Xây dựng mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão gây ra - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Xây dựng mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão gây ra



MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt .1
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ .2
Lời nói đầu .4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÃO VÀ ĐÁNH GIÁ
THIỆT HẠI DO BÃO. .8
1.1. Bão và các khái niệm liên quan: .8
1.2. Khái quát về thiệt hại do bão trong những năm gần đây: .11
1.2.1. Thế giới: .11
1.2.2. Việt Nam: .15
1.3.Tình hình nghiên cứu về đánh giá thiệt hại do bão: .16
1.4.Mô hình đánh giá thiệt hại do bão. .17
1.4.1. Các bước thực hiện: .17
1.4.2. Xác đinh các loại chi phí / thiệt hại do bão: .21
1.4.3. Các phương pháp đánh giá: . 21
1.4.4. Yếu tố rủi ro và tính không chắc chắn: .31
1.4.5. Biện pháp giảm thiểu yếu tố rủi ro và tính không
chắc chắn: .32
Chương 2: TÌNH HÌNH VÀ DIỄN BIẾN CỦA BÃO
TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU, NGHỆ AN . 34
2.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư – xã hội và tình
hình phát triển kinh tế huyện Diễn Châu, Nghệ An: . .34
2.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ . .34
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên . 34
2.1.3. Đặc điểm dân cư – xã hội . .39
2.1.4. Tình hình phát triền kinh tế . 41
2.2. Thiệt hại do bão tại huyện Diễn Châu, Nghệ An
trong những năm gần đây . .43
2.3. Diễn biến và thiệt hại do bão số 7, 2008 tại
huyện Diễn Châu, Nghệ An . .43
2.3.1 Diễn biến và tác động của bão số 7 ở Việt Nam . .43
2.3.2. Hoạt động của huyện Diễn Châu đối phó với
bão số7 . .46
2.3.3. Tác động của bão số 7 ở huyện Diễn Châu, Nghệ An . .49
Chương 3: ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO BÃO SỐ 7, 2008 TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU, NGHỆ AN . . 51
3.1. Các bước thực hiện. . .51
3.2. Xác định các loại chi phí/ thiệt hại do bão . .52
3.3. Đánh giá thiệt hại . .52
3.3.1. Các phương pháp đánh giá . .52
3.3.2. Các kết quả đánh giá thiệt hại . 55
3.4. Nhận xét: . . 76
CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ XÃ HỘI DO BÃO GÂY RA 79
4.1. Kiến nghị . .79
4.2. Giải pháp . .80
4.2.1. Kĩ thuật . . 80
4.2.2. Tuyên truyền, giáo dục. . .81
4.2.3. Quản lý: . .82
Kết luận . 84
Tài liệu tham khảo . . 85
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

du lịch lớn nên coi như ngành du lịch không bị ảnh hưởng về lâu dài.
1.4.4. Yếu tố rủi ro và tính không chắc chắn: 1.4.4.1. Yếu tố rủi ro:
Các thiệt hại về kinh tế, xã hội, môi trường do bão gây ra không chỉ xảy ra trong ngắn hạn mà nó còn ảnh hưởng theo thời gian. Đối với các ảnh hưởng ngắn hạn ta có thể dễ dàng đưa ra các biện pháp để phòng ngừa bão, tránh tác hại của nó. Tuy nhiên với các tác hại lâu dài thì lại rất khó phát hiện và cần có các quyết định, chính sách hợp lý để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất có thể.
1.4.4.2. Tính không chắc chắn:
Công việc khó khăn nhất trong việc đánh giá thiệt hại do bão trong trường hợp tác động của nó không có giá trên thị trường. Làm thế nào để định giá các tác động giống nhau ở các khu vực, vùng địa lý khác nhau? Nên định giá rủi ro trong cuộc sống của người dân tại một vùng do bão bằng mức sẵn lòng chi trả của họ để tránh được những rủi ro này hay bằng mức sẵn lòng chi trả trung bình của thế giới?
Tính không chắc chắn còn bộc lộ trong việc chuyển giao giá trị. Trên thực tế các loại cây trồng khi được mang ra trồng thì không chỉ phụ thuộc vào độ mặn của đất như trong nghiên cứu mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác trong đất như đạm, kali, độ màu mỡ,…Sau cơn bão, không chỉ có độ nhiễm mặn của đất bị tăng lên mà rất nhiều các chỉ tiêu trong đất đối với cây trồng cũng bị thay đổi xấu đi do đó năng suất cây trồng thực tế giảm đi rất nhiều so với nghiên cứu của WB và FAO thực hiện. Mà ở đây không có số liệu đầy đủ để đánh giá chính xác thiệt hại của ngành nông nghiệp do bão gây ra.
Trong việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu, chúng ta phải lấy tỷ lệ chiết khấu nào cho phù hợp với thiệt hại đó bởi vì thiệt hại của bão không chỉ là các thiệt hại trực tiếp mà nó còn là thiệt hại gián tiếp, lâu dài.
1.4.5. Biện pháp giảm yếu tố rủi ro và tính không chắc chắn:
- Để định giá được các tác động vật lý do bão trong thời gian dài trước hết cần nhận dạng chính xác các tác động đó. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự liên hệ và đúc kết qua nhiều năm về tác hại của bão để tìm ra được đặc điểm chung
- Về việc định lượng rủi ro cuộc sống thay đổi do bão của người dân thì tùy thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của vùng đó để quyết định sử dụng mức sẵn lòng chi trả của người dân vùng đó để giảm thiểu rủi ro hay sử dụng mức sẵn lòng chi trả trung bình của thế giới.
