Một số biện pháp cơ bản nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty vật tư kỹ thuật xi măng - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp cơ bản nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty vật tư kỹ thuật xi măng



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. 3
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 3
1.Khái niệm, vai trò và chức năng của thị trường. 3
1.1 Khái niệm về thị trường. 3
1.2.Vai trò và chức năng của thị trường. 4
2.Các quy luật của thị trường và cơ chế thị trường. 7
2.1.Các quy luật của thị trường. 7
2.2.Cơ chế thị trường 8
3.Phân loại thị trường và phân khúc thị trường. 9
3.1.Phân loại thị trường. 9
3.2.Phân khúc thị trường. 10
II. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 11
1.Khái niệm về môi trường kinh doanh. 11
1.1Khái niệm về môi trường kinh doanh. 11
1.2.Các nhân tố trong môi trường kinh doanh. 12
2.Phân tích các nhân tố trong môi trường kinh doanh. 14
2.1.Môi trường kinh tế quốc dân trong nước bao gồm các yếu tố. 14
2.2.Các nhân tố trong môi trường cạnh tranh nội bộ ngành. 16
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG VÀ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP. 18
1.Khái niệm và vai trò của việc mở rộng thị trường. 18
1.1. Khái niệm và vai trò. 18
1.2. Một số yêu cầu trong quá trình mở rộng thị trường của doanh nghiệp. 19
2.Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng mở rộng thị trường của doanh nghiệp. 21
2.1 Chỉ tiêu mức sản lượng bán ra. 21
2.2 Chỉ tiêu mức tăng doanh số. 21
2.3 Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp. 21
3. Một số biện pháp mở rộng thị trường và tăng khả năng phát triển của doanh nghiệp 22
3.1. Một số phương hướng nhằm đẩy mạnh khả năng phát triển của doanh nghiệp. 22
3.2. Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường của doanh nghiệp. 26
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG Ở CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG. 30
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG. 30
II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG. 33
1. Những yếu tố bên ngoài của công ty. 33
1.1. Những quy định của nhà nước và của Tổng công ty xi măng Việt nam 33
1.2.Những yếu tố về cạnh tranh. 36
2. Những yếu tố bên trong công ty. 40
2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý và mô hình tiêu thụ. 40
2.2.Các yếu tố liên quan đến sản phẩm. 46
III. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG Ở CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG TRONG NHỮNG NĂM QUA. 48
1.Phân tích đánh giá thực trạng công tác củng cố và mở rộng thị trường ở công ty vật tư kỹ thuật xi măng qua hai thời kỳ thay đổi cơ cấu tổ chức. 48
1.1 Phân tích đánh giá thực trạng công tác củng cố và mở rộng thị trường ở công ty vật tư kỹ thuật xi măng trong giai đoạn từ 1/8/1998 cho đến ngày 31/5/2001. 49
1.2. Phân tích đánh giá thực trạng công tác củng cố và mở rộng thị trường ở Công ty vật tư kỹ thuật xi măng trong giai đoạn từ 1/6/2001 cho đến nay. 53
2. Thực trạng về tình hình tiêu thụ sản phẩmcủa công ty 3 năm 1998- 2001 theo loại xi măng. 55
3. Kết quả và những tồn tại trong công tác củng cố và mở rộng thị trường ở công ty vật tư kỹ thuật xi măng. 57
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG. 61
I. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG. 61
1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. 61
2. Tổ chức sắp xếp lại công tác vận tải bốc dỡ cũng như hệ thống kho tàng, cửa hàng và cửa hàng đại lý của công ty nhằm giảm tối đa chi phí thương mại. 63
3. Thực hiện các liên doanh, liên kết nhằm tăng cường khả năng phục vụ của doanh nghiệp. 66
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ TỔNG CÔNG TY XI MĂNG VIỆT NAM. 68
1. Kiến nghị về chính sách thương mại dành cho tổng công ty xi măng Việt Nam nói chung và công ty vật tư kỹ thuật xi măng nói riêng. 68
2. Kiến nghị về cơ chế giá dành cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xi măng. 69
3. Kiến nghị về tình trạng cạnh tranh trên thị trường xi măng hiện nay. 70
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ệp chọn giá cả làm vũ khí cạnh tranh nhằm mở rộng thị trường thì tuỳ từng loại sản phẩm, tuỳ từng thời điểm, tuỳ từng thị trường mà doanh nghiệp sẽ phải đưa ra các mức giá khác nhau để thu hút khách hàng và tạo ra lợi nhuận tối đa cho mình. Doanh nghiệp có thể áp dụng một số chính sách giá sau:
- Giá thâm nhập thị trường. Ban đầu khi sản phẩm mới đưa ra thị trường, doanh nghiệp đưa ra giá thấp để kích thích và thu hút người tiêu dùng hay (nếu sản phẩm là loại tốt) thì đưa ra giá cao để gây uy tín dành lấy số khách hàng có tiền, sau đó dần dần giảm giá.
