Thiết kế cầu qua sông B3 - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Thiết kế cầu qua sông B3



- Đường 2 đầu cầu dự tính trong phạm vi 10m theo tiêu chuẩn đường cấp IV
+ Nền đường là đất đồi đầm chặt dày 30cm lu lèn chặt đạt K98.
+ Móng đường CPĐD loại I dày 30cm.
+ Mặt đường BNT chặt hạt trung dày 5cm
- Biện pháp thi công nền, mặt đường hai đầu cầu
+ Dùng ô tô để vận chuyển đất đồi đến đổ đống
+ San rải bằng máy san kết hợp nhân lực, chiều dày mỗi lớp san từ 15 -20cm.
+ Lu lèn bằng lu bánh cứng hay bánh lốp hay lu rung
+ Thi công lớp cấp phối đá dăm bằng máy, kiểm tra nghiệm thu theo quy trình 252 -1998
+ Dùng máy san san rải CPDD, tiến hành lu lèn đúng quy trình thi công
+ Thi công lớp bê tông nhựa bằng cơ giới kết hợp thủ công
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nên không có khả năng gây xói lỡ.
4. Điều kiện cung ứng nguyên vật liệu, nhân lực, thiết bị :
Đá các loại lấy tại mỏ đá cách công trình 20Km
- Cát sạn lấy cách công trình 10 Km
- Đất đắp lấy mỏ có cự ly vận chuyển 15Km
- Sắt thép các loại, xi măng, bê tông nhựa, nhựa đường lấy tại Thị Xã cách công trình 10Km
Để tận dụng vật liệu địa phương nên sử dụng các loại vật liệu xi măng, sắt thép, đá hộc ...
- Địa phương có nguồn lao động dồi dào, có thể tận dụng lao động địa phương trong quá trình thi công.
- Vận chuyển vật liệu bằng ô tô, các thiết vị máy móc phục vụ thi công đơn vị thi công tự cung cấp.
Từ những điều kiện cung cấp nguyên vật liệu ta đề xuất :
+ Mố : dạng mố chữ U có tường mỏng bằng BTCT
+ Trụ : dạng trụ đặt chử T bằng BTCT
CHƯƠNG II
ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN SƠ BỘ
Trên cơ sở phân tích đánh giá ở trên và dựa vào điều kiện kinh tế ở địa phương thì giải pháp kỹ thuật chính ở đây với kinh phí rẻ nhất, dễ thi công nhất và có thời gian thi công ngắn nhất là sử dụng các nhịp dầm giản đơn bằng BTCT DUL đúc tại chỗ.
1. Phương án I :
Cầu giản đơn BTCT DUL theo sơ đồ 6x35m
a. Kết cấu phần trên :
- Toàn cầu gồm 6 nhịp dầm BTCT DUL, tồng chiều dài cầu 210m. Mặt cắt ngang bố trí 6 dầm DUL dạng chữ T cách khoảng 200cm. bản mặt cầu bằng BTCT M400 đổ sau. Hệ lan can tay vịn, gờ bộ hành bằng BTCT M300. Khe co giãn đầu nhịp dùng tấm cao su đúc sẵn lắp ghép.
b. Kết thúc phần dưới :
- Mố cầu : Hai mố cầu kiểu mố chân dê bằng BTCT M300. Bản dầm đầu cầu bằng BTCT M300, đá kề gối BTCT M300. Móng mố dùng cọc BTCT M300 tiết diện cọc 40 x 40(cm x cm) mũi cọc nằm trong lớp cát hạt trung.
- Trụ cầu : các trụ cầu bằng BTCT M300, dạng trụ thân hẹp chữ T xà mũ và xà gối kê BTCT M300, trụ đặt trên móng cọc đài cao, bệ trụ BTCT M300 móng trụ dùng cọc đóng BTCT M300 tiết diện 40x 40 (cm x cm) mũi cọc nằm trong lớp cát hạt trung.
c. Biện pháp thi công :
- Mố trụ được thiết kế trên móng cọc với chiều dài cọc dự kiến 12m, trước khi đúc cọc hàng loạt cần đúc và đóng thử các mố trụ, sau khi đóng cọc thử, mới xác định chiều dài cọc chính xác cho từng mố, trụ, cọc được đúc ở hai bên bờ khi đạt cường độ mới vận chuyển ra vị trí đóng cọc bằng xe đầu kéo và cần cẩu. Dùng búa đóng cọc chuyên dụng đóng đến độ cao thiết kế, việc đóng cọc các trụ dưới lòng sông phải thực hiện trên sà lan. Sau khi đóng cọc xong dùng vòng vây cọc ván thép đóng xung quanh rồi đào đất hố móng đổ bê tông bịt đáy, sau khi bê tông bịt đáy đạt yêu cầu về cường độ thì hút nước, tiến hành đặt cốt thép lắp dựng ván khuôn đổ bê tông bệ rồi đến thân, xà, mũ.
- Dầm BTCT DUL T : được đúc tại đầu cầu phía Nam, sau khi cường độ đạt 80% cường độ thiết kế thì tiến hành căng cốt thép, dầm chế tạo xong được tập kết tại bãi, sau đó được lao lắp bằng xe chuyên dùng.
2. Phương án II :
Cầu dầm liên tục theo sơ đồ 65+84+65 (m)
a. Kết cấu phần trên :
- Toàn cầu dài lc = 214m. Mặt cắt ngang hình hộp vách xiên. Hệ lan can tay vịn, gờ bộ hành bằng BTCT M300.
b. Kết cấu phần dưới :
-Mố cầu : Hai mố là mố nặng chữ U cải tiến BTCT M300 , đá kê gối BTCT M300,dùng cọc khoan nhồi f100.
