Những giải pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Những giải pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG 2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần nhiệt điện Hải Phòng 2
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần nhiệt điện Hải Phòng 2
1.2.1. Chức năng 2
1.2.2. Nhiệm vụ 3
1.3. Mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần nhiệt điện Hải Phòng 3
1.3.1. Hội đồng quản trị 4
1.3.2. Ban Giám đốc Công ty 4
1.3.3. Các phòng ban chức năng 5
1.3.4. Các phân xưởng chính 6
1.4 Ngành nghề kinh doanh của Công ty 8
1.5 Môi trường kinh doanh của Công ty 8
PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG 10
2.1. Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần nhiệt điện Hải Phòng 10
2.1.1. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty 10
2.1.2. Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực 12
2.1.3. Nội dung, phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư hiện đang áp dụng 17
2.2. Tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài và hoạt động đầu tư chuyển giao công nghệ 22
2.3. Tình hình tổ chức đấu thầu tại công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng 23
PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG 31
3.1. Mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới 31
3.2.Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ phần nhiệt điện Hải Phòng 33
3.2.1.Giải pháp trong huy động và sử dụng vốn hiệu quả. 33
3.2.1.1.Huy động vốn. 33
3.2.1.2. Sử dụng vốn 35
3.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý 36
3.2.2.1. Chính sách đào tạo 36
3.2.2.2. Chính sách bổ nhiệm cán bộ 37
3.2.2.3. Chính sách lương thưởng trợ cấp và đãi ngộ khác 37
3.2.3. Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ bản: 38
3.2.4. Giải pháp về đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ 38
3.2.5. Giải pháp về đầu tư phát triển nguồn nhân lực: 39
KẾT LUẬN 42
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

o những khâu thiếu hụt để ổn định tổ chức.
Hàng năm căn cứ vào tình hình chung của Công ty và tình hình của từng bộ phận, giám đốc Công ty sẽ là người ra quyết định tuyển dụng nhân viên mới cho Công ty. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới phát sinh do yêu cầu của sản xuất.
Sau khi xác định được nhu cầu tuyển dụng nhân sự, Công ty sẽ đề ra các yêu cầu tiêu chuẩn cần thiết cho công tác tuyển dụng nhân sự. Đó là các yêu cầu về: trình độ chuyên môn, về tay nghề người lao động, về kinh nghiệm, về sức khoẻ…
Bước 2: Thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự
Công ty thường thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự bằng cách dán bảng thông báo ở trụ sở cơ quan của Công ty và thông báo được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bước 3: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ
Sau khi nghiên cứu nhu cầu tuyển dụng nhân sự, phòng Tổ chức - lao động sẽ tiến hành việc thu nhận hồ sơ, sau đó là nghiên cứu hồ sơ và các ứng cử viên. Việc nghiên cứu hồ sơ để loại bỏ các ứng cử viên không đạt tiêu chuẩn yêu cầu mà Công ty đã đề ra theo công việc cần tuyển. Việc nghiên cứu thu nhận hồ sơ được các cán bộ nhân viên trong phòng Tổ chức - lao động thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, vì xác định đây là một nhiêm vụ rất quan trọng, giúp Công ty giảm được chi phí cho các quá trình tuyển dụng nhân sự ở các giai đoạn tiếp theo.
Bước 4: Thi tay nghề và phỏng vấn
Công ty chỉ tiến hành phỏng vấn các ứng viên đạt yêu cầu về hồ sơ. Tham gia việc phỏng vấn là một hội đồng xét tuyển gồm trưởng Phòng tổ chức – lao động, trưởng phòng hay trưởng đơn vị nơi cần tuyển nhân viên và một số thay mặt của các phòng ban liên quan. Các ứng viên sau khi phỏng vấn sẽ được tổ chức thi tuyển gồm 3 môn: chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và phỏng vấn trực tiếp.
Đối với thi tay nghề được áp dụng cho việc tuyển dụng các công nhân ở các phân xưởng. Bài thi tay nghề do phòng Kỹ thuật sản xuất ra đề và chấm điểm. Việc thi tay nghề được giám sát bởi các cán bộ trong phòng Kỹ thuật, kết quả bài thi sẽ phản ánh về trình độ tay nghề của mỗi công nhân.
Bước 5: Tổ chức khám sức khoẻ
Sau khi vượt qua được các vòng thi tay nghề và phỏng vấn, những người còn lại sẽ phải đi khám sức khoẻ, nếu ai đủ sức khoẻ thì sẽ được nhận vào làm việc.
Bước 6: Thử việc
Các ứng viên đạt tiêu chuẩn sẽ được thử việc 2 tháng đối với kỹ sư và cử nhân, 01 tháng đối với cao đẳng và trung cấp. Nếu trong quá trình thử việc, họ tỏ ra là người có khả năng hoàn thành tốt mọi công việc được giao thì sẽ được ký hợp đồng lao động với Công ty, ngược lại nến ai vi phạm kỷ luật hay lười biếng hay trình độ chuyên môn quá kém so với yêu cầu của công việc thì sẽ bị sa thải.
