Hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà



LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Cơ sở lí luận về chiến lược phát triển thương hiệu
1.1. Thương hiệu 3
1.1.1. Khái niệm về thương hiệu 3
1.1.2. Vị trí và tầm quan trọng của thương hiệu 4
1.2. Chiến lược phát triển thương hiệu 9
1.2.1.Phát triển thương hiệu : 9
1.2.2. Khái niệm về chiến lược phát triển thương hiệu 10
1.2.2. Nội dung của chiến lược phát triển thương hiệu 12
1.3.Qúa trình hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu 21
Chương 2: Thực trạng chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà 22
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà 23
2.1.1. Giới thiệu chung: 23
2.1.2. Dây chuyền công nghệ 24
2.1.3. Nhân lực: 24
2.1.4. Sản phẩm sản xuất: 24
2.1.5. Năng lực sản xuất 25
2.1.6. Hệ thống phân phối trong nước 25
2.2 Chiến lược phát triển thương hiệu công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng hà 26
2.2.1/ Quá trình xây dựng phát triển thương hiệu công ty 26
2.2. Chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty văn phòng phẩm Hồng Hà 28
2.2.1. Các thuộc tính, các yếu tố hiện có của thương hiệu 28
2.2.2. Chiến lược phát triển thương hiệu hiện thời của công ty 30
2.3. Đánh giá chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà 36
2.3.1. Kết qủa đạt được khi thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu theo nhóm của công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà 36
2.3.2. Nguyên nhân của thực trạng chiến lược phát triển thương hiệu theo nhóm tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng hà 39
Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng hà 42
3.1. Phương hướng hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng hà 42
3.1.1. Khái quát yêu cầu của thị trường đối với công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng hà hiện nay. 42
3.1.2 Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty từ nay đến 2010. 43
3.1.3 Mục tiêu phát triển thương hiệu 43
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu cho công ty 44
3.2.1. Đối với vấn đề thuộc công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng hà 44
3.2.2. Đối với cơ quan quản lý về mặt nhà nước 49
KẾT LUẬN 51
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

các sản phẩm cần đến. Ngày nay việc bảo đảm này bao gồm cả về chất lượng, yếu tố khoa học cùng với các yếu tố trách nhiệm dân sự và bảo vệ môi trường sinh thái. Các chức năng thương hiệu khác do các sản phẩm có tên gọi đặc trưng thực hiện
1.3. Qúa trình hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu
* Phân tích nhu cầu: cần có chiến lược phát triển thương hiệu cho từng công ty, doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay mỗi một công ty để khẳng định được vị trí của mình đều phải đi cùng với một thương hiệu, được mọi người biết đến và tin tưởng, một sản phẩm tốt luôn gắn với một thương hiệu mạnh. Vì thế việc tạo dựng, duy trì và phát triển thương hiệu đang là vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp, công ty. để được công nhận sự tồn tại của mình không chỉ riêng mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp, mỗi tập đoàn quan tâm mà mọi đất nước cũng phải có “ Thương hiệu quốc gia” riêng mang đặc trưng của đất nước mình
Đối với các công ty thì thương hiệu đóng một vai trò rất quan trọng. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường với những mặt hàng cùng loại, thương hiệu giúp người tiêu dùng nhận định, đánh giá sự lựa chọn cho sản phẩm/ Do vậy cần có những chiến lược thương hiệu đúng đắn để khẳng định được giá trị thương hiệu của chính công ty mình
* Lựa chọn chiến lược thương hiệu:
Sau khi xem xét 6 dạng quan hệ hay chính sách phát triển thương, một câu hỏi được đặt ra là : chính sách thương hiệu là tốt nhất ? công ty Procter &Gamble đã sáng suốt với sự lựa chọn chiến lược thương hiệu sản phẩm, vậy còn hãng Colgate Palmolive có phải đã sai lầm khi áp dụng chiến lược thương hiệu hình ô.
Các câu hỏi trên đây không dễ có được câu giải đáp. Trên thực tế mỗi chiến lược phát triển thương hiệu đều chứa đựng những điểm mạnh và điểm yếu riêng như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, công ty cũng không chỉ dựa trên danh sách liệt kê một cách đơn giản những điểm mạnh và điểm yếu này để lựa chọn chiến lược thương hiệu rồi áp dụng vào một thị trường cụ thể nào đó. Bởi vì lựa chọn chiến lược thương hiệu không phải cố tạo ra một phong cách riêng mà là một quyết định chiến lược đầu tư dài hạn cho thương hiệu rồi áp dụng vào một thị trường cụ thể. Do vậy, việc tìm ra và thực hiện chiến lược thương hiệu một cách hiệu quả nhất là một quá trình khó khăn cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, cẩn thận.
