Tìm hiểu đến sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng và sự biến đổi số lượng, số loại của một số vi khuẩn đường ruột chủ yếu trong phân trâu khi dùng chế phầm EM để phòng, hội chứng tiêu chảy - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Tìm hiểu đến sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng và sự biến đổi số lượng, số loại của một số vi khuẩn đường ruột chủ yếu trong phân trâu khi dùng chế phầm EM để phòng, hội chứng tiêu chảy



Theo báo cáo bước đầu ứng dụng công nghệ EM ở Thái Bình của Sở Khoa học công nghệ và môi trường Thái Bình (ngày 16/10/1997). Hòa EM thứ cấp vào thức ăn, nước bổ sung cho lợn, gà, trâu bò, cho thấy bệnh đường ruột giảm, đặc biệt là bệnh ỉa chảy và bệnh lợn con phân trắng giảm hẳn. Sức ăn của gia súc tăng rõ rệt. Dùng EM thứ cấp pha loãng 100 lần phun vào chuồng trại thì thấy mùi hôi giảm hẳn. Dùng EM phun trộn vào phân gia súc, vào bể rãnh nước thải, chăn nuôi sau 1 tuần thấy mất mùi H2S, NH3 (Báo cáo sở Khoa học công nghệ môi trường - Thái Bình 16/10/1997) [2].
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nước thịt canh trùng có màu đục, bầy nhầy, Klebsiella lên men sinh hơi các loại đường: Glucoza, Lactoza, Galactoza, ít nên men Saccaroza
Klebsiella không làm tan chảy Gelatin
Trong tự nhiên Klebsiella có hai typ chính Klebsiella pneumoniae và Klebsiella acrogenes chúng sống rải rác ở khắp nơi hay ký sinh ở đường hô hấp trên của người và động vật là nguyên nhân gây bôi nhiễm ở đường hô hấp. Klebsiella acroges có thể sống ở đường ruột người và động vật nhưng không gây bệnh.
*Vi Khuẩn Shigella.
Shigella là những Enter bacteriace không có khả năng di động, là trực khuẩn bắt màu gram ( - ) nó có tác nhân gây bệnh viêm dạ dày ruột, cư trú ở ruột già.
* Trong môi trường nước thịt:
Sau 24 giờ nuôi cấy vi khuẩn phát triển làm môi trường đục đều, để lâu có nắng cặn.
* Trong môi trường thạch thường:
Vi khuẩn hình thành khuẩn lac nhỏ, tròn, trong đều khuẩn lạc dạng S.
Shigella lên men đường Glucoza và không lên men đường Lactoza.
*Vi Khuẩn Proteus.
Là những vi khuẩn đa hình thái, sống ký sinh ở ruột không gây bệnh,chỉ có cơ hội thì gây bệnh và tổn thương đặc biệt ở nơi cư trú. Vi khuẩn thay đổi hình thái trên các môi trường nuôi cấy khác nhau. Vi khuẩn mọc rất mạnh, có gợn sóng, lan phủ trên mặt thạch, môi trường nuôi cấy có mùi thối đặc biệt.
2.3.2. Nhóm vi khuẩn vãng lai.
* Vi khuẩn Staphylococcus.
Cầu khuẩn nhỏ, hình tròn, đường kính khoảng 0,7 - 1m thường đứng tụ lại thành từng đám, hình chùm nho, ở môi trường lỏng, các vi khuẩn thường đứng riêng lẻ thành những nhóm nhỏ hay thành chuỗi ngắn, không di động, không có khả năng hình thành nha bào, không sinh giáp mô ở trong cơ thể, bắt màu gram (+) Staphylococcus gồm 3 loại: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus saprophyticus.
- Đặc tính nuôi cấy:
Tụ cầu khuẩn sống hiếu khí hay kỵ khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp là 32-37oC , pH thích hợp từ 7,2 - 7,6.
* Môi trường nước thịt:
Sau khi cấy từ 5 - 6 giờ, vi khuẩn làm đục môi trường, sau 24 giờ môi trường đục rõ hơn lắng cặn nhiều không có màng.
* Môi trường thạch thường:
Sau 24 giờ vi khuẩn hình thành khuẩn lạc tương đối to dạng S, có màu trắng, vàng thẫm hay vàng chanh.
* Môi trường thạch máu:
Vi khuẩn mọc rất tốt, sau khi cấy 24 giờ vi khuẩn hình thành khuẩn lạc to dạng S.
* Môi trường thạch Sapman:
+ Nếu tụ cầu gây bệnh lên men đường Manit môi trường Sapman trở nên vàng.
+ Nếu là tụ cầu không gây bệnh không lên men đường Manit môi trường Sapman đổi thành màu đỏ.
* Môi trường Gelatin:
Cấy vi khuẩn theo đường trích sâu nuôi ở nhiệt độ 20oC sau 2 - 3 ngày, Gelatin bị tan chảy ra trông giống hình phễu.
- Đặc tính sinh hoá:
+ Lên men đường Glucoza, Lactoza, Levuloza, Mantoza
+ Không lên men đường Galactoza
+ Phản ứng Catalaz dương tính
- Sức đề kháng:
Do vi khuẩn không có nha bào nên sức đề kháng kém với các tác nhân lý, hoá. Vi khuẩn bị diệt ở nhiệt độ 37oC trong 1h. ở nhiệt độ 80oC trong 10 - 30 phút và 100oC trong vài phút.
* Vi khuẩn Streptococcus:
Streptococcus có ở khắp nơi trong tự nhiên (đất, nước, không khí...) trong cơ thể người, động vật Streptococcus có trên da, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp, phần lớn không gây bệnh. Chỉ một số ít có khả năng gây bệnh.
