Thiết kế hệ thống Điều hòa không khí cho tòa nhà văn phòng cho thuê số 4 Láng Hạ - Hà Nội - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Thiết kế hệ thống Điều hòa không khí cho tòa nhà văn phòng cho thuê số 4 Láng Hạ - Hà Nội
MỤC LỤC CHƯƠNG 1: Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ, GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH VÀ CHỌN CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN5
1.1.Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ5
1.1.1. Tầm quan trọng của điều hoà không khí đối với con người5
1.1.2. Tầm quan trọng của điều hòa không khí đối với sản xuất6
1.2. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH9
1.3.TÍNH CHỌN CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN11
1.3.1.Chọn cấp điều hoà không khí11
1.3.2. Thông số tính toán ngoài trời12
1.3.3. Thông số tính toán trong nhà. 12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ VÀ CHỌN HỆ THỐNG ĐHKK CHO TOÀ NHÀ14
2.1. HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ CỤC BỘ14
2.1.1. Máy điều hoà cửa sổ. 14
2.1.2. Máy điều hoà loại tách. 15
2.2.HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ GỌN (TỔ HỢP). 16
2.2.1.Máy điều hoà tách:16
2.2.2 Máy điều hoà nguyên cụm:17
2.3. HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ TRUNG TÂM NƯỚC18
2.3.1 Đặc điểm chung:18
2.3.2. Máy làm lạnh nước (Water Chiller). 20
2.4. MÁY ĐIỀU HOÀ VRV20
2.5. CHỌN HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ CHO TOÀ NHÀ23
CHƯƠNG 3: TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT ẨM . 24
3.2. TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT. 25
3.2.1. Nhiệt toả từ máy móc Q1. 25
3.2.2. Nhiệt toả từ đèn chiếu sáng. 27
3.2.3. Nhiệt toả từ người Q3. 28
3.2.4. Nhiệt toả ra từ bán thành phẩm Q4. 30
3.2.5. Nhiệt toả ra từ thiết bị trao đổi nhiệt Q5. 30
3.2.6. Nhiệt toả do bức xạ mặt trời qua cửa kính Q6. 30
3.2.7. Nhiệt toả do bức xạ mặt trời qua bao che Q7. 32
3.2.8. Nhiệt toả do rò lọt không khí qua cửa Q8. 34
3.2.9. Nhiệt thẩm thấu qua vách Q9. 35
3.2.10. Nhiệt thẩm thấu qua trần Q10. 41
3.2.11. Nhiệt thẩm thấu qua nền Q11. 41
3.3. TÍNH TOÁN LƯỢNG ẨM THỪA42
3.4. KIỂM TRA ĐỌNG SƯƠNG TRÊN VÁCH44
3.5. TÍNH TOÁN HỆ SỐ GÓC TIA QUÁ TRÌNH46
CHƯƠNG 4: THÀNH LẬP VÀ TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ48
4.1. THÀNH LẬP SƠ ĐỒ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ48
4.2. TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ TUẦN HOÀN KHÔNG KHÍ 1 CẤP MÙA HÈ50

CHƯƠNG 5: TÍNH CHỌN MÁY VÀ CÁC THIẾT BỊ54
5.1. Chọn dàn lạnh. 54
5.2. Chọn dàn nóng. 58
5.3. Chọn bộ chia gas (REFNET). 59
5.4. Chọn đường ống dẫn môi chất.60
5.5. Chọn tháp giải nhiệt và chọn bơm nước. 61
1. Chọn tháp. 61
2. Chọn Bơm nước. 61
5.6. Chọn hệ thông gió thu hồi nhiệt HRV65
5.7. Chọn bộ điều khiển. 66
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ68
6.1. TỔNG QUAN68
6.2. LỰA CHỌN VÀ BỐ TRÍ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÔNG KHÍ68
6.2.1. Lựa chọn miệng thổi và miệng hồi68
6.2.2. Chọn các thiết bị phụ của đường ống gió. 69
6.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG GIÓ TƯƠI70
6.4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG HÚT GIÓ THẢI72
6.4.1. Tính toán thiết kế đường ống hút gió thải tầng hầm72
6.4.2. Tính toán thiết kế đường ống hút gió thải nhà vệ sinh. 75
CHƯƠNG 7: CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA77
7.1. BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT. 77
7.1.1. Lắp đặt hệ ống dẫn môi chất lạnh và hệ thoát nước ngưng. 77
7.1.2. Lắp đặt hệ thống điện. 82
7.1.3. Lắp đặt các dàn nóng và dàn lạnh (Outdoor và Indoor). 82
7.1.4. Hút chân không và nạp gas vào hệ đường ống môi chất83
7.2. CÔNG TÁC VẬN HÀNH85
7.2.1. Vận hành máy nén. 85
7.2.2. Vận hành các thiết bị tự động. 85
7.3. CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA85
­


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

oài. Sơ đồ này thường được sử dụng trong không gian điều hoà có phát sinh chất độc, các phân xưởng độc hại, các cơ sở y tế như phòng phẩu thuật…
Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp được sử dụng rộng rãi nhất vì hệ thống tương đối đơn giản, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, vận hành không phức tạp lại có tính kinh tế cao. Sơ đồ này được sử dụng cả trong lĩnh vực điều hoà tiện nghi và điều hoà công nghệ phân xưởng sản xuất linh kiện điện tử, quang học, máy tính…
Sơ đồ tuần hoàn 2 cấp thường được sử dụng trong điều hoà tiện nghi khi nhiệt độ thổi vào quá thấp, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong các phân xưởng sản xuất khi cần điều chỉnh đồng thời cả nhiệt độ và độ ẩm như nhà máy dệt, thuốc lá … So với sơ đồ điều hoà không khí 1 cấp thì chi phí đầu tư lớn hơn.