- Giá phân biệt. Đây là việc doanh nghiệp đưa ra các mức giá linh hoạt khác nhau nhằm khai thác hết những sự đàn hồi nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng theo khu vực, mùa vụ, tầng lớp... hay đối với các khách hàng mua nhiều, mua thanh toán ngay bằng tiền mặt có thể giảm giá để bán được hàng và kích thích người tiêu dùng mua hàng.
- Giá tâm lý. Là việc doanh nghiệp áp dụng các loại giá như “giá cuối vụ” ; “giá của lô hàng chót”... để kích thích khách mua hàng.
Chính sách về các dịch vụ sau bán hàng.
Ngày nay trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường. Hoạt động của doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp thương mại không phải dừng lại sau lúc giao hàng, thu tiền của khách hàng mà còn bao gồm cả dịch vụ sau bán hàng. Các hoạt động này thể hiện trách nhiệm đến cùng đối với người tiêu dùng của doanh nghiệp. Ta có thể hiểu các hoạt động dịch vụ như sau: “Dịch vụ là mọi hoạt động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất” PHILIP KOTLER. Quản trị marketing. Nxb Thống kê. 1997. Tr 522.
.
Chương II:
Thực trạng công tác củng cố và mở rộng thị trường ở công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là một doanh nghiệp Nhà nước có trụ sở tại Km6 đường Giải phóng - Hà Nội. Đây là một doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xi măng thuộc Bộ xây dựng. Hiện tại nhiệm vụ chủ yếu của công ty là kinh doanh các loại xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút sơn trên địa bàn Hà Nội (khu vực nam sông Hồng) và các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm 3 giai đoạn chính và trong từng giai đoạn phát triển của mình, công ty có nhiệm vụ khác nhau và có mô hình hoạt động khác nhau.
Giai đoạn một bắt đầu từ ngày 12/2/1993 là ngày mà Bộ xây dựng ra văn bản số 023A/BXD - TCLĐ quyết định thành lập Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng. Đến ngày 30/9/1993, Bộ xây dựng lại ra văn bản số 445/BXD/TCLĐ quyết định đổi tên Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng thành Công ty vật tư kỹ thuật xi măng kể từ ngày 1/10/1993 với nhiệm vụ chủ yếu là:
- Kinh doanh các vật tư kỹ thuật phục vụ đầu vào cho các xí nghiệp sản xuất xi măng.
- Dự trù một lượng xi măng để bình ổn thị trường xi măng tại Hà Nội khi cần thiết.
-Tổ chức bán lẻ xi măng trên thị trường Hà Nội.
