Thi công nhà có tầng hầm - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Thi công nhà có tầng hầm



3. Sàn:
- Dùng các tấm cốp pha thép tiêu chuẩn do hãng Lenex chế tạo
- Dùng các dầm thép tiêu chuẩn để đỡ cốp pha sàn.
- Khoảng cách giữa các sàn là 900
- Khoảng cách giữa các tấm cốp pha sàn theo phương song song với dầm đỡ ta đặt thêm 1 dầm gỗ rồi chống các cây chống thêm vào.
- Cốp pha dầm (xà) có hai thành phần chính là thành và đáy. Cốp pha thành chịu lực xô ngang do việc đổ vữa bêtông và chấn động của đầm gây ra. Ta thường lấy cốp pha thành theo cấu tạo, cùng làm việc với các nẹp, gông, văng
- Cốp pha đáy chịu lực thẳng đứng do trọng lượng của bêtông, của cốp pha (tải trọng tĩnh) và trọng lượng của người, của xe, của máy (tải trọng động) gây ra. Tuy nhiên, do ta sử dụng cốp pha thép định hình đã được chế tạo sẵn, vì thế việc tính toán thiết kế cốp pha ở đây thực tế là tìm khoảng cách của cột chống ở dưới cốp pha đáy



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

p dựng sau .
+ Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép để không bị biến dạng trong quá trình đổ bê tông .
+ Các con kê cần đặt tại các vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép , nhưng không lớn hơn 1m một điểm kê . Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép , nó được làm bằng các vật liệu không ăn mòn cốt thép và không phá hủy bê tông .
+ Sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế không được vượt quá 3mm đối với lớp bê tông bảo vệ có chiều dày nhỏ hơn 15mm , và 5mm đối với lớp bê tông bảo vệ có chiều dày lớn hơn 15mm .
Þ Trình tự và cách thức lắp đặt cốt thép cho các kết cấu :
a) Lắp đặt cốt thép móng:
Trước khi tiến hành công tác cốt thép ta tiến hành các công tác sau :
- Hoàn thiện mặt nền móng : làm bằng phẳng và đầm chặt.
- Đổ bê tông lót dày 10cm và đầm chặt, lớp lót này làm bằng bê tông nghèo. Mục đích của lớp bê tông lót là tạo một bề mặt bằng phẳng cho việc thi công được thuận tiện, người đi lại không làm hư hỏng nền công trình, đồng thời ngăn không cho đất nền hút nước xi măng của bê tông móng làm trơ cốt thép đáy móng .
- Khối lượng cốt thép đài móng lớn, nên phải đặt từng thanh riêng lẻ tại chổ.
- Trước khi đặt cốt thép, cần đánh dấu sơn trên mặt nền bê tông lót các vị trí cốt ngang và dọc, sau đó rãi thép và buộc.
- Trong việc đặt cốt thép cần đảm bảo vị trí đúng của từng thanh và đảm bảo độ dày của lớp bê tông bảo vệ. Giữa cốt thép và cốp pha đứng thì phải buộc các miếng bê tông đệm vào cốt thép bằng dây thép nhỏ
- Nghiệm thu cốt thép là kiểm tra các kích thước theo đúng bản vẻ thiết kế cấu tạo, kiểm tra vị trí và cách đặt các miếng bê tông đệm, kiểm tra độ vững chắc và đổ ổn định của khung cốt thép đảm bảo không chuyển dịch và biến dạng khi đúc, đầm bê tông.
b) Lắp đặt cốt thép tường chắn:
Cốt thép có dạng lưới gồm cốt thép dọc (hay đứng) và cốt ngang, đặt chồng lên nhau, nếu thiết kế không quy định rõ thì cứ cách 1 điểm (giao nhau của cốt thép dọc và ngang) lại buộc 1 điểm. Riêng 2 hàng thép ngoài cùng thì điểm nào cũng phải buộc, và buộc chéo nhau để tránh cốt thép bị xê dịch. Khi tường chắn có 2 lớp lưới thép thì cần đặt một số cốt thép làm cữ giữ khoảng cách 2 lớp cốt thép, cốt thép cữ bố trí kiểu bàn cờ hay hoa mai, cứ cách khoảng 3-4 thanh thép đặt một cữ.