- Đặc điểm hình thái:
Streptococcus là liên cầu khuẩn có hình câu hay hình bầu dục, đường kính có khi đến 1m, đôi khi có vỏ, không di động, bắt màu gram (+).
- Đặc tính nuôi cấy:
Là những vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện. Thích hợp ở nhiệt độ 37oC.
* Môi trường nước thịt: Hình thành cụm, không làm đục môi trường, rồi lắng cặn.
* Môi trường thạch thường: Khuẩn lạc màu trắng nhạt
* Môi trường thạch máu: Hình thành khuẩn lạc nhỏ, đường kính khoảng 1mm, một vài khuẩn lạc có thể dung huyết.
* Môi trường Gelatin: Khuẩn lạc mọc hình lá cây dương xỉ.
- Đặc tính sinh hoá:
+ Lên men đường Glucoza, Lactoza, Saccaroza, Salixintrelaloza.
+ Không lên men: Manit, Inlulin, Dunxit, Glyxerin.
+ Phản ứng Indol(-).
+Phản ứng H2S (-).
+ Phản ứng Catalaz(-).
- Sức đề kháng:
Vi khuẩn bị diệt ở nhiệt độ 70oC trong 30 phút, 100oC trong 1 phút, các hoá chất thông thường diệt vi khuẩn dễ dàng.
* Vi khuẩn Bacillus Subtilis
Trực khuẩn to, hai đầu tròn, thường xếp thành hàng hay đứng riêng lẻ, bắt màu gram (+), kích thước 1 - 5m x 0,6 - 0,7m. Chúng có thể phát triển tốt trong các môi trường đơn giản, nhiệt độ thích hợp 30 - 38oC, pH từ 7,0 - 7,5.
* Môi trường nước thịt: Tạo thành một lớp váng trắng phủ kín trên bề mặt, lắc khó tan, môi trường trong suốt.
* Môi trường thạch thường: Hình thành khuẩn lạc dạng R, khuẩn lạc to rìa hình răng cưa màu trắng.
Bacillus Subtilis là trực khuẩn sống ngoại sinh trong đường tiêu hoá và không gây bệnh.
2.4. Những hiểu biết về hội chứng viêm ruột ỉa chảy
2.4.1. Nguyên nhân gây ỉa chảy
ỉa chảy, theo định nghĩa của Vũ Triệu An - 1978, Blackwell T.E 1989 (nguyên lý học nội khoa - 1993, mục 36, trang 313).
Là đi ỉa nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước do rối loạn phân tiết hấp thu và tăng lưu động của đường ruột tuỳ theo mức độ viêm mà có các dạng khác nhau. Viêm ruột đầu tiên xảy ra trên lớp biểu mô của vách làm ảnh hưởng tới nhu động và hấp thu của ruột.
Trong ruột chứa nhiều dịch nhầy, tế bào biểu mô ở vách ruột long ra, bạch cầu xâm nhiễm, những thức ăn chưa được tiêu hoá cùng với các sản phẩm phân giải kích thích vào vách ruột làm tăng lưu động sinh ra ỉa chảy.
Nguyên nhân chính của bệnh này là do thức ăn chất lượng kém, thức ăn thay đổi đột ngột làm ảnh hưởng tới tiêu hoá của con vật. Ngoại nguyên nhân thức ăn bệnh có thể xảy ra do gia súc bị lạnh đột ngột, cơ thể bị ngộ độc bởi các hoá chất độc hay thuốc trừ sâu. Bệnh kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng như dịch tả, tụ huyết trùng, sán lá gan, giun đũa. Cho dù bất kỳ nguyên nhân nào gây ỉa chảy người ta đều thấy có hiện tượng bộ nhiễm vi khuẩn Ecoli và Salmonella trong đường ruột của gia súc.
Escherichiae Coli là một loại vi khuẩn xuất hiện sớm nhất ở động vật sơ sinh khoảng 2 giờ sau khi đẻ. E.Coli thường ở ruột già, ít khi ở dạ dày và ruột non. Trong đường ruột động vật E.Coli chiếm khoảng 80% quần thể các vi khuẩn hiếu khí đồng thời là một tác nhân gây bệnh không thể phủ nhận.
Năm 1976 Nguyễn Vĩnh Phước đã trình bày về bệnh E.Coli Colibaccilosis như một bệnh truyền nhiễm cấp tính mà triệu chứng chủ yếu là ỉa chảy, vai trò của E.Coli nổi bật trong viêm ruột của gia súc.
Ngoài E.Coli chiếm tỷ lệ cao trong đường tiêu hoá của động vật, còn có một loại vi khuẩn hiếu khí cũng chiếm một tỷ lệ khá cao là Salmonella đã được nhiều tác giả nói đến. Vũ Đạt và Đoàn Thị Băng Tâm 1995 phân lập ở trâu ỉa chảy các Serotyp. Salmonella Dublin, Salmonella Entesitidis, Salmonella Typhimurium, Salmonella cho rằng vi khuẩn Salmonella đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh viêm ruột ỉa chảy.
Hồ Văn Nam và cộng sự, 1995 nghiên cứu một số vi khuẩn thường gặp trong đường ruột ở trâu, bò khoẻ mạnh và viêm ruột ỉa chảy cho thấy: thường xuyên có 6 loại vi khuẩn(E.Coli, Salmonella, Klebsialla, Straphycoccus, Streptococcus và Bacillus Subtilis). ở trong đường tiêu hoá ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status