-Trụ cầu : dạng trụ đặc BTCT M300, đá kê gối M300, dùng cọc khoan nhồi f100.
c. Biện pháp thi công:
- Mố, trụ được thiết kế trên móng cọc khoan nhồi với chiều dài cọc dự kiến tại mố là 21m, tại trụ là 31m. Dùng máy khoan đặt trên xà lan, khoan đến độ sâu thiết kế thì hạ lồng thép, sau đó đổ bêtông đúc cọc. Sau khi thi công xong cọc khoan nhồi thì dùng vòng vây cọc ván thép đóng xung quanh rồi đào hố móng đổ bêtông bịt đáy, sau khi bêtông bịt đáy đạt yêu cầu về cường độ thì hút nước, tiến hành đặt cốt thép, lắp dựng ván khuôn đổ bêtông bệ trụ rồi thân trụ .
- Nhịp :
+ Phần 2 đầu gần mố : tiến hành lắp ván khuôn đổ tại chỗ
+ Phần trên trụ : dùng phương pháp đúc hẫng đối xứng từ trụ ra hai bên.
+ Phần giữa nhịp : tiến hành hợp long theo phương pháp tăng dần bậc siêu tĩnh.
3. Phương án III :
Dầm Super Tee theo sơ đồ 6x36 (m)
a. Kết cấu phần trên :
Toàn cầu gồm 6 dầm Super Tee, tiết diện hình hộp, đoạn đầu dầm thu hẹp và đổ bêtông đặc, bản mặt cầu liên tục nhiệt. Hệ lan can, tay vịn, gờ chắn bánh bằng bêtông M300
b. Kết cấu phần dưới :
-Mố cầu : Hai mố là mố nặng chữ U cải tiến BTCT M300 , đá kê gối BTCT M300,dùng cọc đóng bằng BTCT 40 x 40 (cm x cm) .
-Trụ cầu : dạng trụ đặc BTCT M300, đá kê gối M300, dùng cọc đóng bằng BTCT 40 x 40 (cm x cm) .
c. Biện pháp thi công:
- Mố trụ được thiết kế trên móng cọc với chiều dài cọc dự kiến là 15m, trước khi đúc cọc hàng loạt cần đúc và đóng thử các mố trụ, sau khi đóng cọc thử, mới xác định chiều dài cọc chính xác cho từng mố, trụ, cọc được đúc ở hai bên bờ khi đạt cường độ mới vận chuyển ra vị trí đóng cọc bằng xe đầu kéo và cần cẩu. Dùng búa đóng cọc chuyên dụng đóng đến độ cao thiết kế, việc đóng cọc các trụ dưới lòng sông phải thực hiện trên sà lan. Sau khi đóng cọc xong dùng vòng vây cọc ván thép đóng xung quanh rồi đào đất hố móng đổ bê tông bịt đáy, sau khi bê tông bịt đáy đạt yêu cầu về cường độ thì hút nước, tiến hành đặt cốt thép lắp dựng ván khuôn đổ bê tông bệ rồi đến thân, xà, mũ.
-Nhịp: Dầm Super Tee được đúc sẵn trên bờ phía Nam đến lúc đạt được 80% cường độ thì tiến hành căng kéo cốt thép rồi dùng xe chuyên dung để lao lắp
4. Tiêu chuẩn kỹ thuật đường đầu cầu :
(Chung cho cả 3 phương án)
- Đường 2 đầu cầu dự tính trong phạm vi 10m theo tiêu chuẩn đường cấp IV
+ Nền đường là đất đồi đầm chặt dày 30cm lu lèn chặt đạt K98.
+ Móng đường CPĐD loại I dày 30cm.
+ Mặt đường BNT chặt hạt trung dày 5cm
- Biện pháp thi công nền, mặt đường hai đầu cầu
+ Dùng ô tô để vận chuyển đất đồi đến đổ đống
+ San rải bằng máy san kết hợp nhân lực, chiều dày mỗi lớp san từ 15 -20cm.
+ Lu lèn bằng lu bánh cứng hay bánh lốp hay lu rung
+ Thi công lớp cấp phối đá dăm bằng máy, kiểm tra nghiệm thu theo quy trình 252 -1998
+ Dùng máy san san rải CPDD, tiến hành lu lèn đúng quy trình thi công
+ Thi công lớp bê tông nhựa bằng cơ giới kết hợp thủ công
Điều kiện thi công : thi công vào những ngày khô ráo, nhiệt độ không khí không dưới 5oC
Bê tông nhựa được vận chuyển từ trạm trộn đến công trường đổ vào máy rải chuyên dùng.
Rải bê tông : dùng máy rải tạo mui luyện theo yêu cầu, nhiệt độ bê tông nhựa trước khi rải tạo mui luyện theo yêu cầu, nhiệt độ bê tông nhựa trước khi rải phải lớn hơn 120oC
Lu lèn : san thi san rải tiến hành lu lèn, việc chọn loại lu, tải trọng lu, số lượt lu, vận tốc lu ... đúng quy trình thi công hiện hành.
PHƯƠNG ÁN I : CẦU DẦM ĐƠN GIẢN BTCT ƯST
I.1 Tính khối lượng kết cấu nhịp (KCN).
I.1.1 Tính khối lượng bêtông, cốt thép nhịp 35m.
1/2 MẶT CẮT DỌC DẦM
MẶT CẮT NGANG DẦM
Tại giữa nhịp Tại gối
-Khối lượng bêtông dầm chủ :
S1 = 0,15.1,7 + + 0,18.0,99 + + 0,25.0,6
= 0,7302 (m2)
S2 = 0,15.1...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status