Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện hoạt động của công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện hoạt động của công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN VÀ CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 4
1.1. Sự cần thiết và vai trò của công tác thanh toán không dùng tiền mặt 4
1.1.1. Tính tất yếu khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt 4
1.1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. 5
1.2. Khái niệm và nguyên tắc chung về thanh toán không dùng tiền mặt. 6
1.3. Các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng. 7
1.3.1. Thể thức thanh toán bằng Séc. 7
1.3.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi – chuyển tiền (UNC-CT). 10
1.3.3. Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT). 13
1.3.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) 13
1.3.5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán. 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHNO & PTNT BẮC HÀ NỘI. 16
2.1. Khái quát chung về NHNo&PTNT Bắc Hà Nội. 16
2.1.1. Sự ra đời và phát triển. 16
2.1.2. Tình hình hoạt động: 17
2.2. Tình hình thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt. 19
2.2.1. Khái quát tình hình thanh toán tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội. 19
2.2.2. Tình hình sử dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 20
2.2.3. Quy trình nghiệp vụ kế toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội. 22
2.3. Đánh giá công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 28
2.3.1. Những kết quả làm được 28
2.3.2. Những tồn tại 29
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại 29
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 30
3.1. Đinh hướng phát triển của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội trong thời gian tới. 30
3.1.1. Định hướng phát triển chung 30
3.1.2. Định hướng phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt. 31
3.2. Giải pháp mở rộng và hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 32
3.2.1. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 32
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Ngân hàng. 32
3.2.3. Chính sách khách hàng. 33
3.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo. 33
3.2.5. Thực hiện hợp tác liên kết liên ngành, đa ngành trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt. 34
3.3. Một số kiến nghị nhằm mở rộng và hoàn thiện các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt. 34
3.3.1. Kiến nghị chung đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước. 34
3.3.2. Một số kiến nghị đối với NHNo&PTNTVN. 35
3.3.3. Một số kiến nghị đối với NHNo&PTNT Bắc Hà Nội. 35
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 38
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ngân hàng chuyển tiền.
Qui trình thanh toán:
Muốn được cấp séc chuyển tiền đơn vị phải lập UNC 3 liên, ghi nội dung mục đích, họ tên số chứng minh thư người cầm séc nộp vào Ngân hàng phục vụ mình.
Ngân hàng chuyển tiền yêu cầu người cầm séc ký tên vào mặt sau cuống séc rồi giao cả 2 liên séc chuyển tiền (Bản chính và bản điệp cho người cầm séc).
- Hạch toán khi cấp séc.
Một liên: UNC ghi nợ TKTG đơn vị chuyển tiền.
Một liên: UNC ghi có TK4271- Ký quỹ đảm bảo thanh toán séc.
Một liên: UNC báo nợ.
Hạch toán khi thanh toán.
Khi người cầm Séc xuất trình Séc, ngân hàng chi trả hạch toán.
Nợ: TK Thanh toán liên hàng thích hợp ( Thanh toán liên hàng bằng thư hay điện tử)
Có: TK 4540 "Chuyển tiền phải trả" (Tên người cầm Séc)
Sau đó trả tiền cho khách hàng theo yêu cầu, nếu trả tiền mặt ghi:
Nợ: TK 4540- Chuyển tiền phải trả đứng tên người cầm séc
Có: TK 1011- TK tiền mặt
- Tại Ngân hàng cấp séc:
Nợ: TK 4271: Ký quỹ đảm bảo thanh toán séc.
Có: TK 5212: Liên hàng đến năm nay.
1.3.3. Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT).
UNT là lệnh của người bán viết trên mẫu in sẵn do đơn vị bán lập, nhờ Ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền sau khi đã hoàn thành cung ứng hàng hoá, dịch vụ theo các chứng từ thanh toán hợp pháp, hợp lệ đã được thoả thuận.
Phạm vi áp dụng của hình thức này là giữa các đơn vị mở tài khoản ở cùng một chi nhánh Ngân hàng hay các chi nhánh Ngân hàng khác trong cùng một hệ thống hay khác hệ thống.
Bên mua và bên bán phải thống nhất thoả thuận dùng hình thức UNT, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng bên thụ hưởng để có căn cứ thực hiện UNT.
Qui trình thanh toán bằng UNT:
Đơn vị mua
Đơn vị bán
Ngân hàng
bên mua
Ngân hàng
bên bán
(4a)
(1)
(3)
(4b)
(2)
(5)
(1): Người bán giao hàng hoá, dịch vụ cho người mua.
(2): Bên bán nộp UNT kèm hoá đơn giao hàng có chữ ký nhận ngày.
(3): NH bên bán chuyển UNT và bản sao hoá đơn giao hàng cho NH bên mua.
(4a): NH bên mua ghi nợ TK người mua và báo nợ cho người mua
(4b): Ngân hàng bên mua thanh toán cho Ngân hàng bên bán.
(5): Ngân hàng bên bán báo có và ghi có cho người mua.
1.3.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
Thư tín dụng (TTD) là lệnh của Ngân hàng bên mua đối với Ngân hàng bên bán khác địa phương yêu cầu trả tiền theo chứng từ của người bán đã giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo đúng điều kiện của người mua.
Theo thể thức thanh toán này, khi bên bán sẵn sàng giao hàng, bên mua phải ký quỹ vào Ngân hàng một số tiền đủ để mở TTD thanh toán mua hàng.