c) Lắp đặt cốt thép cột:
Cột lớn nên ta đặt từng cây, hàn hay nối buộc với cốt thép cấy sẵn trên móng. Sau đo, thả thép đai từ đỉnh cột xuống, lồng ra ngoài thép chịu lực và buộc thép đai vào thép chịu lực theo khoảng cách thiết kế.
Chú ý : ta lắp dựng cốt thép cột trước rồi mới lắp dựng cốp pha cột .
d) Lắp đặt cốt thép dầm:
Do dầm chính lớn (45´130cm) nên đặt từng thanh tại chổ. Khi dựng cốp pha đáy thì đặt buộc cốt thép dầm, sau cùng mới ghép cốp pha thành dầm.
Cốt thép dầm phụ lồng xuyên vào dầm chính. Đặt cốt thép dầm chính trước, dầm phụ sau. Đặt xong cốt thép dầm chính xỏ từng cây cốt thép dầm phụ vào khe khung thép dầm chính theo thiết kế, khi xỏ thép dầm phụ nhớ lồng thép đai vào cốt thép dọc của dầm phụ, sau đó tiến hành buộc tại chỗ cốt thép dầm phụ.
e) Lắp đặt cốt thép sàn :
Đặt cốt thép dầm chính rồi đến dầm phụ và sau cùng là cốt thép sàn. Cốt thép sàn thường bố trí luồn qua khung thép của dầm , cho nên sau khi buộc xong cốt thép dầm mới cho rải và buộc cốt thép sàn.
VII. TÍNH TOÁN KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU LỰC, ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA CỐP PHA, GIÀN GIÁO, SÀN CÔNG TÁC:
A. MÓNG BĂNG:
- Móng cao 0,9 m, rộng 3m
- Dùng tấm cốp pha tiêu chuẩn bằng thép loại rộng 300, dài 1800
- Khung sườn chịu lực do hãng Lenex chế tạo. Cốp pha được liên kết bằng các nêm chốt.
1. Kiểm tra thanh sườn đứng:
a. Kiểm tra về độ bền :
- Tải trọng do bêtông đổ vào cốp pha
p1 = 200 kg/m2. Cho thùng đổ 1 lần 0,2 m3
- Áp lực đẩy ngang
p2 = . H
H : Chiều cao lớp bêtông sinh ra áp lực ngang. Khi đầm bằng đầm dùi
H = 0,75 m.
p2 = 2500 x 0,75 = 1875 kg/m2
Tổng tải trọng tác dụng ngang lên cốp pha đứng:
p = p1 + p2 = 200 + 1875 = 2075 kg/m2
- Điểm liên kết chống đỡ thanh sườn đứng cách nhau 700mm. Hệ sườn đứng với khoảng cách a = 800mm
- Lực phân bố trên 1 m dài sườn đứng
q = p x 0,8 = 2075 x 0,8 = 1660 kg/m
Mômen lớn nhất trên thanh sườn đứng
M = = = 101,675 kgm
Dùng thanh sườn đứng 2L50x50x5 ghép lại với nhau có :
W = 6,25 cm3 ; J = 22,4 cm4
Ứng suất lớn nhất của sườn đứng: = = = 1627 kg/cm2
< R = 2100 kg/cm2 thanh sườn đứng đảm bảo độ bền.
b. Kiểm tra về độ võng:
fmax [f] = = = 0,21 cm.
fmax = .. = 0,11 cm.
Vậy fmax < [f] thanh sườn đứng đảm bảo điều kiện biến dạng
Kết luận : thanh sườn đứng đảm bảo khả năng chịu lực.