Qua phân tích đặc điểm của công trình ta thấy đây là công trình điều hoà thông thường không đòi hỏi nghiêm ngặt về chế độ nhiệt ẩm. Do đó chỉ cần sử dụng sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp là đủ đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
Hình 4.1. Giới thiệu nguyên lý cấu tạo hệ thống điều hoà không khí một cấp.
10
4
2
3
T
N
H
6
1
8
9
11
Hình 4.1. Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp
1- Cửa lấy gió tươi 7 - Không gian điều hoà
2- Buồng hoà trộn 8 - Miệng hồi
3 - Thiết bị xử lý nhiệt ẩm 9 - Ống gió hồi
4 - Quạt gió cấp 10 - Lọc bụi
5 - Ống gió cấp 11 - Quạt gió hồi
6 - Miệng thổi 12 – Cửa tự thải
Nguyên lý làm việc của hệ thống:
Không khí ngoài trời (lưu lượng LN, trạng thái N (tN, jN) qua cửa lấy gió trời đi vào buồng hoà trộn 2. Tại đây diễn ra quá trình hoà trộn giữa không khí ngoài trời với không khí tuần hoàn trạng thái T (tN, jN), lưu lượng LT. Không khí sau khi hoà trộn có trạng thái H được xử lí nhiệt ẩm trong thiết bị xử lí 3 đến trạng thái O rồi được quạt gió 4 vận chuyển theo đường ống 5 tới không gian điều hoà 7 qua các miệng thổi 6.
Trạng thái không khí thổi vào kí hiệu là V. Do nhận nhiệt thừa và ẩm thừa trong phòng nên không khí tự thay đổi trạng thái từ V đến T theo tia VT có hệ số góc = QT/WT. Sau đó không khí trong phòng có trạng thái T được hút với lưu lượng LT qua các miệng hút 8 đi vào đường ống hồi 9 nhờ quạt hút 11, qua lọc bụi 10, vào buồng hoà trộn 2. Một phần không khí trong phòng được thải ra ngoài qua cửa tự thải 12 với lưu lượng LN.
4.2. TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ TUẦN HOÀN KHÔNG KHÍ 1 CẤP MÙA HÈ
j = 95%
j = 100%
N
H
T
OºV
I
d
e
Sự thay đổi trạng thái không khí của sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp mùa hè được trình bày trên đồ thị I-d (hình 4.2)
Hình 4.2. Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp mùa hè
Các quá trình trên đồ thị:
+ TH và NH: Quá trình hoà trộn
+ HV: Quá trình làm lạnh, khử ẩm (tại dàn lạnh)
+ VT: Quá trình thay đổi trạng thái không khí để khử QT và WT.
Việc xác định các thông số tại các điểm nút được tiến hành như sau:
Thông số tại hai điểm N và T đã biết theo phần chọn các thông số tính toán:
Ngoài trời: tN = 32,80C, jN = 66%
Trong nhà: tT = 250C, jT = 65%
- Chọn độ ẩm của không khí tại điểm thổi vào V là: jV =95%.
Do VT là quá trình tự thay đổi trạng thái khử ẩm thừa và nhiệt thừa với hệ số góc tia quá trình là T nên V là giao điểm của đường T với đường j =95%.
- Điểm hoà trộn H được xác định theo IH hay dH như sau:
IH = IT. + IN.
dH = dT. + dN.
GN - lưu lượng gió tươi, kg/s
GT - lưu lượng gió tái tuần hoàn, kg/s.
- Để đảm bảo ôxi cần thiết cho con người, đảm bảo điều kiện vệ sinh, ta chọn lượng gió tươi (theo bảng 1.4) là 20¸30 m3/h.người. Vậy lượng khí tươi cần cấp cho một phòng trong một giờ là:
GN = (20¸30).n, m3/h
Hay GN = (20¸30).., kg/s
Trong đó:
= 1,2 kg/m3 - mật độ không khí
n: Số người trong phòng.
