Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 3
1.1.Tín dụng ngân hàng: 3
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng: 3
1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng: 6
1.1.3. Quy trình cấp tín dụng trong các ngân hàng thương mại: 7
1.1.3.1. Tiếp nhận hồ sơ tín dụng từ khách hàng: 7
1.1.3.2. Phân tích tín dụng trước khi cấp tín dụng: 7
1.1.3.3. Xây dựng và kí kết hợp đồng tín dụng: 10
1.1.3.4. Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng: 11
1.1.3.5. Thu nợ và đưa ra các phán quyết mới: 11
1.1.4. Phân loại các loại hình tín dụng: 11
1.1.4.1. Phân loại theo thời gian: 11
1.1.4.2. Phân theo hình thức: Gồm: Chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và cho thuê. 12
1.1.4.3. Phân loại theo tài sản đảm bảo: 12
1.1.4.4. Phân loại tín dụng theo rủi ro: 13
1.1.4.5. Phân loại khác: 13
1.2.Doanh nhiệp vừa và nhỏ: 13
1.2.1.Khái niệm: 13
1.2.2. Đặc điểm của DNVVN: 15
1.2.3. Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế: 16
1.3. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: 17
1.3.1. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN: 17
1.3.2. Các dịch vụ tín dụng đối với DNVVN: 19
1.3.2.1. Chiết khấu thương phiếu, chứng từ có giá: 19
1.3.2.2. Cho vay: 20
1.3.2.3. Bảo lãnh: 23
1.3.2.4. Cho thuê tài chính: 25
1.4. Mở rộng tín dụng đối với DNVVN: 25
1.4.1. Khái niệm mở rộng tín dụng đối với DNVVN : 25
1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng: 26
1.4.2.1. Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng : 26
1.4.2.2. Dư nợ tín dụng: 26
1.4.2.3. Doanh số cho vay : 27
1.4.2.4. Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với DNVVN: 27
1.4.2.5. Nợ xấu đối với DNVVN: 28
1.4.2.6. Nợ quá hạn: 28
1.4.2.7. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng: 28
1.4.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng đối với DNVVN: 29
1.4.3.1. Nhân tố từ phía ngân hàng: 29
1.4.3.2. Nhân tố từ DNVVN: 32
1.4.3.3. Nhân tố khác: 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG 35
2.1. Tổng quan về Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương: 35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 35
2.1.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Ngoại Thương: 35
2.1.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của SGD NHNT: 36
2.1.2. Cơ cấu tổ chức: 36
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của SGD 39
2.2.1. Huy động vốn: 39
2.2.1.1. Phân theo loại tiền: 39
2.2.1.2. Phân theo nguồn huy động: 40
2.2.1.3. Phân loại theo thời gian: 42
2.2.2. Sử dụng vốn: 43
2.2.2.1. Phân theo loại tiền: 44
2.2.2.2. Phân theo thời gian: 44
2.2.3. Thanh toán: 46
2.2.4. Công tác khác: 46
2.2.5. Kết quả hoạt động: 48
2.3. Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN của SGD: 48
2.3.1. Qui định, chính sách tín dụng của SGD: 48
2.3.1.1. Qui định chung: 48
2.3.1.2. Dư nợ cho vay đối với DNVVN: 55
2.3.2. Nợ quá hạn: 57
2.4. Đánh giá tình hình mở rộng tín dụng tại SGD đối với DNVVN: 59
2.4.1. Những kết quả đạt được: 59
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân: 60
2.4.2.1. Hạn chế: 60
2.4.2.2. Nguyên nhân: 60
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 64
3.1. Định hướng phát triển của SGD: 64
3.1.1. Định hướng phát triển chung của SGD: 64
3.1.2. Định hướng mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại SGD : 65
3.2. Giải pháp mở rộng tín dụng tại SGD đối với DNVVN : 66
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay, tăng cường kiểm tra trong và sau khi cho vay : 66
3.2.2. Chính sách về khách hàng, phân loại khách hàng theo hiệu quả hoạt động : 67
3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng hiệu quả, chuyên nghiệp đối với DNVVN : 68
3.2.4. Xây dựng gói sản phẩm đa dạng, phong phú : 70
3.2.5. Xây dựng cơ chế cho vay phù hợp : 71
3.2.6. Nâng cao chất lượng thông tin trong SGD : 73
3.27. Hiện đại hoá trang thiết bị và công nghệ trong SGD: 74
3.3. Một số kiến nghị: 75
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chuyên trách: 75
3.3.2. Kiến nghị đối với NHNT: 76
3.3.3. Kiến nghị đối với DNVVN: 78
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thể hiện ở số lượng chi nhánh và các đơn vị trực thuộc như ngân hàng cũng như sự phân bố các chi nhánh theo lãnh thổ đại lý. Ngân hàng nào có mạng lưới hoạt động rộng khắp thì sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hơn, được biết đến nhiều hơn, phát triển được cac sản phẩm và dịch vụ của mình, tăng thị phần trong hệ thống ngân hàng. Do hoạt động tín dụng trong ngân hàng là cơ bản và quan trọng nên mạng lưới ngân hàng cũng là nhân tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp.
