Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Bắc ninh - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Bắc ninh



MỤC LỤC:
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN - NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH LÝ LUẬN.
I. MỞ RỘNG TÍN DỤNG MỘT YÊU CẦU CẤP THIẾT ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1. Một số vấn đề lý luận chung về tín dụng
1.1 - Khái niệm và đực trưng của tín dụng.
1.2 - Chức năng của tín dụng.
a - Chức năng phân phối lại tài nguyên.
b - Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá
1.3 - Sự phân loại tín dụng.
a- Căn cứ vào thời hạn cho vay.
b - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay.
c - Căn cứ vào sự boả đảm trong cho vay.
d - Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng.
đ - Căn cứ vào phương pháp cho vay.
e - Căn cứ vào cách thức hoàn trả.
1.4 - Nguyên tắc, điều kiện và đối tượng của tín dụng.
a - Nguyên tắc của tín dụng.
b - Điều kiện của tín dụng.
c - Đối tượng của tín dụng.
1.5 - Chất lượng của tín dụng.
a - Chất lượng tín dụng nhìn từ phía khách hàng vay vốn.
b - Nhìn từ lợi ích xã hội.
c - Từ phía Ngân hàng.
2. Vai trò của tín dụng và yêu cầu khách quan của việc mở rộng tín dụng đối với các Ngân hàng thương mại.
2.1 - Vai trò của tín dụng
a - Tín dụng đáp ứng vốn để duy trì quá trình tái sản xuất đồng thời góp phần đầu tư phát triển nền kinh tế.
b - Tín dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá.
c - Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
d - Tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.
đ - Tín dụng tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại.
2.2 - Yêu cầu khách quan về việc mở rộng tín dụng đối với các Ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay.
a - Nhìn từ giác độ nền kinh tế.
b - Nhìn từ giác độ ngành.
I. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1- Khái niệm và đặc trưng của tín dụng trung và dài hạn
2- Các hình thức tín dụng trung dài hạn chủ yếu:
2.1- Tín dụngtheo dự án:
2.2 - Tín dụng thuê mua:
3 - Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương maị.
3.1- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.
a - Quan niệm về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.
b - Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.
+. Số tuyệt đối:
+ Số tương đối.
3.2- Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
a - Nhân tố chủ quan:
+ Nhân tố thuộc về chủ quan của Ngân hàng:
+ Nhân tố thuộc về bản thân khách hàng:
b- Những nhân tố mang tính khách quan
4 - Khái quát một số cơ chế, chính sách có liên quan đến việc nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn.
4.1 Do chính phủ ban hành.
4.2 Do Ngân hàng Nhà nước Việt nam ban hành
4.3 - Do Ngân hàng Đàu tư và Phát triển Việt nam ban hành.
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
1 - Nguyên tắc của tín dụng trung hạn và dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
1.1- Vốn vay phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và theo mục tiêu và phương hướng phát triển của Nhà nước.
1.2- Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích.
1.3- Hoàn trả nợ vay và lãi vay đầy đủ, đúng thời hạn.
1.4- Vốn vay phải có vật tư đảm bảo, thế chấp.
2 - Các điều kiện để vay vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
3 - Đối tượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
4 - Lãi suất cho vay và thời hạn cho vay.
5 - Phương pháp cho vay và thu nợ của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
a. Xét duyệt
b- Một số chỉ tiêu xét duyệt cho vay:
c - Cho vay và thu nợ:
6 - Kiểm tra và sử lý nợ vay
a- Kiểm tra trước khi cho vay :
b- Kiểm tra sau khi cho vay:
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG ĐT&PT BẮC NINH.
I- Một số nét về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc ninh.
II- Cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Bắc ninh .
III- thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Bắc ninh trong thời gian 1998 - 2000
1- Công tác huy động vốn.
2 - Tình hình sử dụng vốn
2.1- Về công tác cho vay thu nợ.
2.2 Tình hình tăng trưởng dư nợ vay :
2.3 Nhận xét về cơ cấu dư nợ của Ngân hàng ĐT&PT Bắc ninh :
3- Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT&PT Bắc ninh trong thời gian qua.
3.1- Tình hình cho vay trung và dài hạn từ năm 1997 đến nay tại Ngân hàng ĐT&PT Bắc ninh .
3.3- Việc thực hiện thể lệ, qui trình tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Bắc ninh.
a- Tiếp cận dự án:
b- Thực hiện dự án:
4- Những vấn đề tồn tại trong nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Bắc ninh.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC NINH
I- ĐỀ XUẤT VỚI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC NINH
1- Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Bắc ninh cần đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn, phát triển các loại hình dịch vụ Ngân hàng liên quan.
2- Tập trung khai thác thêm theo “chiều rộng”, có hiệu quả hơn nữa các dự án đầu tư.
