Ảnh hưởng của các dòng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) đến sức sinh sản thực tế và tỷ lệ sống của ấu trùng - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Ảnh hưởng của các dòng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) đến sức sinh sản thực tế và tỷ lệ sống của ấu trùng



Nghiên cứu được tiến hành với tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) có nguồn gốc khác nhau: nhóm sông Đồng Nai (tập hợp tại Vĩnh Cửu - Đồng Nai), nhóm sông Mêkông (tập hợp tại 3 địa điểm khác nhau: Mỹ Tú - Sóc Trăng, Tân Châu - An Giang và Châu Đốc - An Giang, nhóm tôm Malaysia được nhập từ Malaysia.
Các nhóm tôm càng xanh bố mẹ được nuôi trong các giai 841,5 m đặt trong ao đất 2.000 m2, độ sâu nước ao 1,5 m. Nuôi riêng tôm đực và cái của từng nhóm tôm để chủ động trong thí nghiệm ghép cặp (2 giai tôm đực và 2 giai tôm cái cho mỗi nhóm tôm). Tôm bố mẹ được nuôi vỗ từ tháng 01 - 3/2007, mật độ nuôi là 1 - 3 con/m2 (35 - 100 con/giai). Thức ăn sử dụng ở giai đoạn này là thức ăn viên và bổ sung thức ăn tươi 2 ngày/lần như gan bò, cá tạp, mực, ốc nhằm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho tôm trong quá trình phát triển trứng. Tôm được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ và 16 giờ, trọng lượng thức ăn bằng 4 - 5% trọng lương tôm của giai. Các giai tôm có hệ thống sục khí, hoạt động vào ban đêm từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau, nhằm tăng lượng oxy hòa tan, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho tôm phát triển. Các giai có giá thể bằng chà và ống PVC để cho tôm trú ẩn, hạn chế hiện tượng tôm ăn nhau trong lúc lột xác.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

600 trứng/gram trọng lượng con cái. Tôm càng xanh cái có thể tái phát dục và đẻ lại sau 16 - 45 ngày.
Trong quá trình ấp trứng tôm cái dùng các chân bụng quạt nước để tạo dòng chảy làm thông khí cho trứng và các chân ngực để loại bỏ những trứng bị hư hay vật lạ dính vào khối trứng. Tuỳ vào thời gian và nhiệt độ mà trứng có thể nở sau 15 - 23 ngày ấp.
2.3.3 Phát triển của phôi, ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm càng xanh
Theo Trần Ngọc Hải và ctv (2000) thì trứng tôm càng xanh mới đẻ có kích cỡ khoảng 0,6 - 0,7 mm. Trứng thụ tinh nhân bắt đầu phân cắt và hoàn thành sự phân cắt sau 24 giờ. Quá trình giảm phân xảy ra khi nhân phân cắt lần thứ 3, vào ngày thứ hai đĩa mầm xuất hiện ở mặt bụng của phôi. Ngày thứ 3 vùng phôi được hình thành và phát triển sang giai đoạn Nauplius. Sau 80 giờ các phụ bộ của Nauplius bắt đầu phát triển. Ngày thứ 5 hình thành phụ bộ đầu và các nhú đuôi. Ngày thứ 7 điểm mắt bắt đầu phát triển và nhú đuôi trở thành gai đuôi. Ngày thứ 8 bắt đầu hình thành giáp đầu ngực, mắt có sắc tố, ruột hình thành và tim bắt đầu đập. Ngày thứ 12 phôi nằm dọc theo trứng và tiếp tục phát triển cho đến khi nở.
Theo dõi sự phát triển của phôi trứng, trứng dần phát triển từ màu vàng nhạc sang màu vàng cam, sau đó đến màu vàng xám và cuối cùng là màu xám đen. Sau 17 -23 ngày trứng sẽ nở và quá trình nở hoàn thành sau 4 - 6 giờ. Khi nở tôm mẹ cử động chân bụng liên tục để thải ấu trùng ra ngoài.
Ấu trùng mới nở sống phù du có tính hướng quang mạnh và cần có độ mặn 6-14‰ để sinh sống và phát triển (Trần Ngọc Hải và ctv, 2000). Ấu trùng sẽ chết sau khi nở 3 - 4 ngày nếu sống trong môi trường nước ngọt. Ấu trùng bơi lội chủ động, bụng ngửa và đuôi ở phía trước. Ấu trùng ăn liên tục và thức ăn gồm các loại động thực vật phù du, giun nhỏ, ấu trùng các sinh vật thủy sinh…
Theo S.W.Ling (1969) ấu trùng trải qua 8 giai đoạn biến thái và đối với Uno và Soo (1969) ấu trùng tôm càng xanh trải qua 11 lần lột xác để trở thành postlarvae. Sau này nhiều tác giả như: Aquacop (1977, 1983), Adisukressno (1977, 1980), Trương Quang Trí (1985)… cũng thống nhất ý kiến với Uno và Soo là ấu trùng tôm càng xanh trải qua 11 lần lột xác để trở thành postlarvae (Trích dẫn bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993).