Thứ năm, nguồn vốn ngân hàng
Nguồn vốn ngân hàng gồm: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và phải kể đến nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Do đó, muốn mở rộng tín dụng thì ngân hàng cần có nguồn vốn huy động dồi dào về khối lượng và kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả và nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Điều đó được thể hiện qua tính đa dạng hoá các kênh huy động vốn, mức độ tiếp cận đến các nguồn vốn và qui mô vốn có khả năng huy động qua các kênh và được biểu hiện: Mức tiết kiệm trong dân cư phản ánh tổng quan về lượng cung vốn trong nền kinh tế, khả năng huy động các nguồn vốn hỗ trợ bên ngoài như ODA,FDI…. Một ngân hàng có nguồn vốn nhỏ bé thì việc mở rộng tín dụng là rất khó khăn do DNVVN có nhu cầu vốn trung và dài hạn là chủ yếu.
Cuối cùng là công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thông tin:
Đây là thành phần quan trọng nhất trong yếu tố về cơ sở hạ tầng cần thiết trong lĩnh vực ngân hàng. Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm công nghệ mang tính tác nghiệp như: hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán lẻ, máy rút tiền tự động ATM... mà còn là hệ thống báo cáo rủi ro, hệ thống thông tin MIS… Công nghệ ngân hàng hiện đại tạo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tiết kiệm thời gian giao dịch của khách hàng, ngân hàng điện tử (e-bank, homebank… ). Đặc biệt, công nghệ có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm tìm kiếm thông tin đối với khách hàng là các TCKT vì hầu hết doanh nghiệp nào cũng có website riêng, hay định lượng rủi ro các dự án một cách tương đối chính xác…. Từ đó, qui trình phân tích tín dụng có thể diễn ra trong thời gian ngắn và các cán bộ tín dụng đưa quyết định cho vay nhanh nhất có thể. Muốn vậy, bên cạnh việc đổi mới công nghệ, nhân viên công nghệ thông tin ngân hàng cần bắt kịp và tiếp cận sự phát triển công nghệ ngân hàng.
1.4.3.2. Nhân tố từ DNVVN:
- Chiến lược kinh doanh của DNVVN: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, kế hoạch sử dụng vốn cũng như phương án chi trả nợ cho ngân hàng. Đây được coi là nhân tố quan trọng để ngân hàng quyết định cho vay hay không. Một tình hình kinh doanh hiệu quả, chiến lược sử dụng vốn rõ ràng cùng với việc trả nợ đúng hạn là yếu tố để ngân hàng tiếp tục và mở rộng tín dụng với doanh nghiệp.
- Hệ thống báo cáo tài chính: Đây là nguồn thông tin để cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cho biết kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và đoán trong tương lai. Báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng, trung thực với kết quả làm ăn hiệu quả là điều kiện để quan hệ tín dụng giữa DNVVN và ngân hàng được mở rộng.
- Năng lực tài chính: Cho biết số vốn tự có của doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố để ngân hàng xem xét và xác định hạn mức cho vay nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn tín dụng. Ngoài ra, năng lực tài chính còn biểu hiện khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc tính thanh khoản của tài sản.
- Trình độ quản lý: Trình độ quản lý vẫn luôn được ngân hàng quan tâm. Nhiều phương án kinh doanh khả thi nhưng do khả năng quản lý doanh nghiệp yếu kém nên ngân hàng đã quyết định không cho vay.
1.4.3.3. Nhân tố khác:
* Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát….. Những nhân tố này ảnh hưởng nhiều tới chiến lược mở rộng hay thu hẹp tín dụng của ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, nhu cầu đầu tư tăng và khi đó tín dụng ngân hàng có cơ hội mở rộng. Còn khi nền kinh tế suy thoái, các ngân hàng sẽ có xu hướng thu hẹp tín dụng.
* Môi trường xã hội:
Một môi trường xã hội ổn định là cơ sở và tiền đề cho nền kinh tế phát triển và ngân hàng cũng mạnh dạn mở rộng tín dụng vì đây là hoạt động chủ yếu và quan trọng trong thu nhập của ngân hàng, góp phần làm cho xã hội văn minh. Khi xã hội bất ổn, có nhiều biến động thì ngân hàng hạn chế cho vay nhằm bảo đảm an toàn tín dụng.
* Môi trường pháp lý:
Ngày nay, pháp luật đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập, một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất sẽ là cơ sở để ngân hàng, doanh nghiệp, và các tổ chức, các nhân khác phát triển theo hướng an toàn.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
2.1. Tổng quan về Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
2.1.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Ngoại Thương:
- Ngày 1 tháng 4 năm 1963, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (NHNT VN) chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/Cp do hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý ngoại hối thuộc ngân hàng Trung Ương. NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ, xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ… Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho ban lãnh đạo ngân hàng Nhà Nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà Nước và về quan hệ với ngân hàng Trung Ương các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế…
- Ngày 14/11/1990, Hội đồng bộ trưởng ban hành chỉ thị số 403/CT chuyển ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 thành ngân hàng thương mại quốc doanh, lấy tên ngân hàng ngoại thương Việt Nam, gọi tắt là ngân hàng Ngoại Thương, tên giao dịch bằng Tiếng Anh: Bank for foreign trade of Việt Nam (VCB). Trụ sở của VCB đặt tại 198 Trần Quang Khải, Hà Nội.
- 1/4/1991, Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập nhưng vẫn trực thuộc NHNT TW.
- Sau hơn 40 năm thành lập, trưởng thành và phát triển, NHNT gồm: 58 chi nhánh, 1 Sở giao dịch, 87 phòng giao dịch, 3 công ty trực thuộc trên toàn quốc, 3 văn phòng thay mặt và 1 công ty con tại nước ngoài với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người.
Ngoài ra, NHN...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status