- Đối với phương pháp chuyển giao giá trị, chúng ta nên chọn hai địa điểm càng giống nhau càng tốt về cả địa lý cũng như đặc điểm khí hậu, tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như điều kiện về cơ sở hạ tầng,… để thay thế được nhiều giá trị hơn, tăng độ chính xác cho việc đánh giá.
- Việc chọn giá trị chiết khấu cần kết hợp với tình hình phát triển kinh tế của vùng trong năm có bão để lấy chiết khấu cho phù hợp.
Chương 2: TÌNH HÌNH VÀ DIỄN BIẾN CỦA BÃO TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU, NGHỆ AN.
2.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư – xã hội và tình hình phát triển kinh tế huyện Diễn Châu, Nghệ An:
2.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích tự nhiên là 30.492,36 ha; với 39 đơn vị hành chính gồm 38 xã và một thị trấn, có tọa độ địa lý từ 18°51’31’’ đến 19°11’05’’ Vĩ độ Bắc; 105° 30’13’’ đến 105° 39’26’’ Kinh độ Đông. Có phạm vi ranh giới như sau:
Phía Bắc: Giáp huyện Quỳnh Lưu;
Phía Nam: Giáp huyện Nghi Lộc;
Phía Đông: Giáp Biển Đông;
Phía Tây: Giáp huyện Yên Thành;
Huyện nằm trên trục giao thông Bắc – Nam là nơi tập trung của nhiều tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7A, Quốc lộ 48, Tỉnh lộ 538 cùng tuyến đường sắt Bắc – Nam. Ngoài ra với 25 km bờ biển cùng nhiều bãi cát đẹp là tiềm năng to lớn của huyện trong khai thác thế mạnh du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Thị trấn Diễn Châu là trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị của huyện, cách thành phố Vinh 33 km về phía Bắc.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Địa hình:
Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: Vùng đồi núi, đồng bằng và cát ven biển.
+ Vùng đồi núi được chia thành 2 tiểu vùng:
Tiểu vùng núi thấp Tây Nam: chủ yếu là núi thấp( bình quân độ cao 200 – 300 m), đỉnh Thần Vũ cao nhất 441m. Đây là địa bàn có độ dốc bình quân trên 15°, chỉ khoảng 20% diện tích có độ dốc bình quân dưới 15°.
Tiểu vùng đồi cao Tây Bắc: gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài có độ cao từ 80m đến dưới 150m. Đa phần diện tích có độ dốc từ 15- 20°.
Do đặc điểm địa hình của vùng đồi núi tương đối dốc, độ che phủ rừng
thấp nên bị rửa trôi xói mòn mạnh, gây hiện tượng đất bị bạc màu xói mòn trơ sỏi đá.
+ Vùng đồng bằng:
Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao 0,5 – 3,5m.
Địa hình thấp dần theo hình lòng chảo, khu vực thấp nhất thuộc các xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa. Độ cao của địa hình vùng thấo trũng từ 0,5 – 1,7m và thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ. Đây là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện.
+ Vùng cát ven biển:
Phân bố ở khu vực phía Đông Quốc lộ 1A kéo dài từ Diễn Hùng đến đền Cuông( Diễn Trung). Độ cao địa hình của vùng từ 1,8 – 3m. Đây là địa bàn dễ chịu tác động của triều cường khi có bão gây ngập mặn.
- Khí hậu:
Diễn Châu chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa nóng, ẩm, lượng mưa lớn( từ tháng 4 đến tháng 10) và một mùa khô lạnh, ít mưa ( từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
Nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao 23,4°C, phân hóa theo mùa khá rõ nét( cao nhất 40,1°C và thấp nhất 5,7°C). Độ ẩm không khí bình quân cả năm 85%, thời kỳ độ ẩm không khí thấp tập trung vào mùa khô và những ngày có gió Tây Nam khô nóng( độ ẩm không khí có thể xuống tới 56%) hạn chế khả năng sinh trưởng của cây.
Lượng mưa bình quân 1.690 mm/ năm nhưng phân bố không đều : thời kỳ mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 11% lượng mưa cả năm. Đây là thời kỳ khô hạn trên những chân đất cao. Mùa mưa ( từ tháng 4 đến tháng 10) lượng mưa chiếm tới 89% cả năm, tập trung vào các tháng 8,9,10 dễ gây ngập úng ở những khu vực trũng thấp.
Hứng chịu tác động của 2 hướng gió chủ đạo: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
Diễn Châu là địa bàn thường chịu tác động đáng kể của bão( bình thường mỗi năm có 1 đến 8 cơn bão đổ bộ vào đất liền Nghệ An). Bão thường kèm theo triều cường và mưa lớn gây ngập úng, làm nhiễm mặn vùng diễn tích ven các cửa sông.
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên đất:
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Diễn Châu tỷ lệ 1/25.000, không tính diện tích đất chuyên dùng, đất ở, sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá, toàn huỵện có 9 nhóm đất chính, được chia ra 14 đơn vị đất có diện tích và cơ cấu t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status