Một số giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền - pdf 18

Download miễn phí Tiểu luận Một số giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền



Trong các mô hình gia đình, mô hình gia đình trí thức, bố mẹ có trình độ học vấn, có văn hoá, gia đình hoà thuận, đầm ấm và hạnh phúc và đặc biệt gia đình là nơi để các con cảm giác thật sự an toàn khi sống ở đó sẽ có ảnh hưởng một cách tích cực đến hình thành nhân cách của các sinh viên. Họ sẽ có định hướng giá trị nhân cách đúng đắn theo sự định hướng của bố mẹ và phát triển nhân cách của mình đúng với mong muốn của xã hội. Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ là nhưng sinh viên được sống trong gia đình rất thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách, song họ vẫn có định hướng giá trị nhân cách lệch lạc, không đúng theo mong muốn của gia đình và xã hội. Một số sinh viên phải sống trong môi trường gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ thiếu trình độ văn hoá, không có hình thức giáo dục con cái tích cực song vẫn trở thành học sinh ngoan, học giỏi, do sự tự học hỏi, sự nỗ lực và ý chí quyết tâm cao của bản thân.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tự nhiên mà có, để hoàn thiện nhân cách đòi hỏi quá trình hoạt động tích lũy kinh nghiệm là rất quan trọng của từng cá nhân.
Nhân cách tốt và hoàn thiện sẽ giúp cho sinh viên nhận thức đúng và hành động đúng theo những chuẩn mực của xã hội. Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi thể chế chính trị, là những người chủ tương lai của đất nước sau này vì vậy cần rèn luyện cả đức và tài cho sinh viên.
Các kiểu nhân cách của sinh viên
Dựa trên cơ sở đo các định hướng giá trị, hứng thú, mục đích học tập của sinh viên, các nhà nghiên cứu đưa ra cách phân kiểu khác nhau. Đáng chú ý là cách phân loại của các nhà xã hội học Mĩ (G. Đavít Gottolit và B. Khotkinxto). Các tác giả đã nghiên cứu thái độ của nam, nữ sinh viên đối với học tập và chia thành bốn kiểu nhân cách (W,X,Y,Z).
Kiểu “W”: Họ học tập để chuẩn bị nghề tương lai, không quan tâm đến lĩnh vực tri thức xã hội của trường đại học, mặc dù có đôi khi tham gia vào đời sống xã hội trường. Họ chỉ thực hiện các bài tập theo yêu cầu, chỉ cần đạt điểm trung bình sao cho khỏi bị đúp. Ngoài sách bắt buộc, họ chỉ đọc những tài liệu theo ý thích mà không có liên quan đến việc học. Họ học vì nghề nghiệp.
Kiểu “X”: Những sinh viên này tìm tòi những môn học mà họ coi là những tri thức về cuộc sống nói chung trên cơ sở lựa chọn riêng của cá nhân. Họ rất quan tâm đến thế giới tư tưởng và sách,... Họ đã nêu ra: việc học đại học để thỏa mãn lòng khát khao tri thức và kinh nghiệm sống.
Kiểu “Y”: Họ gần với loại X, họ cố gắng đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi. Họ tự nguyện tham gia vào các hội khác và việc tự quản của sinh viên. Họ coi tập thể dù không phải lĩnh vực cơ bản nhưng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cá nhân họ.
Kiểu “Z”: Họ chú ý đến các hình thức xã hội của trường đại học hơn bản thân các khoa học. Học gắn bó với trường, tham gia và cố gắng trong các hoạt động xã hội và thích hội họp, gặp gỡ [9, 89 - 90].
Vậy, việc nghiên cứu phân kiểu nhân cách của sinh viên có ý nghĩa lớn lao trong việc giáo dục sinh viên đại học.
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách cho sinh viên
1.2.1. Sinh viên và đặc điểm của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị
1.2.1.1. Sinh viên
Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng Latinh Student có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm, khai thác tri thức. Nó dùng nghĩa tương đương với student trong tiếng Anh, etudiant trong tiếng Pháp.
Thuật ngữ sinh viên đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng chính thức vào thời kỳ xuất hiện và phát triển các trung tâm giáo dục đại học tổng hợp trên thế giới như trường Đại học Ooxxpho (Anh) năm 1168; Đại học Pari (Pháp) năm 1200, Đại học Praha (Secxlovakia) năm 1348... [9, 57 - 58].
Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội. Nhóm xã hội đặc biệt gồm hàng triệu sinh viên trên thế giới, nhóm này rất cơ động mà mục đích hoạt động của nó được tổ chức theo một chương trình nhất định của việc chuẩn bị thực hiện vai trò xã hội và nghề nghiệp cao trong lĩnh vực sản xuất vật chất và tinh thần. Nhóm xã hội đặc biệt này có nguồn gốc bổ sung cho đội ngũ trí thức hoạt động học tập được đào tạo cho lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng có ích cho xã hội.
Sinh viên là con người thuộc một lứa tuổi nhất định và là một nhân cách nên có thể được xác định về ba phương diện sinh lý, tâm lý và xã hội. Theo quy định của trường Đại học thì lứa tuổi sinh viên hiện đại là từ 18 đến 23 tuổi nghĩa là nó trùng hợp với giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên (từ 18 đến 25 tuổi) mà giai đoạn thứ nhất của tuổi thanh niên từ 15 đến 17, 18 tuổi còn là học sinh trường phổ thông. Đa số sinh viên khối một có độ tuổi dưới 20 tuổi. Điều này khác với sinh viên nước ta sau năm 1975 có tuổi trung bình cao hơn do nhiều sinh viên từ quan đội trở về học [9, 58].
Khi xem xét sinh viên ở bình diện nhân cách thì đó là giai đoạn quá độ của việc hình thành nhân cách mà cận dưới của nó là sự chín muồi về sinh lý và cận trên của nó là có nghề nghiệp ổn định và bắt đầu bước vào một phạm vi hoạt động lao động. Nghiên cứu sinh viên ở góc độ ý thức thì đó là quá trình hình thành thế giới quan nắm vững các giá trị và các tiêu chuẩn về ý thức nghề nghiệp.
Khi xác định cấu trúc xã hội có giai cấp và các thành phần của nó thì phải xuất phát từ những dấu hiệu cơ bản của giai cấp và nhóm xã hội mà dấu hiệu quan trọng nhất là vị trí trong hệ thống nhất định của nền sản xuất. Giới sinh viên không có vị trí độc lập trong các tổ chức lao động sản xuất của xã hội nên không phải là một giai cấp. Vị trí thực của sinh viên trong xã hội chưa có mà còn phụ thuộc vào nhiều giai cấp, một tầng lớp nào đó, ở thành thị hay nông thôn có sự khác biệt về điều kiện sống, về hoàn cảnh xã hội. Theo kết quả nghiên cứu của B. G. Ananhev thì: lứa tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảm đạo đức và thẩm mỹ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách. Đặc biệt là họ có vai trò xã hội của người lớn.
Sinh viên có chức năng chủ yếu là bổ sung cho đội ngũ trí thức - là tầng lớp có trình độ nghề nghiệp cao trong xã hội. Họ thực hiện tích cực vai trò là nguồn dự trữ để bổ sung cho đội ngũ những chuyên gia theo các nhóm nghề khác nhau trong cấu trúc của tầng lớp trí thức.
1.2.1.2. Đặc điểm của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị
Sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị cũng giống với sinh viên các ngành khác trong các trường đại học khác. Họ đều là những học sinh tốt nghiệp trường trung học phổ thông và để được học trong mái trường đại học những học sinh này đều phải trải qua kỳ thi đại học và sau khi đủ tiêu chuẩn họ mới được nhập học.
Sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị có một số đặc điểm sau:
Một trong những đặc điểm quan trọng là nhất của sinh viên là sự tự ý thức. Đó là ý thức và sự tự đánh giá của mỗi sinh viên về hành động, tư tưởng tình cảm, phong cách đạo đức, tư tưởng và động cơ của hành vi, sự đánh giá toàn diện về bản thân, về vị trí của mình trong cuộc sống. Tự ý thức là dấu hiệu thiết kế nhân cách được hình thức cùng với hình thành sau này. Một trong các thành phần có ý nghĩa nhất tạo nên sự phát triển tự ý thức của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị là năng lực tự đánh giá. Tự đánh giá của nhân cách thể hiện ở thái độ đối với bản thân và kết quả sự biểu hiện các thuộc tính nhân cách và năng lực trong hoạt động, giao tiếp và tự giáo dục. Từ đó hình thành lòng tự tin, tự trọng phản ánh trạng thái tâm lý đạo đức của sinh viên.
Đặc điểm thứ hai là định hướng giá trị của sinh viên. Đây là một trong những yếu tố hình thành nên động cơ hoạt động của sinh viên. Đó là những giá trị nhân cách, những giá trị nghề nghi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status