Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Hà nội - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Hà nội



 
 
MỤC LỤC
Lời Thank 1
Lời mở đầu 2
Chương I: Phương pháp luận thẩm định dự án Đầu tư trong ngân hàng thương mại
I.Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng và thẩm định dự án đầu tư 4
1. Tín dụng ngân hàng 4
1.1 Ngân hàng và tín dụng ngân hàng 4
1.2 Rủi ro của tín dụng dài hạn 5
2. Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư 6
2.1 Dự án đầu tư 6
2.1.1 Hoạt động đầu tư 6
2.1.2 Khái niệm dự án đầu tư 6
2.2 Thẩm định dự án đầu tư 7
2.2.1 Khái niệm 7
2.2.2 Sự cần thiết của công tác thẩm định dự án đầu tư đầu tư 7
2.2.3 Yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án đầu tư 11
II. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng 12
1. Nguồn thông tin thẩm định 12
1.1 Thông tin do khách hàng cung cấp 12
1.2 Thông tin do ngân hàng thu thập 13
1.3 Thông tin từ các nguồn khác 14
2. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư 14
2.1 Thẩm định hồ sơ pháp lý 14
2.2 Thẩm định doanh nghiệp vay vốn 16
2.2.1 Đánh giá chung về doanh nghiệp 16
2.2.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp 16
2.2.3 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh 25
2.3 Thẩm định dự án đầu tư mới 26
2.3.1 Thẩm định tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay vốn 26
2.3.2 Thẩm định tính kỹ thuật của dự án đầu tư 26
2.3.3 Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh 31
2.3.4 Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn 33
2.3.5 Thẩm định tài chính dự án đầu tư 35
2.3.6 Thẩm định rủi ro tài chính của dự án đầu tư 41
2.3.7 Thẩm định điều kiện bảo đảm tiền vay 46
2.3.8 Tổng hợp và kết luận 47
III. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng. 48
1. Những yếu tố thuộc về chủ quan 48
1.1 Năng lực và trách nhiệm của thẩm định viên 48
1.2 Phương pháp thẩm định 48
1.3 Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật 48
1.4 Tổ chức điều hành 49
2. Những nhân tố khách quan 49
2.1 Vấn đề thông tin 49
2.2 Môi trường kinh tế và pháp lý 50
Chương II: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
I. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 51
1. Giới thiệu chung 51
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 51
1.2 Chức năng và nhiệm vụ 51
1.3 Cơ cấu và tổ chức 52
2. Tình hình hoạt động kinh doanh 53
2.1. Về công tác huy động vốn 53
2.2. Về công tác sử dụng vốn 54
2.3 Về công tác thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ 55
2.4 Về công tác Kế toán, Thanh toán Ngân hàng 56
2.5. Về dịch vụ kiều hối, thẻ và bảo lãnh ngân hàng 57
II. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 58
1. Quy trình và nội dung báo cáo thẩm định . 58
1.1 Sơ đồ minh hoạ quy trình thẩm định dự án đầu tư 58
1.2 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn 59
1.3 Thẩm định hồ sơ pháp lý 59
1.4 Thẩm định doanh nghiệp vay vốn. 60
1.4.1 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 60
1.4.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp 61
1.4.3 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 62
1.5 Thẩm định dự án đầu tư mới 63
1.5.1 Thẩm định tính pháp lý của dự án đầu tư mới 63
1.5.2 Thẩm định về mặt kỹ thuật, thực hiện 63
1.5.3 Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư 64
1.5.4 Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn 65
1.5.5 Thẩm định dự án về mặt tài chính 65
1.5.6 Thẩm định điều kiện bảo đảm tiền vay 68
1.6. Phần kết luận 69
1.6.1 Ý kiến đề nghị cán bộ thẩm định 69
1.6.2 Ghi ý kiến của Trưởng phòng Tín dụng . 69
1.6.3 Ý kiến quyết định của Giám đốc chi nhánh. 69
2. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội thông qua báo cáo thẩm định một dự án minh hoạ 70
2.1 Mô tả dự án 70
2.2 Giới thiệu và đánh giá về khách hàng 70
2.2.1Thẩm định hồ sơ pháp lý 70
2.2.2 Thẩm định tài chính doanh nghiệp vay vốn 71
2.2.3 Thẩm định dự án đầu tư mua tàu Crean Pacific trọng tải 1.976DWT 77
2.2.4 Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay 83
2.2.5 Kết luận 84
3. Đánh giá hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 85
3.1 Những kết quả đạt được 85
3.2 Những điều hạn chế còn tồn tại 87
3.3 Nguyên nhân của những tồn tại về hiệu quả công tác thẩm định 88
