Báo cáo thực tập tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - pdf 18

Download miễn phí Báo cáo thực tập tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong



MỤC LỤC
Trang
A. Tìm hiểu về tình hình kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội 2
B. Một số vấn đề trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. 6
C. Quá trình kiến tập của sinh viên tại trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong 8
D. Những ý kiến đề xuất với Phân viện về tổ chức kiến tập sư phạm và khả năng đảm nhận giảng dạy sau này 10
Tài liệu tham khảo 10
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Mục lục
Trang
A.
Tìm hiểu về tình hình kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội
2
B.
Một số vấn đề trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong.
6
C.
Quá trình kiến tập của sinh viên tại trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
8
D.
Những ý kiến đề xuất với Phân viện về tổ chức kiến tập sư phạm và khả năng đảm nhận giảng dạy sau này
10
Tài liệu tham khảo
10
Báo cáo thu hoạch kiến tập
Theo quyết định 151 QĐ/BC-TT về việc cử sinh viên đi kiến tập của giám đốc Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - Hà Nội và yêu cầu nội dung, kế hoạch học tập của Khoa Kinh tế chính trị. Thời gian kiến tập vừa qua (12/04/2004 - 14/05/2004) sinh viên đã về trường ĐTCB Lê Hồng Phong - Hà Nội và hoàn thành nhiệm vụ.
Với tinh thần nghiêm túc và được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu và đặc biệt là khoa Quản lý kinh tế của trường ĐTCB Lê Hồng Phong. Qua đợt kiến tập này, bản thân em đã lĩnh hội được một số kiến thức sư phạm quý báu về phương pháp giảng dạy của trường. Đồng thời hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của thành phố Hà Nội. Sau đây là một số vấn đề em thu nhận được qua đợt kiến tập:
Bài thu hoạch gồm:
A. Tìm hiểu về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.
B. Một số vấn đề về trường ĐTCB Lê Hồng Phong.
C. Quá trình kiến tập của sinh viên tại trường ĐTCB Lê Hồng Phong.
D. Những ý kiến đề xuất với Phân viện về tổ chức kiến tập sư phạm và khả năng đảm nhận giảng dạy sau này.
Tài liệu tham khảo.
A. Tìm hiểu về tình hình kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
- Hà Nội là thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi từ 20053' đến 21023' vĩ độ bắc đến 105044' đến 106002' kinh độ đông.
- Điểm cực Bắc là thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn. Điểm cực Đông là thôn Cổ Giang, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm. Điểm cực Tây là thôn Tu Hoàng, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm. Điểm cực Nam là thôn Nhị Châu, xã Liên Minh, huyện Thanh Trì.
- Tổng diện tích tự nhiên của Hà Nội là 927,3km2, dân số (1997) là 2490 ngàn người, chiếm 0,28% diện tích và 3,15% dân số cả nước.
1.2. Phân chia hành chính
- Hà Nội bao gồm 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với trên 200 phường xã. Đó là các quận: Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ, Long Biên, Hoàng Mai.
Các huyện là: Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì.
- Vị trí địa lý của Hà Nội cực kỳ thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, là trung tâm của vùng Bắc bộ. Là trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ... hàng đầu trong cả nước.
2. Tình hình kinh tế - xã hội
- Cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của cả nước từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Hà Nội đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị lớn và vô cùng năng động của Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và nhạy bén của Đảng ủy và chính quyền thành phố, Hà Nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế và xã hội, điều đó phần nào được thể hiện qua việc tổng kết 10 sự kiện nổi bật trong năm 2003 của thủ đô.
