Phân tích tình hình hoạt động của công ty xây dựng công trình và thương mại giao thông vận tải - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Phân tích tình hình hoạt động của công ty xây dựng công trình và thương mại giao thông vận tải



 
MỤC LỤC
Chương I: Phân tích tài chính - Một yếu tố quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp
I. Phân tích tài chính trong doanh nghiệp
1. Khái niệm
2. Các bước tiến hành phân tích tài chính trong doanh nghiệp
II. Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp
1. Đối với bản thân doanh nghiệp
2. Đối với các chủ nợ
3. Đối với nhà đầu tư
4. Đối với các cơ quan chức năng
III. Những yếu tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính trong doanh nghiệp
1. Nguồn thông tin
1.2. Các nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp
2. Phương pháp phân tích
3. Chất lượng cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp
IV. Nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp
1. Phân tích khái quát Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2. Phân tích các nhóm chỉ tiêu
2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cân đối vốn hay cơ cấu vốn
3. Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn
4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động của công ty xây dựng công trình và thương mại giao thông vận tải
1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty
2 Đặc điểm về bộ máy quản lý
III. Phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng công trình và thương mại giao thông vận tải
1. Nguồn thông tin sử dụng trong PTTC của Công ty
2. Phân tích khái quát vể hoạt động về hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua
3. Phân tích chỉ tiêu trong hoạt động tài chính
4. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn
5. Phân tích việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
6. Đánh giá tình hình tài chính của công ty
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc phát triển tài chính của công ty
I. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chínhtại công ty xây dựng công trình và thương mại giao thông vận tải
1 Biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh
2. Các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng công trình và thương mại giao thông vận tải
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nghiệp, nó có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ chủ nợ nhìn số vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là do các chủ nợ gánh chịu. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận nhiều hơn tiền lãi phải trả thì lợi nhuận dành cho các chủ doanh nghiệp tăng lên đáng kể.
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản: là tỷ lệ được tính bằng cách chia tổng số nợ cho tổng tài sản. Tỷ lệ này được dùng để đo lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợ vay. Chủ nợ rất ưa thích một tỷ số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng thấp, hệ số an toàn càng cao, món nợ của họ càng được bảo đảm, và họ có cơ sở để tin tưởng vào sự đáo nợ đúng hạn của con nợ. Khi tỷ số nợ cao, tức là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần nhỏ trên tổng số vốn, thì sự rủi ro trong kinh doanh được chuyển sang chủ nợ gánh chịu một phần. Đồng thời, khi tỷ số nợ cao thì chủ doanh nghiệp càng có lợi rõ rệt, vì khi đó họ chỉ bỏ ra một lượng vốn nhỏ, nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn, và khi doanh lợi vốn lớn hơn lãi suất tiền vay thì phần lợi nhuận của họ gia tăng rất nhanh. Mặt khác, khi tỷ số nợ cao thì mức độ an toàn trong kinh doanh càng kém, vì chỉ cần một khoản nợ tới hạn không trả được sẽ rất dễ làm cho cán cân thanh toán mất thăng bằng, xuất hiện nguy cơ phá sản.
Tổng nợ
Tỷ lệ nợ =
TỔNG TÀI SẢN
Hệ số cơ cấu tài sản: là tỷ lệ được tính bằng cách chia tài sản lưu động hay tài sản cố định cho tổng tài sản. Hệ số này được dùng để đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng loại hình sản xuất mà hệ số này ở mức độ cao thấp khác nhau.
Cơ cấu cho từng loại tài sản được tính như sau:
Tài sản cố định
Tỷ trọng TSCĐ =
Tổng tài sản
Hoặc:
Tài sản lưu động
Tỷ trọng TSLĐ =
Tổng tài sản
Hệ số cơ cấu nguồn vốn:là tỷ lệ được tính bằng cách chia tổng nguồn vốn chủ sở hữu cho tổng nguồn vốn. Hệ số này thể hiện mức độ tự chủ về tài chính của công ty. Hệ số càng cao, khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty càng lớn.