2. Kiểm tra sàn công tác:
Tải trọng trên sàn
- Ba người thi công + 1 đầm dùi
P1 = 200 + 20 = 220 kg
- Tải trọng một dầm công tác chịu: P = = = 110 kg
Mômen lớn nhất ở giữa dầm:
Mmax = = = 80 kgm
Dầm sàn công tác dùng [ có [] = 2100 kg/cm2
Wyc = = = 3,809 cm2
vậy cấu tạo 1 [8 có Wy = 5,89 cm2 > Wyc
Dầm sàn công tác được liên kết với thanh chống đứng của móng
Diện tích 2 cây chống đứng: F = 4,8 x 2 = 9,6 cm2
Diện tích yêu cầu: Fyc = = = 0,026 cm2
F > Fyc đảm bảo khả năng chịu lực.
3. Kiểm tra thanh chống xiên và thanh chống ngang:
Chọn thanh chống xiên và thanh chống ngang L50x50x5có
R’a = Ra = 3600 kG/cm2 ; F = 4,8 cm2
Lực tác dụng lên 1m dài của dầm thòi đầu:
q = p x 0,8 = 2075 x 0,8 = 1660 kg/m
Lấy mômen đối với điểm A, ta có:
MA = R x AK – ql x = 0
trong đó R: lực nén trong thanh chống xiên
R = = 1358,25 kG
Hệ số an toàn chống lật K = 1,3
Thanh chống xiên chịu nén dọc thớ. Ta có
R’a x F = 3600 x 4,8 = 17280 kG > 1,3 x 1358,25 = 1765,73 kG
vậy thanh chống xiên đảm bảo khả năng chịu lực
Lấy mômen đối với điểm B, nhận thấy lực kéo trong thanh chống ngang nhỏ hơn lực kéo trong thanh chống xiên. Vậy thanh chọn như vậy là đảm bảo khả năng chịu lực
B. TƯỜNG CHẮN:
- Tường cao 7m, dày 30 cm.
- Dùng cần trục tháp bánh xích để đổ bêtông
- Dùng tấm cốp pha thép tiêu chuẩn do hãng Lenex chế tạo
- Các sườn ngang và sườn đứng đều dùng bằng thép góc dạng [
- Khoảng cách giữa các sườn ngang : 0,75m
- Khoảng cách giữa các sườn đứng : 2,0m
- Kích thước cốp pha 30 x (1800 ; 1200 …)
1. Kiểm tra sườn dọc:
a. Kiểm tra độ bền
- Tải trọng do bêtông đổ vào cốp pha
p1 = 200 kg/m2. Cho thùng đổ 1 lần 0,2 m3
- Áp lực đẩy ngang
p2 = . H
H : Chiều cao lớp bêtông sinh ra áp lực ngang. Khi đầm bằng đầm dùi
H = 0,75 m.
p2 = 2500 x 0,75 = 1875 kg/m2
Tổng tải trọng tác dụng ngang lên cốp pha đứng:
p = p1 + p2 = 200 + 1875 = 2075 kg/m2
Vì cốp pha được ghép nằm ngang nên phía ngoài kế nó là hệ sườn đứng với khoảng cách a = 800.
Lực phân bố đều trên 1m dài sườn dọc cốp pha là:
q = 2075 x 0,9 = 1867,5kg/m
Mômen lớn nhất trên sườn:
M = = = 336,15kgm
Với sườn ngang cốp pha được cấu tạo bằng thép ][ N0 6,5 có
W = 30 cm3; J = 97,2 cm4 ; R = 2100 kg/cm2
Ứng suất lớn nhất của sườn ngang: = = = 1120,5 kg/cm2
< R = 2100 kg/cm2 sườn ngang đảm bảo độ bền.
b. Kiểm tra độ võng:
fmax [f] = = = 0,36 cm.
fmax = .. = 0,247cm.
Vậy fmax < [f]...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status