Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 4
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 5
1.2 Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM 6
1.2.1 Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 6
1.2.1.1 Vốn và tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 6
1.2.1.2 Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 8
1.2.2 Chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 12
1.2.2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 12
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 13
1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 16
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NHCT HOÀNG MAI 20
2.1. Khái quát về NHCT Chi nhánh Hoàng Mai 20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHCT Chi nhánh Hoàng Mai 20
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Hoàng Mai 22
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Hoàng Mai 23
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 25
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng 27
2.1.3.3. Hoạt động tài trợ thương mại 28
2.1.3.4. Các hoạt động khác 29
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHCT Hoàng Mai 31
2.2.1. Quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHCT Hoàng Mai 31
2.2.3. Tình hình nợ quá hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ 35
2.2.2. Tình hình dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 33
2.2.4. Thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 38
2.3 Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHCT Hoàng Mai 39
2.3.1. Những kết quả đã đạt được 39
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 40
2.3.3. Nguyên nhân 42
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀNG MAI 46
3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHCT Hoàng Mai 46
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai 48
3.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp 48
3.2.2. Xây dựng một cơ chế lãi suất linh hoạt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 50
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin 51
3.2.4. Tăng cường khả năng phân tích và đánh giá khách hàng 52
3.2.5. Nâng cao chất lương đội ngũ cán bộ ngân hàng 53
3.2.6. Xây dựng chiến lược Marketting 56
3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát 57
3.3. Một số kiến nghị 58
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ 58
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 59
3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng công thương Việt Nam 60
3.3.4. Kiến nghị với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 60
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
 
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
 
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công thương Hoàng Mai 25
Biểu đồ tổng nguồn vốn và tiền gửi qua các năm 25
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Công thương Hoàng Mai 26
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công thương Hoàng Mai 27
Bảng 2.4 Chất lượng tín dụng theo các nhóm Nợ của Ngân hàng 28
Bảng 2.5 Lợi nhuận của chi nhánh qua các năm 31
Bảng 2.6. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh và tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 32
Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chia theo thời hạn 33
Bảng 2.8: Dư nợ tín dụng theo tài sản đảm bảo 35
Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2006-2008 36
Bảng 2.10: Thu nhập từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh và Thu nhập từ hoạt đông tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 38
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Điều này có thể được giải thích bằng nhiều lí do khác nhau. Tuy nhiên lí do quan trọng nhất là do tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều biến động khiến cho các nhà đầu tư thiên về nắm giữ ngoại tệ ổn định hơn là nắm giữ VNĐ.
Có thể thấy là công tác huy động vốn của chi nhánh trong năm 2007 được thực hiện khá tốt, quy mô huy động vốn lớn hơn năm 2006 và 2008 khá nhiều. Tiền gửi VNĐ luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu huy động của chi nhánh nhưng đang có xu hướng ngày càng giảm dần do lượng tiền gửi bằng đồng ngoại tệ tăng dần. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động sụt giảm xuống còn gần bằng so với năm 2006 điều này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng của kinh tế thế đã lan đến Việt Nam. Lạm phát tăng cao, giá trị nguyên liệu, vật liệu tăng mạnh khiến kinh tế suy giảm. Cuộc đua lãi xuất trong các Ngân hàng thương mại bắt đầu bớt nóng do sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.
Cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Công thương Hoàng Mai
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
NV huy động từ TCKT
NV huy động từ dân cư
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
2006
1308
45,1
1592
56,7
2007
1878
54,8
1549,3
45,26
2008
1458
48,69
1536,67
52,34
Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Năm 2007 nguồn vốn được huy động từ các tổ chức kinh tế tăng mạnh so với năm 2006 và năm 2008. Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là những nguồn tiền lớn, vì vậy Chi nhánh đã rất quan tâm đến việc huy động được nguồn tiền từ các tổ chức kinh tế này. Nguồn tiền gửi từ dân cư đang có xu hướng giảm dần nhưng không đáng kể, nguồn vốn huy động từ dân cư giảm là do nhiều nguyên nhân; có thể lí giải là do lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền mất giá nên đối với các nhà dầu tư gửi tiền tiết kiệm không còn là sự lựa chọn hấp dẫn. Trong khi đó thị trường bất động sản, thị trường vàng lại đang rất sôi động, hấp dẫn các khách hàng dân cư đầu tư hơn là gửi tiết kiệm.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công thương Hoàng Mai
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ tín dụng
Dư nợ VNĐ
Dư nợ ngoại tệ
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Năm 2006
1573,68
1140
72,47
433.68
27,53
Năm 2007
1761,32
1229
69,75
532,32
30,25
Năm 2008
2133,13
1475,13
69,11
658
30,89
Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng liên tục qua các năm đặc biệt là năm 2008 dư nợ tín dụng tăng 23,68% so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ VNĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng nhưng đang có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây kinh tế thế giới có nhiều biến động, lạm phát tăng nhanh làm cho đồng tiền không giữ được giá trị của mình các, nhà vay vốn thiên về vay bằng tiền ngoại tệ do đó tỷ trọng dư nợ ngoại tệ cũng tăng lên.