Thư TD dùng để thanh toán trong điều kiện đòi hỏi phải có đủ tiền để chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao trong hợp đồng. Mỗi TTD chỉ thanh toán cho một người bán hàng (Về nguyên tắc chỉ thanh toán 1 lần). Ngoài ra, để tạo điều kiện cho Ngân hàng và các bên tham gia thanh toán kiểm soát an toàn cũng như tiết kiệm chi phí thanh toán người ta quy định mỗi TTD có thời hạn 3 tháng và mức tiền tối thiểu của TTD là 10 triệu đồng. Nếu không sử dụng hết tiền thì trả lại tài khoản đơn vị mở TTD, TTD không được thanh toán bằng tiền mặt.
TTD là cơ sở pháp lý để thực hiện mua bán hàng hoá và thanh toán nên trong TTD phải có đủ các yếu tố đảm bảo giao hàng thuận lợi, nhanh chóng đầy đủ chính xác.
Sơ đồ quy trình thanh toán bằng TTD
(4)
Bên bán
Bên mua
(6)
(5)
(3)
(8)
(1)
(2)
Ngân hàng
bên bán
Ngân hàng
bên mua
(7)
(1): Đơn vị mua xin mở L/C (lập 5 liên).
(2): Ngân hàng bên mua gửi 3 liên L/C đến Ngân hàng bên bán.
(3): Ngân hàng bên bán báo có cho đơn vị bán (Gửi 1 liên).
(4): Đơn vị bán giao cho đơn vị mua.
(5): Đơn vị bán lập 4 liên bảng kê hoá đơn chứng từ giao nhận hàng nộp cho Ngân hàng bên bán để thanh toán.
(6): Ngân hàng bên bán gửi giấy báo "Có" cho đơn vị bán.
(7): Ngân hàng bên bán hạch toán, gửi giấy báo nợ cho Ngân hàng bên mua.
(8): Ngân hàng bên mua lưu ký, gửi 1 liên L/C báo nợ cho bên mua.
Hiện nay, chính thức TTTTD chủ yếu được sử dụng trong thanh toán quốc tế đối với các đơn vị xuất nhập khẩu vì khi đó bên mua và bên bán không quen biết nhau và do đó khó có thể biết được khả năng tài chính của nhau. Do vậy thanh toán bằng L/C đối với các doanh nghiệp trong nước là rất ít.
1.3.5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán.
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên sự phát triển kỹ thuật tin hoc ứng dụng trong Ngân hàng.
Thẻ thanh toán có khả năng chi trả được nhiều loại tiền, nó sẽ dần thay thế hình thức gửi tiết kiệm một nơi, lấy nhiều nơi đang được áp dụng trong các Ngân hàng. Thẻ thanh toán do Ngân hàng phát hành, bán cho các cá nhân và các doanh nghiệp để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, công nợ và lĩnh tiền mặt. Người dân có thể rút tiền tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay tại máy rút tiền tự động (ATM).
Thể thức thanh toán bằng thẻ mặc dù đã được quy định là một trong những thể thức thanh toán không dùng tiền mặt nhưng do trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí, vốn và nền kinh tế nước ta chưa đủ điều kiện để sử dụng một cách phổ biến. Vì vậy, cần có sự quan tâm đầu tư từng bước phù hợp với tình hình thực tế từ phía Ngân hàng Nhà nước cũng như Ngân hàng Thương mại.
Chương II
Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT Bắc Hà Nội.
2.1. Khái quát chung về NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
2.1.1. Sự ra đời và phát triển.
NHNo&PTNT Bắc Hà Nội được thành lập theo quyết định số 324/QĐ/HĐQT của Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT Việt Nam vào ngày 5/9/2001. Ngày 6/11/2001 là ngày khai trương với tên gọi là Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội có trụ sở chính tại 217 Đội Cấn.
Chi nhánh được thành lập với 28 cán bộ đầu tiên, với 5 phòng nghiệp vụ là: Phòng kế hoạch kinh doanh, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng kế toán ngân quỹ, Phòng kiểm tra, kiểm toán Nội bộ, Phòng tổ chức nhân sự.
Cán bộ chủ yếu điều động ở các địa phương, từ trung tâm điều hành về(không có tuyển mới). Việc thành lập Chi nhánh Bắc Hà Nội đã làm cho số lượng thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam lên tới 1600 Chi nhánh trên phạm vi toàn quốc. NHNo&PTNT cũng là ngân hàng có số lượng chi nhánh lớn nhất, hoạt động rộng nhất từ trung ương đến các tỉnh thành, thị xã, quận huyện.Với sự nỗ lực của Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đến nay NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã thu hút được nhiều khách hàng, cá nhân cũng như các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.
Trước đây, NHNo&PTNT Bắc Hà Nội có hai chi nhánh cấp II là Chi nhánh 99 Hoàng Quốc Việt, Chi nhánh 129-131 Kim Mã, 2 phòng giao dịch là phòng giao dịch số 2 ở 61 Hàng Giấy, phòng giao dịch số Lô 6 dãy E khu D-74 Công Binh Ngọc Hà. Tuy nhiên, để bắt kịp với nhu cầu của xã hội đặc biệt với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức. Hiện nay, chi nhánh có 7 phòng ban:
Phòng nguồn vốn và kế hoạch.
Phòng kế toán- ngân quỹ
Phòng thanh toán quốc tế.
Phòng hành chính sự nghiệp.
Phòng kiểm tra, kiểm soát Nội bộ.
Phòng tín dụng.
Phòng thẻ và phát triển sản phẩm dịch vụ.
Và 8 phòng giao dịch trực thuộc đó là các PGD số 1, PGD số 2, PGD số 3...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status