Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân kiểu mới đến nền kinh tế miền Nam Việt Nam 1954 - 1975 - pdf 18

Link tải miễn phí luận văn

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: ẢNH HƯỞNG CỦA MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1954 6
1.1. Giai đoạn từ năm 1925 đến trước năm 1945 6
1.2. Giai đoạn 1945 - 1950 8
1.3. Giai đoạn 1950 - 1954 12
Chương 2: NHỮNG KHOẢN VIỆN TRỢ CỦA MỸ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ MIỀN NAM SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ (1954 - 1975) 17
2.1. Tổng quan về viện trợ của Mỹ ở Việt Nam qua các năm 1954 - 1975 17
2.2. Viện trợ thương mại 22
2.3. Viện trợ nông phẩm 27
2.4. Viện trợ theo dự án 31
2.5. Viện trợ quân sự 35
Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆN TRỢ MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN MIỀN NAM (1954 - 1975) 39
3.1. Trong lĩnh vực công nghiệp 39
3.2. Trong lĩnh vực nông nghiệp 44
3.3. Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng 51
3.4. Đời sống nhân dân miền Nam 55
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nước ta từ một thuộc địa đã trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hòa, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người dân độc lập, tự do, làm chủ nước nhà. Niềm vui đất nước hòa bình chưa được bao lâu, thì thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta chỉ còn một con đường lựa chọn duy nhất là cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập, tự do.
Trước lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...", nhân dân cả nước hăng hái đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp, quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ độc lập dân tộc.
Với hàng loạt các thắng lợi trên mặt trận quân sự: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, chiến dịch Biên giới thu - đông 1950... Thực dân Pháp đi từ thất bại này, đến thất bại khác và ngày càng sa lầy ở chiến trường Đông Dương. Đặc biệt, thắng lợi vang dội của quân và dân ta trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị quốc tế Giơnevơ (Thụy Sĩ), ký kết chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương; Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước. Cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.
Thất bại của Pháp trên chiến trường Việt Nam chưa phải là bài học cho đế quốc Mỹ hiếu chiến. Đế quốc Mỹ vẫn nuôi ảo tưởng xâm lược Việt Nam, quyết tâm biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của Mỹ ở Đông Dương. Để thực hiện được âm mưu trên, lợi dụng tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevo: tạm thời chia cắt làm hai miền; Mỹ đã ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam và từng bước gạt ảnh hưởng của Pháp ra khỏi Đông Dương. Hất cẳng Pháp, Mỹ "viện trợ" trực tiếp cho chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, xây dựng quân đội đánh thuê ở miền Nam và ngang nhiên đặt miền Nam dưới sự bảo trợ của "khối xâm lược Đông Nam Á". Mỹ không từ một thủ đoạn nào để xâm nhập sâu hơn vào miền Nam.
Sau khi cắt đứt mọi khoản "viện trợ" cho Pháp, Mỹ không ngừng tăng cường "viện trợ" cho chính quyền Sài Gòn nuôi dưỡng đội quân tay sai. Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Rô-bo-xơn đã thú nhận nội dung "viện trợ" Mỹ cho miền Nam: " Trước hết những cố gắng của chúng ta nhằm giúp cho Việt Nam (miền Nam) có những lực lượng tự an gần một đội quân chính quy 15 vạn người, một đội cảnh sát 4 vạn rưỡi người và một số đơn vị phòng thủ địa phương... Chúng ta đã ra sức giúp tiền và quân bị cho những lực lượng đã có và chúng ta có sứ mệnh giúp việc huấn luyện quân đội" [1, tr. 299].
