Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đống Đa - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đống Đa



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 3
1.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 3
1.1.1 Khái niệm NHTM 3
1.1.2 Hoạt động của NHTM 3
1.1.3 Các hình thức huy đông vốn của NHTM 6
1.1.3.1 Các hình thức huy động tiền gửi của NHTM 6
1.1.3.2 Chứng thư tiền gửi loại lớn 9
1.1.3.4 Vay ngắn hạn các Ngân hàng Thương mại 10
1.1.3.5 Vay ngắn hạn thông qua hợp đồng mua lại. 10
1.1.3.6 Vay của ngân hàng Trung ương 11
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 11
1.2.1 Nhân tố khách quan 11
1.2.2 Nhân tố chủ quan 13
1.3 VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN 15
1.3.1 Vai trò của nguồn vốn hoạt động tới nền kinh tế 15
1.3.2 Vai trò của nguồn vốn hoạt động đối với NHTM 16
1.3.3 Sự cần thiết phải huy động vốn 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA 21
2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 21
2.2 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA 22
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Đống Đa 22
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Đống Đa đến 31/12/2009 23
2.2.2.1 Nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 23
2.2.2.2 Dư nợ cho vay đến 31/12/2009 25
2.2.2.3 Kết quả tài chính 26
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA 27
2.3.1 Quy mô vốn huy động giai đoạn 2007 - 2009 27
2.3.2 Cơ cấu vốn huy động giai đoạn 2007 - 2009 28
2.3.2.1 Phân theo thời gian huy động: 28
2.3.2.2 Phân theo loại tiền gửi 30
2.3.2.3 Phân loại theo loại tiền tệ 31
2.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA GIAI ĐOẠN 2007 - 2009 33
2.4.1 Những mặt làm được 33
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 35
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNNo&PTNT ĐỐNG ĐA 37
3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA 37
3.1.1 Nhu cầu về vốn trong thời gian tới 37
3.1.2 Định hướng trong công tác huy động vốn 38
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA 40
3.2.1. Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị 40
3.2.2 Xây dựng và giữ niềm tin của khách hàng đối với đơn vị 40
3.2.3 Tăng cường các lợi ích về mặt kinh tế cho khách hàng 40
3.2.3.1 Chính sách lãi suất 41
3.2.3.2 Đa dạng hoá hình thức huy động 41
3.2.3.3 Phát triển các dịch vụ liên quan 44
3.2.3.4 Thực hiện các chính sách ưu đãi 44
3.2.3.5 Nâng cao chất lượng phục vụ 45
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 45
3.3.1 Đối với Chính phủ 45
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 46
3.3.3 Đối với UBND Thành phố Hà Nội 47
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n dụng. Các doanh nghiệp có thể huy động vốn qua kênh trực tiếp hay gián tiếp. Nhưng ở nước ta phần lớn các doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chưa đủ điều kiện để huy động vốn trực tiếp trên thị trường chứng khoán. Do đó, việc huy động vốn gián tiếp qua kênh ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng.
Do vậy, việc chú trọng đến các nguồn vốn của nền kinh tế là điều kiện cần thiết của các ngân hàng khi quan tâm đến sự phát triển chung của nền kinh tế mà ngân hàng là một trong những thành viên chính góp phần tạo nên sự phát triển đó. Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển đang giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của nước ta hiện nay.
1.3.2 Vai trò của nguồn vốn hoạt động đối với NHTM
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, vai trò của NHTM ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. NHTM cũng là doanh nghiệp nhưng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, nên trong quá trình chuyển mình cùng nền kinh tế, các NHTM đã chuyển dần sang hạch toán kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình chứ không bao cấp như trước nữa. Do đó, chức năng động sáng tạo được khơi dậy, các NHTM có xu hướng phát triển đa năng. Vì đóng vai trò là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, là thủ quỹ của nền kinh tế nên NHTM là tác nhân quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Các nguồn vốn huy động được sẽ quyết định quy mô cũng như định hướng hoạt động của ngân hàng. Nếu nguồn vốn được coi là yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh của một NHTM thì nguồn vốn huy động được coi là yếu tố đầu vào thường xuyên, chủ yếu nhất của ngân hàng. Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, đầu tư chủ yếu dựa vào nguồn này.
Nguồn vốn huy động có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Cụ thể, nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp nó có thể mở rộng được tín dụng đầu tư và thu được lợi nhuận cao. Ngược lại, với quy mô hạn chế và chi phí cao thì ngân hàng có thể gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Chi phí huy động vốn của ngân hàng liên quan chặt chẽ với lãi suất tiền gửi các loại, lãi suất tiền gửi tiết kiệm các loại và lãi suất các công cụ nợ do ngân hàng phát hành.