* Tiến hành thực hiện chiến lược thương hiệu: Tuỳ vào sự lựa chọn chiến lược thương hiệu của mỗi công ty mà có nội dung của các chiến lược là khác nhau: Chiến lược thương hiệu-sản phẩm, chiến lược thương hiệu dãy, chiến lược thương hiệu nhóm, chiến lược thương hiệu hình ô, chiến lược thương hiệu nguồn, chiến lược thương hiệu chuẩn đã được nêu ở phần trên
* Đánh giá kết quả thực hiện chiến lược
- Giai đoạn này tập trung đánh giá hiệu quả của chiến lược phát triển thương hiệu. Để dánh giá cần có các tiêu chuẩn đánh giá. Các tiêu chuẩn có thể định tính hay định lượng nhưng nó phản ánh được những yêu cầu cơ bản. Ví dụ chiến lược thương hiệu nhằm khẳng định được giá trị của thương hiệu trên thị trường có thể được đánh giá thông qua tác động của nó đến số lượng bán hàng hay mức độ thực hiện mục tiêu của công ty…
Nói chung, giai đoạn này là một khâu quan trọng để ta có thể xác định đựoc chiến lược mình thực hiện có hiệu quả hay chưa và cần điều chỉnh như thế nào cho phù hợp
* Đề ra phương hướng hoàn thành chiến lược
Dựa vào kết quả đánh giá quá trình thực hiện chiến lược, công ty sẽ đề ra những phương hướng giải quyết nhất định. cần xác định rõ những mặt hạn chế trong chiến lược để thay đổi, điều chỉnh chiến lược như thế nào cho phù hợp với điều kiện của cônh ty về nhiều mặt chi phí, thời gian, nhân sự.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
2.1.1. Giới thiệu chung:
Tên giao dịch Việt nam: Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
Tên giao dịch quốc tế: Hong Ha Stationery Joint – Stock Company
Địa chỉ: 25 Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà nội
Điện thoại: 04.9361726 Fax: 04.8260359
Với sự giúp đỡ của Trung Quốc, nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà, nhà máy sản xuất đồ dùng văn phòng đầu tiên của nước Việt Nam đã chính thức cắt băng khánh thành vào ngày 1/10/1959. Năm dây chuyền sản xuất với tính công nghệ hoàn toàn khác nhau đã được lắp đặt và đưa vào hoạt động. Đó là dây chuỳen sản xuất các loại bút máy, bút chì, mực nước, giấy than và các loại kim gài.
Ngay từ những ngày đầu, văn phòng phẩm Hồng Hà đã là một Nhà máy tổng hợp, sản xuất trên 30 mặt hàng tại 3 phân xưởng và một phân xưởng phục vụ: Phân xưởng bút máy, bút chì, tạp phẩm và cơ khí. Sản lượng năm đầu tiên rất khiêm tốn. Nhưng chỉ vài năm sau sản lượng đã tăng gấp 5 lần
Bên cạnh các công tác đầu tư, nhà máy tiến hành cơ cấu lại tổ chức. Phân xưởng Tạp phẩm chuyên sản xuất các mặt hàng mực, giấy than… được tách ra thành nhà máy Văn phòng phẩm Cửu Long vào ngày 1/7/1991. Và ngày 28/7/1995, sự kiện Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà được đổi thành công ty văn phòng phẩm Hồng Hà, đã tạo điều kiện cho phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng hơn, phù hợp trong cơ chế mới
Từ đầu năm 2006, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Để tiép tục phát huy những thành tích vượt bậc đã đạt được cùng các danh hiệu cao quý đã được Nhà nước và chính phủ trao tặng trong những năm qua. Năm 2006 Công ty đã không ngừng cải tiến kinh doanh; đầu tư công nghệ, nguồn nhân lực, máy móc thiết bị. ngiên cứu sản xuất nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao, mẫu mã đẹp đủ sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước; Tập trung nghiên cứu, tiếp cận và nắm bắt nhu cầu, tìm kiếm cơ hội, xuất khẩu sản phẩm của Công ty sang thị truờng khu vực và thế giới. Mặt khác, xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với kế hoạch di chuyển các bộ phận sản xuất ra khỏi trung tâm thành phố, đảm bảo đồng thời tiến độ di chuyển nhưng vẫn đủ hàng cung cấp cho thị trường và có việc làm ổn định cho người lao động
Cơ sở sản xuất
Cơ sở sản xuất của công ty gồm:
- Cơ sở 1: 25 Lý thường kiệt có diện tích 6.55m2 dành cho văn phòng và cửa hàng
- Cơ sở 2: Cầu Đuống có diện tích 65.000m2 dành cho sản xuất
2.1.2. Dây chuyền công nghệ
Hệ thống công nghệ của công ty được nhập của các nước như: Đài Loan, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc và cung ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng trên thị trường trong và ngoài nước.
2.1.3. Nhân lực:
Tính đến ngày 01/10/2006 Công ty có 547 lao động. Trong đó:
- Trình độ đại học, cao đẳng: 116 người
- Trung cấp: 46 người
Công nhân kỹ thuật: 78 người
Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status