Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Quế Võ, tình Bắc Ninh - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Quế Võ, tình Bắc Ninh

Lời mở đầu: 1
Chương I: Quản lý và hiệu quả quản lý ngân sách 3
1.1. Khái quát NSNN, tổ chức hệ thống, phân cấp quản lý 3
1.1.1.Tổ chức hệ thống NSNN .3
1.1.2 Phân cấp ngân sách nhà nước . 6
1.1.2.1 sự cần thiết và tác dụng của phân cấp NSNN. 6
1.1.2.2 Nội dung phân cấp Ngân sách.7
1.1.2.3 Các nguyên tắc phân cấp ngân sách . 8
1.2. Ngân sách Quận, Huyện và quản lý ngân sách Quận-Huyện .10
1.2.1. Ngân sách Quận- Huyện: 10
1.2.1.1Khái niệm và lịch sử hình thành.10
1.2.1.2Vai trò của Ngân sách Quận- Huyện. 12
1.2.1.3. Nội dung Ngân sách Quận, Huyện. 14
1.2.2 Quản lý Ngân sách Quận- Huyện 22
1.2.2.1 Tính tất yếu của công tác quản lý Ngân sách Quận, Huyện. 22
1.2.2.2. Nội dung quản lý ngân sách Quận- Huyện. 23

Chương II: Thực trạng công tác quản lý ngân sách Huyện Quế Võ- tỉnh Bắc Ninh . 30
2.1 Một số đặc trưng về kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Quế Võ: . 30
2.2 Thực trạng công tác quản lý Ngân sách huyện Quế Võ. 34
2.2.1 Công tác lập dự toán ngân sách của huyện Quế Võ. 34
2.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách huyện Quế Võ. 35
2.2.2.1 Công tác thu ngân sách. 36
2.2.2.2 Công tác chi ngân sách. 44
2.2.3 Quyết toán Ngân sách huyện Quế Võ. 49
2.3 Đánh giá về công tác quản lý Ngân sách huyện Quế Võ. 50
2.3.1 Những thành tựu . 50
2.3.2 Hạn chế: 54
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế: 56
Chương III: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách Huyện Quế Võ: 59
3.1 Định hướng chung: 59
3.2 Một số giải pháp: . 60
3.2.1 Xây dựng, lập dự toán Ngân sách phải chính xác chi tiết, tránh thâm hụt. 60
3.2.2 Không ngừng tăng cường kiểm tra, kiểm soát lại tất cả các nguồn thu. 62
3.2.3 Tạo dựng, khai thác, phát triển nguồn thu mới.63
3.2.4 Tổ chức quản lý thu một cách khoa học, chính xác, đơn giản dễ hiểu.63
3.2.5 Tăng cường hiệu quả chi Ngân sách Huyện, giám sát, giảm thiểu những khoản chi lãng phí, vô ích. Chấp hàn đúng dự toán.64
3.2.6 Phòng chống, khắc phục triệt để các sai phạm trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của Huyện. 64
3.2.7 Nâng cao vai trò kiểm soát chi qua Chi cục Kho bạc. 65
3.2.8 Hoàn thiện một số vấn đề chủ yếu trong cơ chế quản lý Ngân sách xã, phường. 66
3.2.9 Nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên, không ngừng đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực. 67

3.3 Kiến nghị. 68
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ: 68
3.3.2. kiến nghị với các cơ quan Tài chính cấp trên: .69
Kết luận: 70

Lời mở đầu
Đất nước ta đã bước sang năm thứ ba kể từ khi nước ta chính thức ra nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế ( ngày 07/11/2006). Trong những năm qua xã hội, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến lớn để hội nhập cùng với kinh tế quốc tế; đời sống của nhân dân ta cũng đã có nhiều tiến bộ hơn trước.
Trong những năm tới đây, nhiệm vụ phát triển kinh tế vẫn được đặt lên hàng đầu. Chúng ta đang đẩy mạnh cải cách, phát triển tài chính nhằm tạo dựng nền tài chính quốc gia vững mạnh, cơ chế tài chính phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập mở cửa.
Ngân sách nhà nước với đặc thù là nội lực tài chính để phát triển trong thời gian qua đã thể hiện được vai trò của mình đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Trên tinh thần phát triển kinh tế của Đại hội Đảng X ngân sách Nhà nước hơn lúc nào hết thể hiện rõ trách nhiệm, vai trò của mình trong tình hình mới, là động lực của sự phát triển.
Với chủ trương phát triển toàn diện của Đảng, cấp ngân sách Quận- Huyện đang ngày càng thể hiện rõ chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình trên địa bàn quận, huyện.
Sau ba tháng thực tập tại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức thực tế để củng cố thêm các lý luận đã học của mình. Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng cũng nhưng những đòi hỏi về Ngân sách em xin mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Quế Võ, tình Bắc Ninh”
Chương I: Quản lý và hiệu quả quản lý ngân sách
Quận – Huyện
1.1. Khái quát NSNN, tổ chức hệ thống NSNN và phân cấp quản lý
Trong thời kì mở cửa hội nhập cùng kinh tế quốc tế ở nước ta như hiện nay không những đòi hỏi sự chuyển đổi về thể chế và cơ cấu kinh tế nói chung mà còn đòi hỏi những chuyển biến cần thiết về cả nhận thức và thể chế tài chính, ngân sách. Do đó việc nhận thức đúng đắn bản chất, chức năng NSNN sẽ giúp cho chúng ta sử dụng nhạy bén công cụ NSNN trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.
Ở Việt Nam chúng ta cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về NSNN tuy nhiên theo luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam thì: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu- chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Như vậy, Ngân sách nhà nước phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa một bên là Nhà nước với một bên là các chủ thể khác trong xã hội. Các quan hệ kinh tế này phát sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của mình. Các quan hệ đó biểu hiện thông qua các nội dung thu- chi của Ngân sách nhà nước, phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội và nhiệm vụ của Nhà nước trong mỗi thời kì tương ứng.