Nguồn vốn huy động không những giúp cho ngân hàng bù đắp được thiếu hụt trong thanh toán, tăng nguồn vốn trong kinh doanh mà thông qua huy động vốn, ngân hàng nắm bắt được năng lực tài chính của khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Qua đó, ngân hàng có căn cứ để xác định mức vốn đầu tư cho vay đối với những khách hàng đó hay có thể phát hiện kịp thời tệ tham ô, trốn thuế, lừa đảo của các doanh nghiệp làm ăn không chính đáng. Từ đó có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay hay nguồn vốn ngân hàng huy động được lại là nguồn để các doanh nghiệp khác đi vay nên công tác huy động vốn càng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, công tác huy động vốn là một mảng hoạt động lớn của các NHTM và nó quyết định rất lớn đến thành công hay thất bại của ngân hàng.
1.3.3 Sự cần thiết phải huy động vốn
Kể từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, các đơn vị kinh tế được tự chủ trong kinh doanh đòi hỏi phải tự mình tạo lập các nguồn vốn khác nhau và sử dụng có hiệu quả. Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh, trước tiên các nhà đầu tư mời pháp nhân, thu nhận có một số vốn nhất định mà pháp luật còn gọi là vốn pháp định. Hơn nữa, bản thân quá trình đầu tư cho xây dựng và mua sắm thiết bị công nghệ cũng rất cần đến vốn do đó các nhà đầu tư phải tính đến hiệu quả lâu dài nghĩa là không thể đầu tư vào công nghệ lạc hậu mà phải có phương tiện máy móc kỹ thuật tiên tiến.
Thông thường các nhà đầu tư thường lâm vào tình trạng thiếu vốn tự có. Vì thế trong kinh doanh, họ cần đi huy động vốn bằng nhiều cách khác nhau. Ngân sách Nhà nước do yêu cầu chi cho tiêu dùng đầu tư ngày càng tăng nhưng nguồn thu ngày càng eo hẹp và tăng trưởng chậm nên hầu như bị thiếu hụt. Nhà nước cũng cần có vốn để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội. Tất nhiên, nguồn vốn đó có thể được Nhà nước đáp ứng bằng cách in thêm tiền nhưng cách này có thể làm tăng tỷ lệ lạm phát và kéo theo nhiều hiện tượng khác không có lợi cho nền kinh tế. Do đó bản thân Nhà nước cũng cần tự tìm cách huy động vốn để bù đắp thâm hụt ngân sách của mình. Cuối cùng bản thân ngân hàng cũng phải có một lượng vốn ban đầu làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình. Nhưng ngân hàng do bản chất là đi vay để cho vay hay nguồn vốn ngân hàng huy động được lại là nguồn vốn để các doanh nghiệp khác đi vay nên công tác huy động vốn lại càng có ý nghĩa quan trọng.
Hơn nữa, chính sách huy động vốn là một bộ phận quan trọng trong chính sách tiền tệ quốc gia, nó liên quan đến chính sách thu nhập trong phạm vi toàn xã hội, tác động trực tiếp đến mọi quan hệ tích luỹ và tiêu dùng, việc hoạch định chính sách huy động vốn trong nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động tài chính, tình hình lạm phát và ổn định tiền tệ. Vì thế, việc đẩy mạnh công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển xã hội của nước ta hiện nay. Kinh nghiệm của các nước đã chỉ ra rằng: trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước nguồn đầu tư trong nước luôn có ý nghĩa quan trọng và giữ vai trò quyết định đến sự phát triển lâu dài và vững chắc của một đất nước. Trong lúc đó lại là nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng cho nên nếu phát huy tốt công tác này sẽ tăng cường được một nguồn vốn lớn cho nền kinh tế. Như vậy công việc đẩy mạnh công tác huy động vốn là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quyết định đến cả quá trình phát triển nền kinh tế bởi lẽ:
Bất kỳ nước nào cũng phải sử dụng nguồn lực nội bộ là chính. Sự chi viện, bổ sung từ bên ngoài dù là viện trợ cho vay hay đầu tư nước ngoài cũng chỉ là tạm thời. Vốn ODA là vốn vay thì cuối cùng vẫn phải dùng vốn trong nước để trả gốc và lãi. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cũng chỉ là phần bổ sung, không thể thay thế cho đầu tư và sản xuất trong nước. Vì thế cần phát huy tốt công tác huy động vốn.
Thực tế việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài bao giờ cũng phải có vốn đối ứng bên trong mới có thể phát triển một cách vững chắc. Vì vậy dù là công trình được đầu tư từ nguồn vốn bên ngoài thì vốn đầu tư trong nước cũng có ý nghĩa quyết định bởi vì nếu không có vốn đầu tư trong nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế: điện nước, đường xá, thông tin liên lạc… hay là công trình văn hoá xã hội như trường học, bệnh viện… thì hiệu quả sản xuất sẽ giảm sút.
Về lợi ích dân tộc, nếu khô...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status