Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Tổng quan về cho vay tiêu dùng 3
1.1.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng 3
1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 3
1.1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng 5
1.1.3.1. Đối với người tiêu dùng 5
1.1.3.2 Đối với ngân hàng 6
1.1.3.3 Đối với nền kinh tế 6
1.1.4 Các hình thức CVTD 7
1.1.4.1 Căn cứ vào mục đích vay 7
1.1.4.2 Căn cứ vào cách hoàn trả 7
1.1.4.3Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ 13
1.2 Nội dung cơ bản của mở rộng CVTD 18
1.2.1 Quan niệm về mở rộng CVTD 18
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng CVTD 19
1.2.2.1 Nhân tố khách quan 19
1.2.2.2 Nhân tố chủ quan 21
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng CVTD 23
1.2.3.1 Chỉ tiêu về số lượt khách hàng giao dịch với ngân hàng 23
1.2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh doanh số CVTD 24
1.2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh dư nợ CVTD 25
1.2.3.4 Chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng loại hình CVTD 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 27
2.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam 27
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam 27
2.1.2 Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam 31
2.2 Hoạt động huy động vốn 31
2.2.1 Hoạt động sử dụng vốn 33
2.2.2 Dịch vụ phi tín dụng khác 36
2.2.3 Kết quả kinh doanh 37
2.3 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 38
2.3.1 Khái quát về tình hình cho vay tiêu dùng hiện nay tại Việt Nam 38
2.3.2 Thực trạng mở rộng CVTD tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 40
2.3.2.1 Tình hình tăng trưởng doanh số và dư nợ CVTD 40
2.3.2.2 Phân tích cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo kỳ hạn 42
2.3.2.3. Tình hình nợ quá hạn CVTD. 43
2.3.2.4 Phân tích cơ cấu các khoản CVTD 43
2.4 Đánh giá chung về việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 48
2.4.1 Những kết quả được. 48
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 50
2.4.2.1 Một số tồn tại 50
2.4.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại. 53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 58
3.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 58
3.1.1 Định hướng phát triển chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm tới. 58
3.1.2. Định hướng đối với hoạt động CVTD 59
3.2 Một số giải pháp mở rộng CVTD tại Vietcombank 59
3.2.1 Ngân hàng phải có chính sách cụ thể về CVTD 59
3.2.2 Hoàn thiện quy trình CVTD 60
3.2.3 Hoàn thiện danh mục sản phẩm CVTD 62
3.2.4 Đa dạng hóa cách cho vay tiêu dùng 64
3.2.5 Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác Marketing đối với sản phẩm CVTD 64
3.2.6 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 67
3.3 Một số kiến nghị 69
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 69
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 70
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2009 là năm thứ 3 Việt Nam tham gia tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và cũng là năm chứng kiến sự biến động mạnh mẽ trên thị trường tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế. Sự biến động cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới đã tác động mạnh đến đời sống nhân dân: lạm phát tăng cao, giá dầu, giá vàng tăng kỷ lục,… lãi suất cũng liên tục biến động mạnh trong năm. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, hệ thống Ngân hàng cũng chịu rất nhiều tác động xấu, cụ thể nhất là khả năng thanh khoản của các Ngân hàng, tạo ra sức ép tăng lãi suất huy động.
Năm 2009 cũng là năm cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ngân hàng diễn ra quyết liệt hơn với nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ mới được các ngân hàng triển khai cung cấp tới khách hàng. Các ngân hàng có vốn Nhà nước tập trung phát triển theo hướng thành lập các tập đoàn tài chính, trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô trung bình và nhỏ tập trung định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ với các đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân. Vì vậy có thể nhận thấy trên thị trường dịch vụ ngân hàng năm qua sôi động hơn với việc các ngân hàng đẩy mạnh các hoạt động ngân hàng bán lẻ. Khách hàng có thêm nhiều lựa chọn sử dụng những tiện ích ngân hàng để thanh toán cho những chi phí trong cuộc sống hàng ngày như tiền điện, nước, điện thoại, internet, mua sắm tại một số siêu thị,…
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của thị trường. Ngay từ những ngày đầu thành lập VCB cũng đã xác định cạnh tranh phát triển cho vay tiêu dùng sẽ là hướng đi mới giúp phân tán rủi ro và nâng cao khả năng hội nhập. Tuy đã bước đầu hình thành và tổ chức hoạt động theo thông lệ của các NHTM hiện đại trên thế giới, theo đó các hoạt động bán lẻ được quan tâm chỉ đạo và kiểm soát một cách bài bản nhưng trong bối cảnh nền kinh tế đương đầu với những khó khăn thách thức, hoạt động tín dụng tiêu dùng của Vietcombank gặp không ít khó khăn.
Xuất phát từ lý do đó, tui chọn đề tài “ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để xem xét một cách tổng quát và có hệ thống về thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam trong xu thế hội nhập. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm làm cho sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương phong phú và đa dạng hơn, thu được hiệu quả cao hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
Đề tài lấy hoạt động cho vay tiêu dùng tại Vietcombank làm đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam trong các năm 2007, 2008, 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề hoàn thành nhờ sử dụng kết hợp các phương pháp như: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử với phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn, so sánh.
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng
thương mại
Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về cho vay tiêu dùng
1.1.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng
Tín dụng là một trong những chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng, để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của các thành phần trong nền kinh tế. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu, chiếm từ 1/3 đến 2/3 nguồn thu của các ngân hàng. Các ngân hàng cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau dựa trên quy mô của từng ngân hàng, tương ứng với sự đa dạng trong mục đích vay, trên cơ sở đó mà tín dụng được phân thành nhiều loại như : cho vay ngắn hạn, cho vay dài hạn, cho vay cá nhân, cho thuê…trong đó mảng CVTD là một trong những thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng. Vậy CVTD là gì?
Trên thực tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CVTD. Nhưng nhìn chung có thể định nghĩa CVTD là khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ,… Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và dịch vụ… cũng có thể được tài trợ bởi CVTD.


65HlUlIA3s4U0CK

Xem thêm:
Phát triển cho vay tiêu dùng tại TMCP ngoại thương việt nam Vietcombank
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status