Lượng không khí tuần hoàn trong hệ thống hay lượng không khí cần thiết để khử toàn bộ lượng nhiệt thừa, ẩm thừa là:
G = = , kg/s
G = GN + GT = GH
=> GT = G - GN
Thay kết quả vào hệ thức trên ta sẽ được trạng thái không khí tại điểm hoà trộn H.
Vậy năng suất lạnh yêu cầu:
Q0 = G.(IH – I0), kW.
Ví dụ tính toán:
Do số lượng phòng nhiều nên chỉ tính ví dụ cho phòng làm việc tầng 1 còn các phòng khác được trình bày trong bảng kết quả.
- Phòng làm việc tầng 1:
Hệ số góc tia quá trình:
= 25765 kJ/kg
Lượng nhiệt thừa trong phòng:
QT = 83165 W
Các thông số trạng thái ngoài trời:
tN = 32,80C, jT = 66%, dT = 21,3 g/kg, IN = 87,4 kJ/kg
Các thông số trạng thái trong nhà:
tT = 250C, jT = 65%, dT = 13,1 g/kg, IT = 58,4 kJ/kg
Qua điểm T, vẽ tia cắt đường j = 95% tại một điểm gọi là O. Tra trên đồ thị I-d được trạng thái điểm O như sau:
tO = 18,60C, jO = 95%, dO = 12,7 g/kg, IO = 50,8 kJ/kg
Lượng không khí tươi cần cấp cho phòng trong một giờ là:
GN = (20¸30).., kg/s
Chọn mức 20 m3/h.người thì:
GN = 20.1,2. = 0,673 kg/s.
Lượng không khí cần thiết để triệt tiêu toàn bộ nhiệt thừa và ẩm thừa:
G = = = 10,94 kg/s.
Ta thấy GN < 10% G nên phải tự động tăng lượng gió tươi lên là:
GN = 10%.G = 1,094 kg/s.
Lượng không khí tái tuần hoàn trong hệ thống:
GT = G – GN = 10,94 – 1,094 = 9,846 kg/s.
Vậy trạng thái điểm hoà trộn H là:
IH = 58,4. = 61,3 kJ/kg.
hay dH = 13,1. = 13,9 g/kg.
Tra đồ thị I-d ta có các thông số còn lại của điểm H:
tH = 25,90C, jH = 67%
Năng suất lạnh yêu cầu:
QO = G.(IH – IO) = 10,94.(61,3 – 50,8) = 115 kW.
Các phòng còn lại được trình bày trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Năng suất lạnh và lưu lượng gió tươi yêu cầu.
Tầng
Phòng
Năng suất lạnh
kW
Lưu lượng gió tươi
kg/s
1
Phòng làm việc
115
1,094
Hành lang thang máy
4
0,036
Phòng quản lý
5,6
0,055
2 ¸3
Phòng làm việc
110
1,034
Hành lang thang máy
3,8
0,034
Phòng quản lý
10,1
0,099
4
Phòng làm việc
103
0,952
Hành lang thang máy
3,8
0,034
Phòng quản lý
9,8
0,095
5¸14
Phòng làm việc
93
0,842
Hành lang thang máy
3,6
0,032
Phòng quản lý
9,0
0,086
15
Phòng làm việc
51,5
0,52
Hội trường
93
0,829
Phòng quản lý
13,0
0,143
CHƯƠNG 5: TÍNH CHỌN MÁY VÀ CÁC THIẾT BỊ
Như phần phân tích các hệ thống điều hoà không khí và chọn hệ thống điều hoà không khí cho toà nhà (chương 2) thì hệ thống điều hoà không khí cho toà nhà là hệ thống điều hoà không khí VRV, giải nhiệt nước.
Hệ thống VRV - WII bao gồm các thiết bị chính sau đây:
+ Cụm dàn lạnh
+ Cụm dàn nóng giải nhiệt nước
+ Hệ thống ống gas và bộ chia gas (REFNET)
+ Tháp giải nhiệt nước.
5.1. Chọn dàn lạnh
Chọn dàn lạnh được tiến hành dựa trên hai thông số chính sau:
- Năng suất lạnh yêu cầu
- Năng suất gió yêu cầu.
Năng suất lạnh cho trong catalog thương mại là năng suất lạnh danh định, ở chế độ vận hành tiêu chuẩn:
- Chênh lệch giữa dàn nóng và dàn lạnh bằng 0
- Các thông số không khí:
+ Trong nhà: Nhiệt độ bầu khô 270C, nhiệt độ bầu ướt 19,50C
+ Ngoài nhà: Nhiệt độ bầu khô 350C.
Trong thực tế ở điều kiện hoạt động cụ thể các chế độ trên đều khác: Chênh lệch độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh khác 0, các chế độ nhiệt độ trong và ngoài nhà đều khác so với chế độ tiêu chuẩn. Do đó phải chọn dàn lạnh phù hợp sao cho: Q0tt ≥ Q0yc
Q0tt: Năng suất lạnh thực tế của dàn lạnh ở chế độ vận hành
Q0yc: Năng suất lạnh yêu cầu của không gian điều hoà. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status