3- Hoàn thiện hơn về bộ máy, tổ chức và con người liên đến công tác thẩm định dự án đầu tư .
4- Đa dạng hoá các loại hình đầu tư và dịch vụ trong kinh doanh Ngân hàng.
II- ĐỀ XUẤT VỚI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
1- Thiết lập hệ thống thông tin về các lĩnh vực, dự án đầu tư; tổng kết, rút kinh nghiệm toàn ngành và từng khu vực; xây dựng các thông tin, thông số mang tính chất số lớn, chuẩn.
2- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần tổng hợp, nghiên cứu hoàn thiện quy trình thẩm định, nâng cao chất lượng công tác thẩm định.
3- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam cần đầu tư thêm cơ sở vật chất cho Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Bắc ninh .
III- ĐỀ XUẤT VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.
IV- ĐỀ XUẤT VỚI NHÀ NƯỚC.
1- Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý.
2- Nhà nước cần có chỉ đạo sát sao trong việc thực hiện định hướng phát triển kinh tế, có những chính sách thích hợp để mở rộng nghiệp vụ tín dụng trung, dài hạn nhằm có thể xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
3- Nhà nước với vai trò quản lý, phối hợp các bộ, ngành liên quan soát xét hệ thống hoá lại các văn bản hiện hành liên quan đến công tác thẩm định
4- Nhà nước cần đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doannh nghiệp, cấp đủ vốn lưu động cần thiết đối với các doanh nghiệp Nhà nước, xem xét việc trả lãi chậm thanh toán đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản.
5- Nhà nước cần có chính sách tích cực và thích hợp hơn trong việc hỗ trợ, bảo hộ hàng sản xuất trong nước.
6- Nhà nước cần có những biện pháp đồng bộ để ổn định tiền tệ.
KẾT LUẬN
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lý vốn vay nước ngoài.
Mô hình này trên thực tế lộ ra nhược điểm: còn biểu hiện chồng chéo và bỏ trống trận địa ( thị phần, thị trường hoạt động của các Tổng công ty 90,91); không gắn kết chặt chẽ giữa quản lý địa bàn và quản lý các Tổng công ty; chưa tổ chức quản lý toàn diện lĩnh vực tín dụng với từng doanh nghiệp, Tổng công ty; thiếu bộ phận chức năngquản lý, phân tích, tổng hợptổng dư nợ tín dụng phục vụ cho hoạch định chính sách tín dụng ( xây dựng chính sách, cơ chế, quy định về nghiệp vụ tín dụng, quản lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn và các biện pháp xử lý); không phân định rõ ràngnhiệm vụ quản lý và an toàn tín dụng theo kế hoạch ( chỉ định của nhà nươcs) và tín dụng thương mại.
+ Mô hình mới khắc phục các tồn tại trên . Từ năm 2001 thực hiện:
- Cơ cấu mô hình tổ chức: Thành lập mới hai phòng: Phòng quản lý tín dụng và Phòng tín dụng theo chỉ định. Giải thể phòng tín dụng 5 và giữ lại phòng tín dụng 1,2,3,4 thực hiện quản lý nghiệp vụ tín dụng theo địa bàn và các Tổng công ty nhà nước 90,91.
- Điều chỉnh mô hình điều hành: Tổng giám đốc điều hành hoạt động nghiệp vụ tín dụng thông qua các phòng quản lý tín dụng và là Chủ tịch hai hội đồng: Hội đồng tín dụng và Hội đồng quản lý tài sản Có.
Tổng giám đốc giao cho một phó Tổng giám đốclà đầu mối theo dõi, chỉ đạo của khối tín dụng và kiêm phó Chủ tịch Hội đồng xử lý nợvà phó Chủ tịch Hội đồng tín dụng.
Căn cứ vào khối lượng và yêu cầu nghiệp vụ, Tổng giám đốc sẽ phân công các phó Tổng giám đốc trực tiếp theo dõi, giải quyết công việc của các phòng tín dụng theo quy định.
Tóm lại: Cho đến nay, Nhà nước, Ngân hàng nhà nước Việt nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TW đã ban hành mới, bổ xung, chỉnh sửa một số cơ chế, chính sách về hoạt động tín dụng cho các tổ chức tín dụng và khách hàng. Mở ra hành lang pháp lý đầy đủ hơn, đồng bộ hơn, chặt chẽ hơn và cũng thông thóang hơn cho hoạt động Ngân hàng. Các tổ chức tín dụng độc lập hơn, tự chịu trách nhiệm mọi mặt trước pháp luật về kinh doanh tiền tệ - tín dụng trong cơ chế thịu trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các cơ chế, chính sách đó đang đi vào cuộc sống, tác động gián tiếp hay trực tiếp đến việc điều hành, quản trị kinh doanh của các TCTD nói chung, trong đó có Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bác ninh trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung, dài hạn nói riêng.