1.1.1. Tổ chức hệ thống NSNN

Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp Ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực tiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp ngân sách. Cấp ngấn sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền nhưng phải đảm bảo hai điều kiện cơ bản là:
- Nhiệm vụ của cấp chính quyền được giao phó tương đối toàn diện nghĩa là chính quyền cấp đó không chỉ có nhiệm vụ phát triển nhanh chính sách xã hội mà còn có nhiệm vụ tổ chức quản lý và phát triển kinh tế trên vùng lãnh thổ và cấp chính quyền đó.
- Khả năng nguồn thu trên vùng lãnh thổ và chính quyền đó quản lý có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu chi tiêu của chính quyền cấp đó.
Như vậy để có một cấp Ngân sách trước hết phải có một chính quyền với những nhiệm vụ phát triển toàn diện, đồng thời phải có khả năng nhất định về nguồn thu trên vùng lãnh thổ đó.
Nguyên tắc tổ chức hệ thống Ngân sách ở mỗi nước có sự khác biệt riêng nhưng đều có những nét chung cơ bản là:
- Tính tập trung, thống nhất: bắt nguồn từ yêu cầu của việc tổ chức hệ thống chính quyền.
- Tính tự chủ, chịu trách nhiệm của mỗi cấp Ngân sách xuất phát từ yêu cầu nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc thực hiện các nhiệm vụ chung của quốc gia.

Tổ chức hệ thống ngân sách ở nước ta là hệ thống các ngân sách trong hệ thống đều có mối liên hệ hữu cơ gắn bó với nhau thông qua việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi. Ở nước ta, việc tổ chức hệ thống Ngân sách Nhà nước gắn bó với việc tổ chức bộ máy Nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển của đất nước.
Như vậy NSNN bao gồm: Ngân sách Trung ương và Ngân sách các cấp chính quyền địa phương.
Ngân sách các cấp chính quyền địa phương bao gồm:
- Ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( gọi chung là ngân sách cấp tỉnh).
- Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là ngân sách cấp huyện)
- Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn ( gọi chung là ngân sách xã)
Ngân sách Trung ương: phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo ngành, tập trung các nguồn lực cơ bản để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống Ngân sách nhà nước.
Ngân sách địa phương: Phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế, xã hội của chính quyền cấp tỉnh, thành phố.
Ngân sách cấp huyện: Phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế xã hội của chính quyền cấp huyện.
Ngân sách cấp xã: Nhằm đảm bảo điều kiện tài chính để chính quyền xã chủ động khai thác các thế mạnh đất đai, lao động phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt là xây dựng, phát triển nông thôn mới, thực hiện các chính sách xã hội giữ gìn an ninh trật tự địa phương.
1.1.2 Phân cấp ngân sách nhà nước
1.1.2.1 sự cần thiết và tác dụng của phân cấp NSNN
Ngân sách Nhà nước được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương là một tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm nhiều cấp. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng...nên cần có nguồn tài chính nhất định.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân sách. Phân cấp quản lý ngân sách là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động kinh tế - xã hội một cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối, sử dụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền nhà nước từ Trung ương đến các địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá ngân sách nhà nước được tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô của ngân sách nhà nước. Đồng thời, phân cấp quản lý ngân sách còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.

1.1.2.2 Nội dung phân cấp Ngân sách
Phân cấp NSNN chính là giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc sử dụng NSNN. Trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN giữa các cấp chính quyền thường nảy sinh các mối quan hệ quyền lực và quan hệ vật chất… Giải quyết mối quan hệ đó được coi là nội dung của phân cấp ngân sách. Cụ thể phân cấp ngân sách bao gồm các nội dung sau:
- Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách chế độ thu- chi, quản lý ngân sách. Đây là nội dung cốt yếu của phân cấp NSNN. Qua phân cấp phải xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm ban hành các chính sách, chế độ tiêu chuẩn thuộc về ai; phạm vi, mức độ quyền hạn của mỗi cấp trong việc ban hành chính sách chế độ. Có như vậy, việc quản lý và điều hành NSNN mới đảm bảo tính ổn định, tính pháp lý, tránh được tư tưởng cục bộ địa phương.


89m8xN3Xl85HpB3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status