Bước 7: Ra quyết định
Người ra quyết định cuối cùng là Tổng giám đốc Công ty, sau khi các ứng cử viên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, Tổng giám đốc sẽ xem xét và đi đến tuyển dụng lao động chính thức. Hợp đồng lao động sẽ được ký kết chính thức giữa Tổng giám đốc và người lao động.
Bước 8: Đào tạo và phát triển nhân sự
Mục đích của việc đào tạo nhân sự trong Công ty là nhằm khắc phục các tồn tại, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng chuyên môn cao, sử dụng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực.
Trong quá trình đào tạo mỗi cá nhân sẽ được bù đắp những thiếu sót trong kiến thức chuyên môn và được truyền đạt thêm các kiến thức, kinh nghiệm mới, được mở rộng tầm hiểu biết để không những hoàn thành tốt công việc được giao mà còn có thể đương đầu với những thay đổi của môi trường xung quanh ảnh hưởng tới công việc.
Do xác định được như vậy nên Công ty thường xuyên tiến hành công tác đào tạo và đào tạo lại nhân sự, đặc biệt là công tác đào tạo nhân sự nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người công nhân. Dưói đây là biểu về trình độ cán bộ công nhân viên
* Một số hình thức đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho công nhân của Công ty.
- Do yêu cầu của kỹ thuật sản xuất cho nên tất cả các công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất sau khi được tuyển dụng sẽ được đào tạo ngay tại Công ty về công nghệ sản xuất, vận hành máy móc thiết bị, an toàn lao động ngoài ra còn còn được đi thực tế ở các Nhà máy Nhiệt điện Phả lại, Ninh Bình…
- Phương pháp đào tạo tại nơi làm việc: Các lao động có tay nghề vững, bậc thợ cao sẽ kèm cặp chỉ bảo hướng dẫn các lao động mới hay các lao động có trình độ thấp hơn.
- Hàng năm Công ty có tổ chức thi tay nghề: Tất cả mọi người đều phải thi, ai tiến bộ sẽ được tăng bậc thợ và tăng lương.
* Đào tạo nâng cao năng lực quản trị
Áp dụng với tất cả các cấp quản trị, từ quản trị viên cấp cao đến quản trị viên cấp cơ sở. Một số phương pháp được áp dụng để nâng cao năng lực quản trị trong Công ty:
- Cán bộ cao cấp trong Công ty được cử đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý.
- Cử kế toán trưởng đi học lớp kế toán trưởng và tham gia các khoá học do Tập đoàn Điện lực tổ chức để nắm bắt được các thay đổi trong các luật thuế của Nhà nước.
- Quản đốc các phân xưởng - các quản trị viên cấp cơ sở được cử đi học các lớp bồi dưỡng năng lực chuyên môn và năng lực quản lý do Tập đoàn Điện lực tổ chức.
2.1.3. Nội dung, phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư hiện đang áp dụng
Để xem xét về mặt tài chính và tính hiệu quả kinh tế của quyết định đầu tư, công ty đã tiến hành phân tích, đánh giá về mặt kinh tế- xã hội và các khía cạnh tài chính của dự án (dự án Nhà máy nhiệt điện Hải phòng 1 và 2)
Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
Phân tích kinh tế dự án nhằm đánh giá tổng thể lợi ích đầu tư trên quan điểm chung. Trong khi phân tích tài chính chủ yếu phục vụ cho tính toán của các nhà doanh nghiệp và dựa hoàn toàn vào chi phí giá cả thị trường thì PTKT là xét trên quan điểm kinh tế chung của xã hội nhiều hơn là quan điểm của Chủ đầu tư.
Xét về mặt kinh tế xã hội nói chung hai dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển chung của kinh tế- xã hội cụ thể như sau :
a) Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện
Theo báo cáo của Tổng Công ty điện lực Việt Nam về tình hình tiêu thụ điện của nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn gần đây cho thấy mức độ tăng trưởng phụ tải của hệ thống cao hơn rất nhiều so với mức dự kiến. Thực tế trong ba năm trở lại đây nhu cầu điện năng tăng nhanh đạt 16,5% so với mức tăng trưởng ở phương án cao là 13,5% được dự báo trong Tổng sơ đồ phát triển điện lực giai đoạn 5. Vì vậy việc bổ xung nguồn điện cho hệ thống điện Việt Nam ngày càng trở lên cấp thiết và không thể chậm trễ.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 2 đưa vào vận hành giai đoạn 2009 - 2010 đáp ứng nhu cầu điện của tỉnh Hải Phòng và vùng phụ cận, các khu công nghiệp, thu hút được các nhà đầu t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status