Ngoài khoản viện trợ về quân sự, hàng năm Mỹ còn viện trợ một khoản khá lớn cho chính quyền Sài Gòn trong lĩnh vực kinh tế, không phải vì mục đích phát triển kinh tế miền Nam, mà nhằm mục đích biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ. Trước âm mưu và hành động thâm độc đó của đế quốc Mỹ, nền kinh tế miền Nam đã có những thay đổi như thế nào? Lịch sử đã nhìn nhận nền kinh tế miền Nam trong giai đoạn 1954 - 1975 ra sao?
Với mong muốn tìm hiểu những ảnh hưởng của viện trợ Mỹ đến nền kinh tế miền Nam trong giai đoạn 1954 - 1975, từ đó thấy được những mặt tích cực, tiêu cực của nền kinh tế miền Nam trong giai đoạn này, chúng tui đã lựa chọn nội dung "Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân kiểu mới đến nền kinh tế miền Nam Việt Nam 1954 - 1975" làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình.
Tuy nhiên, để đi sâu tìm hiểu mọi khoản viện trợ của Mỹ chính quyền Sài Gòn thì vấn đề trở nên rất rộng, vì thế rất khó có thể đi sâu khai thác tìm hiểu mọi vấn đề. Bởi vậy, chúng tui chỉ chọn những khoản viện trợ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế miền Nam trong giai đoạn 1954 -1975 trong khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ lâu, nghiên cứu về tình hình kinh tế miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 đã trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và độc giả yêu thích lịch sử. Tìm hiểu kinh tế miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.
Năm 1970, trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 55, Phan Đắc Lực có bài viết: "Ý đồ của Mỹ về kinh tế tại miền Nam Việt Nam" đã cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện về từng thời kỳ Mỹ đưa ảnh hưởng của mình vào kinh tế miền Nam như thế nào: giai đoạn trước 1945: Mỹ đặt ở Việt Nam một số cơ sở kinh tế nhỏ bé, hoạt động buôn bán, nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam về nước; giai đoạn sau 1945: ngoài ý đồ kinh tế ở Việt Nam, Mỹ còn có ý đồ về chính trị, muốn biến Đông Dương trong vòng kiểm soát của mình.
Cũng trong thời gian này, cuốn sách "35 năm kinh tế Việt Nam" tập hợp các bài viết của nhiều tác giả về kinh tế Việt Nam. Trong cuốn sách này, bài viết của tác giả Lê Nguyên: "Kinh tế miền Nam Việt Nam dưới ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ" đã cho người đọc hiểu đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế miền Nam dưới ách thống trị thực dân mới là gì? Các đặc trưng kinh tế này có điểm gì khác với các thời kỳ trước đó? Từ đó, tác giả đưa ra những nhận xét của mình về nền kinh tế miền Nam dưới sự thống trị của thực dân kiểu mới. Bài viết của tác giả Lê Nguyên mang lại cho người đọc cái nhìn nhiều mặt khác nhau về nền kinh tế miền Nam trong thời kỳ đó.
Bài viết của ba tác giả: Minh Chi - Quang Tình - Nguyễn Phong "Kinh tế miền Nam dưới ách Mỹ - Diệm" đi sâu khai thác ảnh hưởng của Mỹ đến nền kinh tế miền Nam về công nghiệp, nông nghiệp, đời sống của nhân dân thông qua hình thức "viện trợ". Qua các số liệu thống kê trong bài viết, các tác giả đã đi đến kết luận: "Nền kinh tế mang tính chất thực dân địa và nửa phong kiến" [1].
Viết về nền kinh tế miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến tác giả Đặng Phong. Cuốn sách "21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam" của Đặng Phong đã cung cấp cho người đọc những hình thức viện trợ của Mỹ cho miền Nam trong hơn 20 năm Mỹ tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam.
Gần đây nhất, năm 2004, cuốn sách "Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955 - 1975" của tác giả Đặng Phong đã đề cập khá chi tiết những hình thức viện trợ của Mỹ tác động đến nền kinh tế miền Nam về công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải... Đồng thời, tác giả đưa ra những lời bình, nhận xét hết sức khách quan, một cách nhìn, cách tiếp cận về kinh tế miền Nam từ hai phía. Đặc biệt, những số liệu tác giả đưa ra là rất mới, mang tính xác thực cao.

l4U85kRLMI2IvN4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status