Nội dung đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế Những khó khăn thách thức của ngoại giao Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Nội dung đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế Những khó khăn thách thức của ngoại giao Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa



- Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc ngày 20/9/1977
- Từ năm 1991 đến nay Việt Nam tham gia tích cực và chủ động hơn trên nhiều lĩnh vực liên quan đến hoà bình an ninh, giải trừ quân bị cũng như phát triển kinh tế xã hội, dân số và bảo vệ môi trường là những chủ đề chíng trong chương trình nghị sự của Liên hợp quốc.Sự tham gia đóng góp và vị thế của Việt Nam tại Liên hợp quốc được từng bước cải thiện và nâng cao cả về chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đang phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước.
Lần đầu tiên, Việt Nam đã tham gia vào một số chức vụ và ứng cử vào một số cơ quan của Liên hợp quốc như là Phó Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc năm 1997, 2000 và 2003, là thành viên Hội đồng Kinh tế-Xã hội (1997-2000), Chủ tịch Đại Hội đồng Tổ chức Nông Lương khoá 33, thành viên Uỷ ban Nhân quyền (2001-2003), Hội đồng Chấp hành Chương trình Phát triển và Quỹ Dân số LHQ (2000-2002), Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (1991-1993, 1997-1999 và 2003-2005), Hội đồng điều hành Liên minh Bưu chính Thế giới (1999-2004), Liên minh Viễn thông Quốc tế (1994-1998, 1998-2002, 2002-2006).
Đặc biệt, trong khoá họp thứ 62 Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Việt Nam đã được bầu vào cương vị thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 với số phiếu rất cao (183/190 phiếu hợp lệ). Vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc ngày càng được nâng cao
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

à đẩy nhanh quá  trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
            + Điểm mới so với ĐH VII:
Mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác;
Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ;
Kinh tế đối ngoại lần đầu tiên chủ trương: thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
+ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1-1994) và Đại hội VIII (tháng 6-1996) của Đảng ta đã chính thức khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với tinh thần "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển".
ĐH IX (Diễn ra từ ngày 19-22/4/2001 tại Hà Nội.)
            + Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực
            + Lần đầu tiên đưa ra quan điểm xây dựng nền kinh tế độc lập tự  chủ
            + ĐH IX có bước phát triển trong phương châm đối ngoại của ĐH VII: “Việt Nam muốn là bạn với các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” thành “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển
- Hội nghị Trung ương 8, khóa IX (tháng 7-2003) đã ra Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong đó đề cập nhiều nội dung hết sức quan trọng về đối ngoại, đặc biệt là ba vấn đề: về các mâu thuẫn của thế giới hiện nay; về lợi ích của Việt Nam; về đối tượng, đối tác. Cần nhấn mạnh vấn đề cốt lõi trong mọi hoạt động đối ngoại là phải tìm cách thực hiện tối đa lợi ích của đất nước. Do đó, việc nhận thức thật rõ lợi ích của đất nước ta, dân tộc ta là điều vô cùng quan trọng. Hội nghị Trung ương 8, khóa IX đã khẳng định một lần nữa: "độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cơ bản của cách mạng và cũng là lợi ích căn bản của quốc gia", "kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của Tổ quốc". Hội nghị cũng đã nhấn mạnh cách nhìn biện chứng về đối tượng, đối tác: "trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta", làm cơ sở mở rộng và phát triển các mối quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh với các chủ thể quan hệ quốc tế.
ĐH X (Diễn ra từ ngày 18-25/4/2006 tại Hà Nội.)
            + Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tư chủ, hoà  bình, hợp tác và phát triển
            + Chính sách đối ngoại rộng mở đa phương hoá, đa dạng háo các quan hệ  quốc tế
            + Điểm mới so với ĐH IX: chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
            Chủ  động hội nhập kinh tế quốc tế là:
Hoàn toàn chủ động quyết  định đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã  hội nói chung và hội nhập KTQT nói riêng
Phải sáng tạo, lựa chọn cách hành động đúng, dự  báo được những thuận lợi, khó khăn khi hội nhập
            Tích cực hội nhập kinh tế  quốc tế là:
Khẩn chương chuẩn bị,  điều chỉnh, đổi mới từ bên trong (cách lãnh đạo, quản lý, hoạt động thực tiễn, Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp)
Xây dựng lộ trình, kế  hoạch, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế
Tích cực nhưng phải thận trọng, vững chắc
ĐH XI (Diễn ra từ ngày12.1.2011 đến ngày 19.1.2011, tại Hà Nội)
+ Tiếp nối và phát triển những quan điểm, và chính sách đối ngoại mà Đảng ta đã xây dựng và phát triển trong suốt hơn 80 năm tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam:
Lợi ích quốc gia, dân tộc vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc cao nhất của các hoạt động đối ngoại
Hội nhập quốc tế trở thành định hướng đối ngoại lớn
Phương châm mới “thành viên có trách nhiệm” bổ sung cho phương châm “là bạn, đối tác tin cậy”
Xây dựng cộng đồng ASEAN trở thành ưu tiên đối ngoại
Phương châm triển khai hoạt động đối ngoại là đồng bộ, toàn diện.
+ Văn kiện của Đại hội XI cũng nêu rõ 6 ưu tiên trong đường lối đối ngoại của Việt Nam:
Tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu, thực chất với phương châm chủ động hơn, tích cực hơn
Coi trọng, tiếp tục củng cố, tăng cường phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, sự hợp tác toàn diện với các nước láng giềng, thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, về ranh giới biển, thềm lục địa với các nước liên quan trên cơ sở luật pháp quốc tế và các quy tắc ứng xử của khu vực.
Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước trong khu vực xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh và đoàn kết
Kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng với ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hoá, giữa đối ngoại với quốc phòng và an ninh
Nâng cao hiệu quả của hội nhập quốc tế
Tiếp tục phát huy vai trò và sự đóng góp của các nguồn lực từ cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm ăn ở ngoài nước.
+ Điểm mới so với ĐH X: chuyển từ chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đến “chủ động tích cực hội nhập quốc tế”
            Chủ  động hội nhập quốc tế là:
Chủ động triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế mạnh mẽ, toàn diện hơn, phát huy tư cách là thành viên tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam lên một tầm cao mới.
Chủ động cùng các nước đối tác triển khai mạnh mẽ và hoàn thiện các khuôn khổ quan hệ, nhất là với các đối tác hàng đầu, mang tầm chiến lược hay có nhiều tiềm năng hợp tác với Việt Nam nhằm đưa các khuôn khổ này đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững trong thập niên tiếp theo của thế kỷ.
Trên cơ sở thẳng thắn nhìn nhận các vấn đề còn tồn tại trong công tác đối ngoại thời gian qua, chúng ta cần chủ động tìm kiếm các biện pháp khắc phục. Chủ động tìm kiếm các cơ chế phối hợp một cách chặt chẽ và hiệu quả giữa các Bộ, ngành, địa phương, đoàn thể và doanh nghiệp trong quản lý và triển khai các hoạt động đối ngoại.
"Chủ động kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của Việt Nam”
Tích cực hội nhập quốc tế là:
Tích cực nghiên cứu, tìm giải pháp thúc đẩy giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại về biên giới lãnh thổ với các nước láng gi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status