Nguồn vốn chủ sở hữu
Hệ số cơ cấu nguồn vốn =
Tổng nguồn vốn
2.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động:
Khả năng này được thể hiện qua các tỷ lệ mà các tỷ lệ này được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, mà các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ được sử dụng chủ yếu trong các tỷ lệ này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp.
Vòng quay dự trữ (tồn kho): là chỉ tiêu khá quan trọng đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được tính bằng cách chia doanh thu tiêu thụ trong năm của doanh nghiệp cho giá trị dư trữ ( tồn kho ) bình quân.
Doanh thu thuần
Vòng quay dự trữ =
Dự trữ
Kỳ thu tiền bình quân: Trong quá trình hoạt động, việc phát sinh các khoản phải thu, phải trả là điều tất yếu. Khi các khoản phải thu càng lớn, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều ( ứ đọng trong khâu thanh toán). Nhanh chóng giải phóng vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán là một bộ phận quan trọng của công tác tài chính. Vì vậy, các nhà phân tích tài chính rất quan tâm tới thời gian thu hồi các khoản phải thu và chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân ra đời với mục đích thông tin về khả năng thu hồi vốn trong thanh toán .
Phải thu x 360
Tỷ lệ kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tài sản cố định ở đây được xác định là giá trị còn lại đến thời điểm báo cáo. Giá trị tài sản cố định là giá trị thuần của các loại tài sản cố định tính theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán, tức là nguyên giá tài sản cố định khấu trừ phần hao mòn phần tài sản cố định cộng dồn đến thời điểm tính.
Doanh thu thuần
Tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Giá trị tài sản cố định
¨ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: được tính bằng tỷ số giữa doanh thu tiêu thụ và tổng tài sản. Tỷ số này cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Nó cũng thể hiện số vòng quay trung bình toàn bộ vốn của doanh nghiệp trong thời kỳ báo cáo. Hệ số này làm rõ khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng vòng quay ( tốc độ ) kinh doanh này lên là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Doanh thu thuần
Tỷ lệ hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Tổng tài sản
2.4 . Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi:
Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai. Nếu như các nhóm chỉ tiêu trên phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp thì tỷ lệ khả năng sinh lợi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanh nghiệp, từ đó ra những quyết định phù hợp cho lợi ích của riêng mình.
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: để đánh giá hoạt động sản xuất - kinh doanh thịnh vượng hay suy thoái, ngoài việc xem xét chỉ tiêu doanh thu đạt được trong kỳ, các nhà phân tích còn xác định số lợi nhuận sau thuế có trong một trăm đồng doanh thu.
Lợi nhuận sau thuế
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này thay đổi có thể do chi phí hay giá bán sản phẩm thay đổi. Không phải lúc nào giá trị của nó cao cũng là tốt. Nếu nó cao do chi phí (giá thành sản phẩm) giảm thì tốt nhưng nếu nó cao do giá bán tăng lên trong trường hợp cạnh tranh không thay đổi thì chưa phải là tốt vì tính cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giảm (tiêu thụ sản phẩm giảm).
Doanh lợi vốn chủ sở hữu: so với người cho vay, thì việc bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu mang tính mạo hiểm hơn, nhưng lại có nhiều cơ hội mang lại lợi nhuận cao hơn. Họ thường dùng chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu làm thước đo mức doanh lợi trên mức đầu tư của chủ sở hữu.
Lợi nhuận sau thuế
Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu
Doanh lợi vốn: là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. tuỳ từng trường hợp vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn lợi nhuận trước thuế và lãi hay lợi nhuận sau thuế để so sánh với tổng tài sản. Đối với doanh nghiệp có sử dụng nợ trong kinh doanh, người ta dùng chỉ tiêu doanh lợi vốn xác
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status