Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG DNNQD VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNNQD TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Tín dụng DNNQD trong ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3
1.1.1.1. Khái niệm và phân loại Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) 3
1.1.1.2. Vai trò của DNNQD trong nền kinh tế 4
1.1.1.3. Đặc điểm của DNNQD nước ta hiện nay 6
1.1.2. Tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh 10
1.1.2.1. Khái niệm và phân loại tín dụng DNNQD 10
1.1.2.2. Nguyên tắc tín dụng DNNQD của NHTM 18
1.1.2.3. Quy trình tín dụng DNNQD 19
1.2.Chất lượng tín dụng DNNQD 22
1.2.1.Quan niệm về chất lượng tín dụng DNNQD và điền kiện để tín dụng DNNQD có chất lượng tốt 22
1.2.1.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng DNNQD 22
1.2.1.2. Cơ sở để tín dụng DNNQD có chất lượng tốt 23
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụngDNNQD 25
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng DNNQD 27
1.2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu định tính 28
1.2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu định lượng. 29
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng doanh nghiệp 34
1.2.4.1. Từ phía Ngân hàng 34
1.2.4.2. Từ phíacác DNNQD 37
1.2.4.3. Các nhân tố khác 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNNQD Ở NHNo&PTNT TÂY HÀ NỘI 41
2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Tây Hà Nội 41
2.1.1. Lịch sử hình thành 41
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 42
2.1.3. Tình hình hoạt động những năm gần đây 44
2.1.3.1. Huy động vốn 44
2.1.3.2. Sử dụng vốn 48
2.1.3.3. Dịch vụ và các tiện ích thực hiện: 51
2.1.3.4. Kết quả tài chính 52
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng DNNQD cuả NHNo&PTNT Tây Hà Nội những năm gần đây. 53
2.2.1. Quy trình tín dụng DNNQD 53
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng DNNQD của NHNo&PTNT Tây Hà Nội 54
2.2.2.1. Dư nợ tín dụng DNNQD 55
2.2.2.2.Tình hình nợ quá hạn đối với tín dụng DNNQD 57
2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng DNNQD tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội 58
2.3.1. Những kết quả đã đạt được: 58
2.3.2.Những hạn chế , tồn tại: 60
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế: 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNNQD CỦA NHNo&PTNT TÂY HÀ NỘI 63
3.1. Định hướng phát triển tín dụng DNNQD của NHNo&PTNT Tây Hà Nội 63
3.1.1. Định hướng tín dụng doanh nghiệp của NHNo&PTNT Việt Nam 63
3.1.2 Định hướng của NHNo&PTNT Tây Hà Nội 64
3.1.2.1. Mục tiêu và đinh hướng hoạt động kinh doanh 64
3.1.2.2. Định hướng tín dụng DNNQD của ngân hàng 67
3.1.2.3. Định hướng chất lượng tín dụng DNNQD của NHNo&PTNT Tây Hà Nội 67
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng DNNQD của NHNo&PTNT Tây Hà Nội 68
3.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, linh hoạt 68
3.2.2. Phát triển hoạt động Marketing ngân hàng tới các doanh nghiệp nói chung và các DNNQD nói riêng 70
3.2.3. Xây dựng hệ thống thu thập, xử lý và phân tích thông tin, nâng cao chất lượng công tác thẩm định 71
3.2.4. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay 72
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 73
3.2.6. Chủ động ngăn ngừa những khoản nợ có thể dấn tới nợ quá hạn và có những biện pháp xử lý thích hợp với những khoản nợ quá hạn 74
3.3. Một số kiến nghị với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam 75
3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ 75
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 76
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 77
KẾT LUẬN 79
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hành 5 nhóm:
• nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán;
• nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ;
• nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày;
• nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; và
• nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
Trong nợ quá hạn, yếu tố được quan tâm hàng đầu là tỷ lệ nợ khó đòi. Đây là chỉ tiêu biểu hiện khoản cho vay là không lành mạnh, khoản vay đang gặp rủi ro, là các khoản nợ có khả năng mất vốn. Số lượng tuyệt đối của nợ khó đòi phản ánh phần thu nhập bị giảm đi do không thu hồi được vốn còn số tương đối của nợ khó đòi phản ánh chất lượng của khoản vay. Hệ số đánh giá nợ khó đòi được tính trên tổng dư nợ và tổng nợ quá hạn.