Tuy nhiên sau cơn sốt nóng xi măng những tháng đầu năm 1998, cộng với việc ngoài Công ty vật tư kỹ thuật xi măng trên địa bàn Hà Nội còn có hai chi nhánh tiêu thụ xi măng của hai công ty Hoàng Thạch và Bỉm Sơn đã làm cho tình hình cung cầu xi măng trên địa bàn này diễn ra rất phức tạp. Do đó, ngày 10/7/1995, Tổng công ty xi măng Việt Nam đã ra văn bản số 833/TCT - HĐQL quyết định sát nhập hai chi nhánh tiêu thụ của công ty xi măng Hoàng Thạch và Bỉm Sơn tại Hà Nội vào Công ty vật tư kỹ thuật xi măng. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/8/1995, đây chính là thời điểm bắt đầu giai đoạn hai trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng. Trong giai đoạn này, Công ty vật tư kỹ thuật xi măng hoạt động theo mô hình tổng đại lý tiêu thụ cho các công ty xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn và Hải Phòng trên địa bàn Hà Nội, lúc này trách nhiệm của công ty là:
- Tiếp nhận xi măng tại các đầu mối (ga, cảng) trên địa bàn Hà Nội do các công ty sản xuất xi măng vận chuyển đến theo giá của Tổng công ty xi măng Việt Nam quy định.
- Tổ chức bán buôn và bán lẻ xi măng trên địa bàn Hà Nội với giá không được vượt quá giá trần do Tổng công ty xi măng và Nhà nước quy định.
- Dự trữ một lượng xi măng tại kho của công ty nhằm bình ổn thị trường khi cần thiết.
Sau một thời gian hoạt động theo mô hình tổng đại lý tiêu thụ, đến những tháng đầu của năm 2001, do tìnhhình có nhiều thay đổi:
+ Nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục trên đà tăng trưởng, nhưng tốc độ đã chững lại do chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế tài chính của các nước trong khu vực; nhiều công trình xây dựng cấp Nhà nước đã phải dãn tiến độ hay phải dừng thi công.
+ Trên thị trường xi măng, cung luôn lớn hơn cầu nên dẫn đến mâu thuẫn cung và cầu về xi măng ngày càng gay gắt, xi măng của Tổng công ty xi măng Việt Nam với xi măng liên doanh và xi măng lò đứng cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị trường và thị phần.
Trước tình hình đó, theo văn bản số 606/TCty - HĐQT ra ngày 23/5/1998 của Tổng công ty xi măng Việt Nam, cách kinh doanh của công ty vật tư kỹ thuật xi măng có sự thay đổi từ cách “tổng đại lý” sang cách “mua đứt bán đoạn” kể từ ngày 1/6/1998 và đây cũng là thời điểm bắt đầu giai đoạn ba trong quá trình hình thành và phát triển của công ty vật tư kỹ thuật xi măng. Từ thời điểm này, địa bàn kinh doanh của công ty cũng được thay đổi, công ty vật tư kỹ thuật xi măng được giao trách nhiệm kinh doanh xi măng, cố gắng giữ vững thị phần và bình ổn giá xi măng trên địa bàn thành phố Hà Nội (khu vực nam sông Hồng), các tỉnh Hà Tây - Hòa Bình - Sơn La - Lai Châu. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, công ty vật tư kỹ thuật xi măng đã được phép tiếp nhận các chi nhánh của công ty xi măng Bỉm Sơn tại Hòa Bình và Hà Tây và biến nó thành chi nhánh tiêu thụ của công ty tại các địa phương này. Kết quả là tính cho đến ngày 1/12/2001, mạng lưới tiêu thụ của công ty vật tư kỹ thuật xi măng đã bao gồm:
108 cửa hàng tại khu vực Hà Nội(có 40 cửa hàng đại lý)
19 cửa hàng tại khu vực Hà Tây(có 11 cửa hàng đại lý)
23 cửa hàng tại khu vực Hòa Bình(có 13 cửa hàng đại lý)
Quá trình hình thành và phát triển của công ty một phần còn được thể hiện qua việc thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu trong các năm qua. (Xem bảng 1)
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh.
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của công ty vật tư kỹ thuật xi măng)
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm tháng cuối 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Sản lượng tiêu thụ
Tấn
368793
714733
525635
572300
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
324,0
634,4
443,0
364,7
Lợi nhuận
Tỷ đồng
5,7
8,6
6
3,1
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
4,7
17,084
11,823
6,599
II. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh và phát triển thị trường của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
1....
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status