnh tranh xuất khẩu than của Ôxtrâylia với các nước Trung Quốc, Nga và Inđônêxia.
Còn từ năm 2003 đến nay, giá than thế giới cũng như Việt Nam lại tăng lên. Nguyên nhân là do các quốc gia dần hạn chế nguồn cung do nhận thấy nguồn tài nguyên than quý giá đang dần cạn kiệt và ưu tiên hơn cho tiêu dung nội địa tránh lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia trong khi nhu cầu than của thế giới vẫn không ngừng tăng lên và trong thời gian tới có lẽ giá than sẽ ngày càng tăng chứ không giảm nữa.
Chính sách giá than của Tập đoàn
Trong tình hình kinh doanh hiện nay, doanh nghiệp nào cũng muốn bán được sản phẩm của mình với giá cao, thu được lợi nhuận cao nhất có thể. Nếu không doanh nghiệp đó không thể tồn tại lâu dài được bởi vì hiện nay có rất nhiều đối thủ cạch tranh trên thị trường, họ sẵn sàng giảm giá để thu hút khách hàng. Vì vậy để có thể phát triển trong tương lai thì Tập đoàn TKV phải có chính sách giá thích hợp để làm sao vừa có mức giá cạch tranh, vừa đảm bảo doanh nghiệp thu được khoản lợi nhuận xứng đáng trong dài hạn. Tập đoàn TKV đã xác định rằng mình không thể chạy theo lợi nhuận trước mắt mà phải tính tới lợi nhuận trong lâu dài. Do vậy, Tập đoàn thường rất linh động trong chính sách giá của mình, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà đề ra mức giá cho phù hợp nhất là đối với các thị trường khó tính và nhạy cảm.
Thông thường, Tập đoàn đề ra quy định đối với giá các loại than xuất khẩu là mức giá sàn. Giá than xuất khẩu được xác định thông qua chi phí sản xuất và giá cả các loại than đồng loại trên thị trường than thế giới. Còn mức giá đưa ra cho khách hàng thì còn tuỳ từng trường hợp vào sự tính toán về chi phí hợp lý và các yếu tố khác. Khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, mức giá được Tập đoàn áp dụng là giá FOB và CIF. Sau khi đã tiến hành tính toán tất cả các chi phí như phí uỷ thác, phí kiểm định, phí chuyên chở…Tập đoàn sẽ đưa than ra bến cảng và đưa đi xuất khẩu, lúc này giá than xuất khẩu ở cảng sẽ là một trong hai loại giá trên (FOB hay CIF). Nhưng thông thường, Tập đoàn xuất khẩu theo giá FOB tức là khi hàng hoá được chuyển qua lan can tàu thì Tập đoàn sẽ không còn phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá nữa, quá trình chuyên chở từ cảng về đến điểm đích cuối cùng sẽ do phía khách hàng chịu mọi trách nhiệm. Hình thức này giúp cho Tập đoàn bớt phải lo một công đoạn khó khăn trong khâu giao hàng nhưng lại bỏ qua một lợi thế cạnh tranh. Tuy đối với tàu có trọng tải nhỏ hơn thì áp dụng theo giá CIF nhưng nhìn chung mức giá xuất khẩu của Tập đoàn chủ yếu là giá FOB, điều này chưa thực sự đem lại hiệu quả cho Tập đoàn vì chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh về chi phí vận chuyển và điều này cũng làm cho giá than xuất khẩu của Việt Nam thường cao hơn.
Tuy rằng các nước có nhu cầu lớn về nhập khẩu than của Việt Nam nhưng trên thế giới vẫn còn rất nhiều các nhà cung cấp than xuất khẩu khác như Nam Phi, Australia, Trung Quốc, Indonesia…khiến cho tình hình xuất khẩu than ngày càng quyết liệt. Hiện nay so với giá xuất khẩu các loại than cùng loại của các nước thì giá của Việt Nam là tương đối cao. Có thể lấy ví dụ về giá than cám và than đá xuất khẩu bình quân của Việt Nam và của thế giới để thấy rõ hơn về mức giá than xuất khẩu của Việt Nam cao hơn như thế nào:
Bảng 8: Giá một số loại than xuất khẩu bình quân
Đơn vị: USD/tấn
Chủng loại than
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Than cám
Việt Nam
16,58
17,1
19
20
27
28,5
29
Thế giới
14,2
15
15,8
16
25
26,7
28,2
Than đá
Việt Nam
30,2
31,41
32,14
32,87
39,24
40,1
42,2
Thế giới
29,5
30,1
30,8
30,8
35,6
37,4
39,7
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam
Như vậy Tập đoàn vẫn phải tiếp tục hoàn thiện chính sách giá cho hợp lý để đảm bảo lợi nhuận cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong bối cảnh kinh tế thế giới cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.
2.3 Giá than nhìn từ góc độ sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và phát triển bền vững
* Giá than ảnh hưởng xuất khẩu than tăng
Những năm gần đây xuất khẩu than liên tục giá tăng với tốc độ ngày càng cao, cụ thể như trên bảng sau:
Bảng 9: Sản lượng than xuất khẩu những năm gần đây
Đơn vị XK
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Sản lượng XK (triệu tấn)
Sản lượng XK (triệu tấn)
Tỉ lệ gia tăng (%)
Sản lượng XK (triệu tấn)
Tỉ lệ gia tăng (%)
Sản lượng XK (triệu tấn)
Tỉ lệ gia tăng (%)
Sản lượng XK (triệu tấn)
Tỉ lệ gia tăng (%)
Sản lượng XK (triệu tấn)
Tỉ lệ gia tăng (%)
Cả nước
4,3
6,0
39,5
7,3
21,7
11,6
58,9
18,0
55,2
21,3
18,3
TKV
4,2
5,5
31,0
6,5
18,2
10,5
61,5
14,7
40,0
20,9
42,2
Đơn vị khác
0,1
0,5
400,0
0,8
60,0
1,1
37,5
3,3
200,0
0,4
-87,9
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2006
Theo bảng trên ta thấy trong 2 năm 2004 – 2005, sản lượng than xuất khẩu của cả nước có tốc độ tăng là 58,9% và 55,2%; trong đó của TKV là 61,5% và 40,0%, của các đơn vị khác là 37,5% và 200,0%. Việc tăng nhanh sản lượng than xuất khẩu đã khiến cho dư luận quan tâm lo ngại về sự mau chóng cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể tái tạo này và sự thiếu hụt trong việc đá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status