10 sự kiện kinh tế - xã hội năm 2003 của Hà Nội
1. Hầu hết các chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch năm 2003 đều đạt và vượt: nhịp độ tăng trưởng GDP rất ổn định và khả quan, năm 2000 Hà Nội đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP là 10%, năm 2001 là 10,02%, năm 2002 là 10,08% thì năm 2003 đã đạt mức tăng trưởng là 11,11%. Trong năm 2003, giá trị sản lượng công nghiệp của Hà Nội tăng 25%, thu ngân sách đạt xấp xỉ 20 nghìn tỷ đồng (vượt 2,3% so với chỉ tiêu). Tổng đầu tư toàn xã hội đạt 24-25 nghìn tỷ đồng trong đó có 80-85% là huy động từ nội lực. Cũng trong năm 2003, Hà Nội xây dựng được 1,2 triệu m2 nhà ở và đã thực hiện xóa hết các hộ cùng kiệt trong diện chính sách, gia đình có công với cách mạng. Tỷ lệ hộ cùng kiệt chỉ còn 1,7% trong khi chỉ tiêu đặt ra cho tới năm 2005 là 5%.
2. Góp phần khống chế thành công bệnh viêm đường hô hấp cấp (Việt Nam là nước đầu tiên khống chế thành công căn bệnh nguy hiểm này).
3. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các cơ quan Trung ương, Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ trước tình hình phức tạp của thế giới và sự chống phá của các thế lực thù địch.
4. Góp phần cùng cả nước thực hiện thành công rực rỡ Đại hội thể thao Đông Nam á lần thứ 22 (Sea Games 22), ASEAN Para Games 2. Trong đó lễ khai mạc và bế mạc do Hà Nội tổ chức khá hoành tráng và ấn tượng, các vận động viên Hà Nội đạt 91/158 huy chương vàng của đoàn Việt Nam, góp phần quan trọng trong vị trí dẫn đầu của thể thao Việt Nam.
5. Góp phần phát hiện và bảo vệ hàng triệu di vật vô giá của các tầng văn hóa từ triều Đại La - Đinh - Lê - Lý - Trần - Lê - Nguyễn... trong hoàng thành Thăng Long.
6. Xây dựng và quản lý đô thị, giao thông, kỷ cương và văn minh đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu tạo được dấu ấn tốt trong các tầng lớp nhân dân.
7. Chất lượng cuộc sống của nhân dân được xếp thứ nhất trong cả nước; 4 học sinh tiểu học của Hà Nội thay mặt cho Việt Nam lần đầu tiên tham gia dự thi khối ASEAN đã đứng đầu 9 nước tham gia.
8. Ra đời 2 quận mới: Long Biên và Hoàng Mai.
9. Phối hợp có hiệu quả với các ban ngành Trung ương; ký kết hợp tác toàn diện với 9 tỉnh, thành, bước đầu hình thành vùng kinh tế mở rộng, công tác đối ngoại được tăng cường; tổ chức thành công Hội nghị toàn thể mạng lưới các thành phố lớn châu á thế kỷ 21 và liên hoan du lịch quốc tế 2003, hội chợ thương mại quốc tế 2003.
10. cách lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo thành phố và các cấp tiếp tục được đổi mới theo hướng: tập trung, quyết liệt, dứt điểm, kỷ cương và hiệu quả.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2004
1. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng GDP từ 10 - 11%, tập trung nâng cao chất lượng phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà tăng trưởng kinh tế năm 2005 toàn diện, đảm bảo hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001-2005. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư, nhằm chuyển dịch nhanh cơ chế thị trường theo hướng CNH, HĐH. Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế và sức cạnh tranh. Tập trung phát triển nhanh các ngành dịch vụ có trình độ và chất lượng cao, tạo điều kiện cho các ngành đó chuyển sang cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp ở giai đoạn sau. Phấn đấu giữ mức tăng giá trị sản xuất: công nghiệp tăng 15-16%, dịch vụ 8,5 - 10%, kim ngạch xuất khẩu 10 - 12%, nông nghiệp 2,5 - 3%.
2. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển thủ đô, phấn đấu huy động tổng vốn đầu tư của xã hội khoảng 27.400 tỷ đồng, tăng 10% so với ước thực hiện năm 2003. Tiếp tục phát triển đồng bộ các loại thị trường trên địa bàn, quản lý chặt chẽ thị trường BĐS và tăng cường quản lý đất đai.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý, khai thác tốt hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị với đầu tư xây dựng mới các công trình hạ tầng theo quy hoạch. Tiếp tục giữ vững và nâng cao ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status