3.3.1 Những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng 88
3.3.2 Những nguyên nhân từ phía khách hàng 89
3.3.3 Môi trường kinh tế và pháp lý 90
Chương III: giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
I. Phương hướng và mục tiêu công tác thẩm định 91
1. Nhận định môi trường kinh doanh 91
2. Phương hướng - mục tiêu năm 2003 91
II. Giải pháp và khuyến nghị 92
1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 92
1.1 Bổ sung, hoàn thiện phương pháp và nội dung thẩm định 92
1.2 Hoàn thiện hệ thống cung cấp và xử lý thông tin .94
1.3 Tổ chức công tác thẩm định dự án đầu tư 95
1.4 Xây dựng đội ngũ nhân viên “vừa hồng, vừa chuyên” 95
1.5 Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất 96
1.6 Xây dựng chiến lược khách hàng 96
2. Khuyến nghị 97
2.1 Cần cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư 97
2.2. Những khuyến nghị cải thiện môi trường pháp lý 98
2.3 Những khuyến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam 99
2.3.1- Thu thập và xử lý các thông tin 99
2.3.2- Hướng dẫn thống nhất về nội dung các chỉ tiêu thẩm định cho các ngân hàng thương mại và tổng kết kinh nghiệm. 99
2.3.3 Tiếp tục đẩy mạnh chương trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng 100
2.4 Khuyến nghị đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt nam 100
Kết luận 101
Tài liệu tham khảo 102
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ảm tính không chắc chắn liên quan đến những nhân tố chủ yếu.
Như vậy, phân tích độ nhạy là một công cụ rất quan trọng trong thẩm định dự án đầu tư, bên cạnh sự hỗ trợ của những phân tích rủi ro khác khi cần thiết.
2.3.7 Thẩm định điều kiện bảo đảm tiền vay
2.3.7.1 Các trường hợp bảo đảm tiền vay:
Đảm bảo tiền vay là một điều kiện ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp vay vốn, trong đó bên vay thực hiện các hình thức thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bằng tín chấp...đối với bên cho vay. Đây là biện pháp đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng trong trường hợp bên vay không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ, không đúng hạn việc trả nợ cho các món vay đó. Các trường hợp bảo đảm tiền vay, cách thức và đối tượng thực hiện được quy định tại Nghị định 178/1999/NĐ - CP ngày 29/12/1999 về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng và Thông tư 06/2000/TT – NHNN ngày 04/04/2000 về hướng dẫn thực hiện Nghị định 178, và một số công văn liên quan như chỉ thị 11 về việc thực hiện Nghị định 178, thông tư liên tịch số 12/2000/TTLT-NHNN-BTP- BTC- TCĐC của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Tổng cục Địa chính hướng dẫn việc thực hiện đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp...
2.3.7.2 Xác định tính pháp lý và trị giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh:
Tính pháp lý của tài sản đem thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thể hiện ở chỗ:
- Người xin vay có quyền sở hữu rõ ràng đối với tài sản đó không?
- Tài sản này có thuộc diện đang tranh chấp, kiện tụng không?
- Nếu đảm bảo bằng bảo lãnh thì hợp đồng bảo lãnh có hợp pháp và hợp lệ không?
- Tài sản này có được chấp nhận không?
Một vấn đề rất quan trọng là trị giá của tài sản thực hiện nghĩa vụ đảm bảo tiền vay. Các ngân hàng chỉ chấp nhận giá trị phần vật chất trong tài sản làm giá trị đảm bảo vốn vay. Về nguyên tắc, trị giá tài sản bảo đảm phải lớn hơn số tiền xin vay ít nhất 30% (tuỳ theo tính chất và độ rủi ro của dự án, tỷ lệ trị giá tài sản đảm bảo có thể cao hơn), điều này đảm bảo cho các ngân hàng khi phát mại có thể thu hồi đủ vốn, lãi vay và các chi phí khác.
Những câu hỏi đặt ra cho các nhà thẩm định khi xem xét tài sản đảm bảo tiền vay:
- Tài sản này có giá trị thực tế không?
- Giá trị của tài sản được đưa ra là bao nhiêu?
- Nếu ngân hàng phát mại thì số tiền bán được sẽ là bao nhiêu? Chi phí sẽ là bao nhiêu?
- Tài sản đó có dễ bị hư hỏng, và có nhanh xuống giá không?
2.3.7.3 Phân tích khả năng kiểm soát và tính thanh khoản của tài sản :
Công tác thẩm định phải tính đến việc ngân hàng có đủ khả năng kiểm soát tài sản đem đảm bảo và những tài sản này phải có tính thanh khoản cao. Điều này sẽ giúp ngân hàng chủ động và dễ dàng xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ.