Chất lượng tín dụng
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, làm ăn kém hiệu quả gây tình trạng nợ nần dây dưa ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của của chi nhánh. Vì vậy, chi nhánh đã rất chú trọng công tác thẩm định tín dụng. Cùng với việc đánh giá chất lượng và thực trạng của từng đơn vị vay vốn, chi nhánh áp dụng một số các giải pháp khác như rà soát lại các doanh nghiệp, đẩy mạnh đầu tư cho vay các thành phần kinh tế khác, bổ sung tài sản thế chấp cầm cố trong các doanh nghiệp nhà nước, bám sát tình hình thanh toán vốn để thu nợ, tiếp tục xử lý nợ tồn đọng, xác định mức tín công cụ thể đối với từng doanh nghiệp vay vốn.
Bảng 2.4 Chất lượng tín dụng theo các nhóm Nợ của Ngân hàng
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Nợ nhóm 1
Nợ nhóm 2
Nhóm Nợ xấu
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Năm 2006
1451
92,2
122
7,76
0,618
0,04
Năm 2007
1658
94,14
76,18
4,32
27,14
1,54
Năm 2008
2040
95,05
25,55
1,79
67,58
3,16
Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Nhóm nợ xấu đang tăng liên tục cho thấy công tác quản lý nợ của Ngân hàng còn chưa đạt hiệu quả cao. Song song với đó là tình hình suy giảm kinh tế nhiều doanh nghiệp vay vốn làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ. Nợ nhóm 2 tiếp tục giảm trong khi dư nợ tín dụng vẫn tăng lên điều này chứng tỏ 3 năm gần đây chi nhánh đã lựa chọn tín dụng đối với những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh và đồng thời chuyển dần nợ nhóm 2 sang nhóm nợ xấu làm nhóm nợ xấu tăng lên.
2.1.3.3. Hoạt động tài trợ thương mại
Hoạt động thanh toán quốc tế
Với việc chủ động đổi mới công nghệ, việc thanh toán chuyển tiền nhanh chóng, chính xác nên đã ngày càng thu hút khách hàng mới tới giao dịch, cũng như khôi phục lại mối quan hệ khách hàng cũ. Khối lượng thanh toán quốc tế ngày càng tăng cả về số món và giá trị thanh toán. Chi nhánh đã đảm bảo được quyền lợi cho các bên mua bán trong thanh toán hàng nhập, hàng xuất và chuyển tiền. Các giao dịch thanh toán được thực hiện kịp thời, chính xác, không để xảy ra sai xót.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Việc thay đổi không ổn định của tỷ giá trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhưng ngân hàng luôn tăng cường công tác quản lý ngoại tệ, đáp ứng mọi nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ ngày càng tăng cao. Ngoài thu đổi mua bán ngoại tệ của các đại lý, qua thị trường tự do và thị trường liên Ngân hàng, Chi nhánh còn khai thác, thu mua từ các đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn, các doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời theo dõi sát sao chặt chẽ luồng tiền đi - đến, tỷ giá, hạn mức, điều chuyển vốn…Do vậy đã hạn chế được nhiều rủi ro, trạng thái ngoại tệ được khắc phục, tuân thủ theo đúng qui định của ngân hàng công thương Việt Nam
Nghiệp vụ Bảo lãnh
Về nghiệp vụ bảo lãnh, số món bảo lãnh chi nhánh được phát hành đều tăng qua các năm, đồng thời giá trị và số dư bảo lãnh cũng tăng. Không có món bảo lãnh nào chi nhánh phải thanh toán thay cho bên được bảo lãnh, phí dịch vụ từ hoạt động này góp phần đáng kể vào khối lượng thu dịch vụ chung của chi nhánh.
2.1.3.4. Các hoạt động khác
Kế toán giao dịch
Cùng với việc ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán, song song với việc triển khai các điểm giao dịch, xây dựng phong cách giao dịch mới, làm tốt các dịch vụ thanh toán; công tác kế toán giao dịch đã thực sự góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động kinh doanh chung, bước đầu gây dựng được lòng tin của khách hàng khi quan hệ với ngân hàng. Lượng khách hàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi đã bắt đầu gia tăng. Năm 2006 có 4.564 tài khoản tiền gửi giao dịch thanh toán, khối lượng thanh toán 258.75 món, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng 8046%. Nhưng bước sang năm 2007 và 2008 tài khoản tiền gửi giao dịch thanh toán và khối lượng thanh toán không tăng thêm do tác động của lạm phát trong nước và sự bất ổn tình hình kinh tế thế giới.
Các món thanh toán, chuyển tiền đã thực hiện theo đúng quy trình nghiệp vụ, quy trình thanh toán
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status