Các chỉ tiêu này phản ánh khái quát về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng là vô cùng quyết liệt, việc thu hút và giữ khách hàng là một mục tiêu vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc tồn tại các khoản cho vay có mức độ rủi ro khác nhau là điều tất yếu, các Ngân hàng đã trích lập một khoản dự phòng để hạn chế các rủi ro. Có hai loại dự phòng là dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng rủi ro được sử dụng trong trường hợp khách hàng bị giải thể, phá sản hay chết hay mất tích. Dự phòng cũng được dùng để xử lý rủi ro ngay khi các khoản nợ được xếp vào nhóm 5. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được thực hiện theo nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mại tài sản không đủ bù đắp thì mới được sử dụng dự phòng chung. Tỷ lệ trích lập dự phòng cao chứng tỏ ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro tín dụng lớn, làm tăng rủi ro cho ngân hàng, ngân hàng phải xác định những khoản vay đó thuộc về loại khách hàng nào, loại cho vay nào, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
*Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng DNNQD
Lợi nhuận từ tín dụng DNNQD
Hệ số sinh lãi trên một đồng vốn =
-------------------------------------------
Tổng dư nợ DNNQD
Lợi nhuận từ tín dụng DNNQD
Tỷ trọng lợi nhuận tín dụng DNNQD=
---------------------------------------
Tổng lợi nhuận
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng DNNQD. Nó cho biết một đồng vốn cho DNNQD vay thì thu được bao nhiêu doanh thu. Khi phân tích chỉ tiêu này cần so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc, số thực tế so với số kế hoạch. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một Ngân hàng thương mại. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên tổng lợi nhuận của Ngân hàng là một chỉ tiêu đáng quan tâm. Nó phản ánh mức độ đóng góp của hoạt động tín dụng vào kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tỷ lệ này cao chứng tỏ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng lớn và nó cũng phản ánh chất lượng tín dụng tốt. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đánh giá hiệu quả của ngân hàng nói chung, phản ánh mức độ hiệu quả sử dụng tài sản của nhà quản lý, trong cho vay phải đảm bảo lãi suất đầu ra cao hơn lãi suất đầu vào và có lãi. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Vì vậy, cần có chính sách khách hàng hợp lý, mở rộng đầu tư tín dụng thu hút khách hàng mà vẫn đảm bảo hoạt động tín dụng đem lại hiệu quả cao nhất, lợi nhuận cao, khoản vay thu hồi được gốc và lãi
* Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn
Tổng dư nợ
Hiệu suất sử dụng vốn vay =
----------------------------------
Tổng nguồn vốn huy động
Tỷ lệ này cho biết khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, thông qua đó cho biết khả năng của Ngân hang trong việc tìm đầu ra cho chính sản phẩm của mình. Hệ số này thường nhỏ hơn 1, nếu bằng 1 thì Ngân hàng cần tăng vốn huy động để đề phòng mất khả năng thanh toán, hệ số này thầp cần tăng dư nợ tín dụng.
Bên cạnh những chỉ tiêu trên, chất lượng tín dụng còn được thể hiện thông qua việc tuân thủ đảm bảo các thông số chuẩn để đánh giá xác định chất lượng công tác tín dụng như: Dư nợ của khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng, Không cho vay vượt quá 5% vốn tự có của Ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn không vượt quá 5% tổng dư nợ…
* Về phía khách hàng doanh nghiệp
Khách hàng là người trực tiếp sử dụng, quản lý nguồn vốn của Ngân hàng nên chất lượng tín dụng còn được thể hiện thông qua doanh thu từ khoản vay Ngân hàng và lợi nhuận tăng thêm từ sử dụng vốn Ngân hàng
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng doanh nghiệp
1.2.4.1. Từ phía Ngân hàng
* Chính sách tín dụng ngân hàng
Hoạt động tín dụng được thực hiện theo một chính sách rõ ràng, được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm gọi là chính sách tín dụng. chính sách tín dụng là một văn bản đề cập tới các nội dung: chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, lãi suất và phí suất tín dụng, thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, các khoản đảm bảo, điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán, chính sách đối với các tài sản có vấn đề. Nó có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của NHTM. Chính sách tín dụng phản ánh định hướng tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cương chuyên môn hóa trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Các ngân hàng đề xây dựng cho mình chính sách tín dụng trong từng giai đoạn. Việc hoạch định chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp ngân hàng đạt được chất lượng tín dụng tốt. Một chính sách tín dụng được coi là thành công nếu nó mang lại hiệu quả cho các khoản vay. Chính sách tín dụng cần được xây dựng hợp lý đúng đắn nhưng phải linh hoạt, tăng tính cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng.
* Quy trình tín dụng
Các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín công cụ thể với các bước đi và kết qủa cụ thể của từng bước.Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Quy trình tín dụng có các tác dụng sau về mặt quản trị:
Làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
Làm cơ sở cho việc thiết lập hồ sơ, thủ tục vay vốn về mặt hành chính.
Chỉ rõ mối...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status