Các câu hỏi đặt ra đối với công tác thẩm định ở đây là:
- Ngân hàng có đủ quyền đối với các tài sản đảm bảo không?
- Các tài sản này được cất giữ ở đâu?
- Tài sản có dễ dàng phát mại không?
2.3.8 Tổng hợp và kết luận
2.3.8.1 Nêu các điểm thuận lợi nếu đầu tư vào dự án
2.3.8.2 Nêu các khó khăn, rủi ro nếu đầu tư vào dự án
2.3.8.3 Kết luận
Cán bộ thẩm định nêu kết luận chính thức của mình về kết quả thẩm định dự án và ý kiến đề nghị đồng ý hay từ chối dự án.
ý kiến của lãnh đạo về quyết định đồng ý hay từ chối cho vay.
III. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng.
1. Những yếu tố thuộc về chủ quan
1.1 Năng lực và trách nhiệm của thẩm định viên
Cán bộ tín dụng của ngân hàng chính là những người trực tiếp tiến hành thẩm định dự án đầu tư. Chất lượng của đội ngũ thẩm định viên có ảnh hưởng đến việc qui trình nghiệp vụ thẩm định có được thực hiện đúng và đạt chất lượng cao hay không. Thẩm định viên là người đóng vai trò cơ bản trong việc đưa ra quyết định có nên cho vay đối với dự án đầu tư hay không dựa trên sự phân tích và đánh giá của chính anh ta. Người thẩm định không chỉ phải am hiểu các phương pháp, quy trình thẩm định mà còn phải nắm bắt được chủ trương chính sách tín dụng của ngân hàng. Thẩm định dự án đầu tư là việc phân tích đánh giá dự án trên mọi phương diện, đòi hỏi không chỉ am tường về chuyên môn mà còn phải hiểu biêt sâu rộng các vấn đề khác.
Một vấn đề khá quan trọng là trách nhiệm và đạo đức của người thẩm định. Khi việc thẩm định dự án đầu tư được thực hiện không hoàn toàn khách quan mà dựa trên những toan tính cá nhân thì các ngân hàng khó lòng tránh những quyết định đầu tư sai lầm.
1.2 Phương pháp thẩm định:
Các dự án đầu tư cần được phân tích và đánh giá theo quy trình và phương pháp chặt chẽ và hợp lý. Mỗi một dự án đầu tư có những đặc trưng riêng, việc lựa chọn và kết hợp những phương pháp nào để thẩm định quyết định đến tính chính xác của những đánh giá.
1.3 Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật:
Thẩm định dự án đầu tư là công việc rất phức tạp và khó khăn, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thành tựu khoa học đã đem lại những tiện ích cho việc phân tích và đánh giá dự án, nhất là các phân mềm về phân tích tài chính, quản trị rủi ro. Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại này đã trở thành yêu cầu cần thiết đối với công tác thẩm định nếu muốn các đánh giá thật sự khách quan, chính xác, nhanh chóng và hoàn toàn loại trừ được những rủi ro nhất định. Ngoài vấn đề công nghệ là những yếu tố khác thuộc về hạ tầng trợ giúp như công sở, máy móc, các điều kiện làm việc khác...
1.4 Tổ chức điều hành:
Thẩm định dự án đầu tư là tập hợp của nhiều hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau. Hoạt động thẩm định bao trùm cả 3 giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay nên việc phân cấp điều hành là rất cần thiết để các bước được thực hiện trong một qui trình khép kín, tránh tình trạng làm việc không khoa học. Mặt khác, cách điều hành hợp lý của Ban lãnh đạo ngân hàng có thể phát huy năng lực của từng cán bộ thẩm định. Việc phân định mức phán quyết cho từng chi nhánh ngân hàng, cách thức điều hành hoạt động thẩm định tốt sẽ góp phần làm giảm thời gian thẩm định nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả trong việc ra quyết định đầu tư.
2. Những nhân tố thuộc về khách quan:
2.1 Vấn đề thông tin:
Thứ nhất là vấn đề thông tin từ phía khách hàng. Quyền được biết thông tin của ngân hàng đối với khách hàng vay vốn đã được quy định trong luật. Tuy nhiên bởi nhiều lý do, các thông tin mà khách hàng cung cấp (đặc biệt là các báo cáo tài chính) cho ngân hàng thường không chính xác, không đầy đủ và kịp thời. Việc thông tin méo mó như vậy đã dẫn các ngân hàng đánh giá chưa đúng đắn và đầy đủ về khách hàng cũng như những dự định của họ, và đây là nguyên nhân lớn cho những quyết định sai lầm của ngân hàng.
Thứ hai là các thông tin khác. Các ngân hàng luôn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status