Bảng 2.1: Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng tôm càng xanh (Uno và Soo, 1969 được trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và ctv, 2000)
Giai đoạn
Tuổi (ngày)
Chiều dài tổng (mm)
Đặc điểm
I
1
1,92
Mắt chưa có cuống
II
2
1,99
Mắt có cuống
III
3 - 4
2,14
Xuất hiện Uropod
IV
4 - 6
2,50
Có 2 răng trên chủy, chân đuôi có hai nhánh, có lông tơ
V
5 - 8
2,80
Telson hẹp và kéo dài ra
VI
7 - 10
3,75
Mầm chân bụng xuất hiện
VII
11 - 17
4,06
Chân bụng có 2 nhánh chưa có lông tơ
VIII
14 - 19
4,68
Chân bụng có lông tơ
IX
15 - 22
6,07
Nhánh trong của chân bụng có nhánh phụ trong
X
17 - 24
7,05
Có 3 - 4 răng trên chủy
XI
19 - 26
7,73
Răng xuất hiện hết nửa trên chủy
Postlarvae
23 - 27
7,69
Răng xuất hiện cả trên và dưới chủy, có tập tính như tôm lớn
Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III
Giai đoạn IV Giai đoạn V Giai đoạn VI
Giai đoạn VII Giai đoạn VIII Giai đoạn IX
Giai đoạn X Giai đoạn XI Postlave
Hình 2.2: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng
2.3.4 Môi trường sống của ấu trùng tôm càng xanh
2.3.4.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ đóng một vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sự phát triển của ấu trùng, nó quyết định chiều dài giai đoạn phát triển ấu trùng (New và Valenti, 2000).
Theo Nguyễn Việt Thắng (1993), ngưỡng nhiệt độ dưới của ấu trùng tôm càng xanh là 21oC, khi nhiệt độ tăng dần lên thì thời gian phát triển của ấu trùng càng rút ngắn và nhiệt độ dưới 24 - 26oC thì ấu trùng phát triển không tốt.
Theo nhiều tác giả như: New (1982), Fujimura (1966, 1977), Adisurkressno (1977, 1980) xác định ngưỡng nhiệt độ trên của ấu trùng tôm càng xanh là 33 - 340C (trích dẫn bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993). Các tác giả này đều cho rằng nhiệt độ tối ưu của tôm nằm trong khoảng 26 - 310C và dưới 24 - 260C thì ấu trùng phát triển không tốt.
2.3.4.2 Độ pH
Độ pH nước trong bể chịu ảnh hưởng bởi một số quá trình xảy ra trong nước bao gồm các hợp chất chứa nitơ, sự hoạt động hô hấp của ấu trùng, artemia và các vi sinh vật hiếu khí khác (New và Valenti, 2000).
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) mức pH thích hợp cho tôm càng xanh nằm trong khoảng từ 7,0 - 8,5 và pH dao động trong một ngày không quá 1 đơn vị.
Mặc khác để có nước ương ấu trùng thì người ta phải dùng nước biển được vận chuyển đến trại giống và pha với nguồn nước hiện có ở địa điểm sản xuất. Nguồn nước biển có pH dao động từ 7,8 - 8,3 và nước ngọt từ 7,1 - 7,5 (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Do vậy hai loại được pha vào nhau sẽ cho pH thích hợp.
2.3.4.3 Độ mặn
Tôm càng xanh sống chủ yếu ở nước ngọt nhưng ấu trùng bắt buộc phải sống trong điều kiện nước lợ (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2003). Do đó, độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ấu trùng.
Có nhiều ý kiến khác nhau về ngưỡng nồng độ muối trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh, nhưng thường dao động từ 12 - 15‰ (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002). Aquacop (1984) và Griessinger (1986) đã duy trì độ mặn 12‰ trong bể ương ấu trùng trong suốt từ giai đoạn 1 đến khi chuyển hoàn toàn thành postlarvae, chỉ giảm xuống 6-10‰ khi ương postlarvae (Nguyễn Thị Thanh thủy, 2002).
2.3.4.4 Nồng độ oxy hòa tan
Theo nhiều tác giả: Ling (1969), Fujimura (1974), New (1982), Aquacop (1977-1984) đều thống nhất lượng oxy hòa tan trong bể đối với ương ấu trùng là 6 - 9 mg/l (Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 2002).
Trong điều kiện sản xuất giống và nếu đảm bảo sục khí đầy đủ thì không cần kiểm tra nồng độ oxy trong bể ương (Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 2002).
2.3.4.5 Ánh sáng
Ánh sáng mặt trời trực tiếp dường như có hại cho ấu trùng, đặc biệt là trong hệ thống nước trong (New và Shingolka, 1985), nhưng cũng không thể thiếu ánh sáng cho ấu trùng phát triển.
Ấu trùng tôm càng xanh cũng như ấu trùng của các loài giáp xác khác đều có tính hướng sáng tốt, nếu trong bể cường độ ánh sáng lớn sẽ vô tình tạo điều kiện cho ấu trùng tập trung, bám nhau, cạnh tranh về thức ăn trong một không gian hẹp (Nguyễn Thị Thu Thuỷ, 2002). Điều này không tốt bởi vì tập tính của tôm càng xanh là ăn tạp và ăn thịt lẫn nhau (New và Valenti, 2000), con vừa lột xác còn yếu sẽ dễ làm mồi cho những con khác trong đàn.
Tác động của ánh sáng đến ấu trùng còn liên quan đến màu sắc của bể ương bởi vì màu sắc bể phản chiếu ánh sáng truyền vào. Theo Phạm Văn Tình (2004a) nếu sơn bể màu trắng, ánh sáng chiếu vào bể sẽ bị phản chiếu trở lại làm cho ấu trùng bị lầm dẫn đế rối loạn sinh lý. Một nghiên cứu mới đây của Tidwell và ctv (2005) cho thấy dùng bể màu đỏ và màu xanh lá cây thì tỷ lệ sống của ấu trùng là 84% và 78% so với bể sơn màu trắng và màu xanh dương là 56% và 44%, bể sơn màu vàng và màu đen đều bằng 71%.
Các báo cáo về nuôi ấu trùng tôm càng xanh thành công thì cường độ ánh sáng trong khoảng 250 - 6.500 lux (New và Valenti, 2000).
2.3.4.6 Nồng độ NH3-N và nitrite (NO2-N)
Các hợp ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status