III. Một số vấn đề cơ bản về cơ chế tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển.
Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển nói riêng, trải qua hơn 44 năm hoạt động và trưởng thành, với chức năng là Ngân hàng chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư và phát triển thì nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ngày càng được hoàn thiện và bổ sung để phù hợp với tính chất và đặc điểm của hoạt động kinh doanh. Về cơ bản qui trình cho vay trung và dài hạn trong hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt nam hiện nay tuân thủ theo Luật các tổ chức tín dụng ban hành ngày 12/12/1997, Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 ngày 15 tháng 08 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam và các văn bản khác có liên quan.
1 - Nguyên tắc của tín dụng trung hạn và dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
1.1- Vốn vay phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và theo mục tiêu và phương hướng phát triển của Nhà nước.
Đây là mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cao nhất của hoạt động tín dụng trung và dài hạn, nguyên tắc này là nền tảng cơ bản của các mục tiêu khác. Để đạt được mục tiêu cơ bản trên đòi hỏi các dự án phải đầu tư đúng hướng theo sự phát triển của Nhà nước. Vì vậy, ngay từ khi có chủ trương đầu tư thì vấn đề quan tâm là xem xét các mục tiêu định hướng cơ cấu phát triển kinh tế trên địa bàn và các qui định của Bộ, ngành chủ quản để đầu tư không ngừng đảm bảo hiệu quả kinh tế và còn phải đạt được các lợi ích khác mang tính định hướng về xã hội. Chủ trương đầu tư được đánh giá là đúng đắn và có hiệu quả khi nó giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa Nhà nước, tập thể và cá nhân người lao động.
1.2- Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích.
Muốn có vốn vay trung và dài hạn thì các Doanh nghiệp lập các dự án đầu tư và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong dự án cần chi tiết, rõ ràng công việc cụ thể về sản xuất kinh doanh, kỹ thuật, vốn ...
Mục đích cụ thể ở đây là việc sử dụng vốn vay đúng với các khoản mục của dự án đầu tư đó: Chi phí thuê đất, chi phí xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, mua công nghệ ... Tất cả các chi phí này đều nằm trong dự án vay vốn. Việc sử dụng sai mục đích sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án, chương trình kinh tế chung của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng không quản lý được nguồn vốn dẫn tới rủi ro.
1.3- Hoàn trả nợ vay và lãi vay đầy đủ, đúng thời hạn.
Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng là các nguồn vốn có kỳ hạn, các doanh nghiệp vay vốn phải trả nợ đúng thời hạn. Nguồn vốn mà khách hàng trả nợ Ngân hàng là trích từ khấu hao cơ bản, ngoài ra khách hàng còn lấy từ khấu hao các tài sản khác và một phần lợi nhuận hợp pháp để trả nợ Ngân hàng.
Việc trả nợ phải đúng theo lịch trình trả nợ mà khách hàng đã cam kết với Ngân hàng và ghi trong hợp đồng tín dụng. Nếu hết ngày cuối cùng của kỳ hạn nợ mà Doanh nghiệp không trả được nợ thì khoản nợ đó phải chuyển sang nợ quá hạn và tính lãi xuất phạt nợ quá hạn.
Trong quá trình cho vay nếu Ngân hàng phát hiện được vi phạm của Doanh nghiệp thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà Ngân hàng áp dụng các chế tài tín dụng thích hợp như thu nợ trước hạn, phát mại tài sản thể chấp, khởi kiện ... để thu hồi vốn.
Đối với các khách hàng được Ngân hàng áp dụng hình thức đảm bảo tiền vay là tài sản hình thành tù vốn vay Ngân hàng thì Ngân hàng và Doanh nghiệp ký hợp đồng thế chấp tài sản, khi chưa trả hết nợ và lãi vay thì doanh nghiệp không được nhượng bán khi chưa có ý kiến của Ngân hàng.
1.4- Vốn vay phải có tài sản đảm bảo nợ vay.
Để được vay vốn tín dụng trung và dài hạn thì các doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo nợ vay, vật cầm cố hay người bảo lãnh. Tài sản cầm cố hợp pháp đối với các doanh nghiệp để vay vốn là bất động sản, các chúng từ có giá, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu ...
Đối với tài sản thể chấp là bất động sản thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Đối trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu thì phải còn thời hạn thanh toán do các Ngân hàng thương mại quốc doanh hay Kho bạc Nhà nước phát hành. Đối với người bảo lãnh: phải có đủ tư cách pháp nhân và năng lực tài chính, khi người vay vốn không trả được nợ thì người bảo lãnh phải trả nợ thay theo điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
2- Các điều kiện để vay vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp đối với ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status