Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang - Thực trạng và giải pháp - pdf 18

Download miễn phí Khóa luận Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang - Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I:
HỘ SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỘ SẢN XUẤT
I. Vị trí, vai trò của kinh tế hộ trong nền kinh tế nước ta
1. Hộ sản xuất
2. Sự phát triển của kinh tế hộ và vai trò của hộ sản xuất
2.1. Sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất
2.2. Vai trò của hộ sản xuất đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.
3. Đặc điểm của kinh tế hộ
II. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế hộ
1. Tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế nông thôn
2. Tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất
3. Cơ chế tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp đối với hộ sản xuất
CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH VÀ THỰC TIỄN TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ GIANG
I. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và môi trường kinh doanh của Ngân hàng
2. Đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn thị xã Hà Giang
II. Khái quát hoạt động của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Hội sở
2. Công tác huy động vốn
3. Công tác sử dụng vốn
4. Công tác khác
III. Thực trạng cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang
1. Tình hình cho vay kinh tế hộ nông dân ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang
2. Một số tồn tại và nguyên nhân
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY GẮN LIỀN VỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT Ở HỘI SỞ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ GIANG
I. Những giải pháp
II. Một số kiến nghị cụ thể
1. Đối với Nhà nước
2. Đối với Ngân hàng cấp trên
3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang
KẾT LUẬN
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

m kết trong hợp đồng tín dụng.
Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Nông nghiệp:
Ngân hàng Nông nghiệp có quyền:
Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hay dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay;
Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, dự án hay phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hay Ngân hàng Nông nghiệp không đủ nguồn vốn để cho vay.
Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng;
Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì Ngân hàng Nông nghiệp có quyền bán tài sản làm đảm bảo tiền vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hay yêu cầu của người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn;
Miễn, giảm lãi tiền vay thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, giãn nợ theo quy định của Chính phủ.
Ngân hàng Nông nghiệp có nghĩa vụ:
Thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
Bộ hồ sơ cho vay:
Hồ sơ pháp lý:
Chứng minh nhân dân, hộ khẩu (chỉ xuất trình khi làm thủ tục vay vốn);
Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh.
Giấy uỷ quyền cho người thay mặt (nếu có).
Hồ sơ vay vốn:
Hộ sản sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải thực hiện đảm bảo bằng tài sản: giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, kinh doanh, sổ đỏ.
Hộ gia đình, cá nhân (trừ hộ gia đình quy định tại điểm trên):
Giấy đề nghị vay vốn;
Dự án hay phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định.
Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vay vốn:
Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân;
Biên bản thành lập tổ vay vốn;
Hợp đồng làm dịch vụ.
Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp như quy định trên và phải có thêm hợp đồng làm dịch vụ.
Doanh nghiệp vay chuyển tải vốn cho họ gia đình, cá nhân, ngoài hồ sơ đã quy định đối với doanh nghiệp phải có thêm:
Hợp đồng cung ứng vật tư, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán.
Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị Ngân hàng cho vay.
Như vậy: Qua khái quát quy định cho vay theo quyết định 06/QĐ-HĐQT cho thấy, các quy định rất cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của các hộ mà vẫn đảm bảo tính pháp lý và khả năng bảo toàn của Ngân hàng.
Chương II
tình hình thực tiễn tại hội sở Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang
i. tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và môi trường kinh doanh của Ngân hàng:
Thị xã Hà Giang là trung tâm hành chính, trung tâm kinh tế, văn hoá của tỉnh. Là thị xã của tỉnh miền núi nên địa hình, địa lý tự nhiên rất khó khăn, hiểm trở, có tới 75% diện tích là đồi núi cao, sông, suối sâu, giao thông khó khăn, lâm thổ sản bị khai phá bừa bãi, lại bị chiến tranh biên giới (1979-1986) tàn phá chưa khôi phục được.
Thị xã Hà Giang có diện tích tự nhiên 97km2 với 5 xã thuần nông và 4 phường bán nông nghiệp, diện tích canh tác đất nông nghiệp là 1.200ha.
Dân số của thị xã có gần 30 vạn người, hơn 10 dân tộc cùng chung sống. Tổng số hộ sản xuất 4.100 hộ với 13.900 khẩu, trong đó có 3.500 lao động.
Kinh tế nông nghiệp đã chuyển dần từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất chuyên canh và giao lưu hàng hoá đã phát triển. Trình độ dân trí dần được nâng cao, nhiều hộ đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, phá bỏ tập tục du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc thả rông.
Bên cạnh đó, các điều kiện về môi sinh của thị xã chưa được tốt như nạn chặt cây, phá rừng, đào đãi vàng, quặng đã làm cho nguồn nước cạn kiệt, xói mòn, lũ quét và hạn hán xảy ra... gây nên sự mất mùa, gây thiệt hại tiền của cho các hộ sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm gần đây do chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước, quan hệ Việt - Trung được nối lại, cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ (cách thị xã Hà Giang 20km) đã thông thương, giao lưu buôn bán được mở rộng, hàng ngàn hộ nông dân trước kia do chiến tranh biên giới phải bỏ nhà, ruộng nương đi sơ tán, nay trở lại làm ăn sinh sống. Phần lớn những hộ này đều thiếu vật tư, tiền vốn để tổ chức lại sản xuất, nhất là vốn một nhu cầu cấp bách đối với hộ nông dân ở Hà Giang
Trước yêu cầu đó, các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực tập trung đưa nông nghiệp thị xã Hà Giang đi lên. Quan tâm tới vốn liếng và kỹ thuật cho hộ nông dân là mục tiêu, chính sách của nhiều ngành, nhiều cấp. Các giải pháp về cấp vốn xoá đói, giảm nghèo, đầu tư vốn ngân sách, vốn tín dụng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của hộ nông dân là hàng loạt những cố gắng của chính quyền địa phương - trong đó tín dụng hộ sản xuất là công cụ quan trọng nhất.
2. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn thị xã Hà Giang:
Hà Giang là một tỉnh miền núi cao mới được chia tách từ tháng 10/1991, nơi chưa hề có cho vay nông hộ, lại có những đặc thù như đã nêu trên, có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn để khai thác tiềm năng tự nhiên, ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất, tạo công ăn việc làm cho lao động... Trong khi các nguồn vốn khác không đáng kể, mọi nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu trông vào vốn tín dụng Ngân hàng.
Với hơn 2.100 hộ sản xuất trên địa bàn thị xã rộng 97km2, gồm 5 xã, 4 phường, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao, việc cho vay hộ sản xuất tại địa bàn thị xã Hà Giang không chỉ đơn thuần là vốn kinh doanh mà còn phục vụ chính sách chiến lược của Đảng, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nông thôn, nông dân là bước đi lên công nghiệp hoá.
Để cho vay được tới hộ sản xuất ở thị xã Hà Giang, thực chất là phải giải quyết được các vấn đề sau:
Một là về cán bộ tín dụng: Yêu cầu về cán bộ tín dụng phải thực sự toàn diện trên mọi mặt, phải có trình độ, có năng lực, có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ, có quan điểm phục vụ nhân dân hết mình.
Khi xuống cơ sở làm việc, cán bộ tín dụng phải độc lập xử lý các tình huống nghiệp vụ. Vì vậy không có đủ năng lực, không có đạo đức nghề nghiệp thì sẽ không giải quyết được công việc, dễ phát sinh tiêu cực. Mặt khác, muốn là bạn với nhà nông cũng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải am hiểu kỹ thuật về cây t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status