Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt nam từ năm 1999-2001 - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt nam từ năm 1999-2001



MỤC LỤC Trang
Lời nói đầu Chương I: Ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế 3
I. Ngân hàng Thương mại và vai trò của nó trong nền kinh tế . 3
1. Vài nét về Ngân hàng Thương mại . 3
1.1. Nguồn gốc, định nghĩa . 3
1.2. Phân loại Ngân hàng Thương mại . 4
1.3. Các chức năng cơ bản của Ngân hàng Thương mại . 5
1.3.1. Tạo tiền . 5
1.3.2. Thanh toán . 6
1.3.3. Tín dụng . 7
1.3.4. Cung ứng dịch vụ Ngân hàng . 7
1.4. Các nghiệp vụ của Ngân hàng Thương mại . 8
1.4.1. Nghiệp vụ Nợ . 8
1.4.2. Nghiệp vụ Có . 9
1.4.3. Nghiệp vụ trung gian . 10
2. Vai trò của Ngân hàng Thương mại Cổ phần . 11
2.1. Thúc đẩy tích tụ và cung cấp vốn cho nền kinh tế 12
2.2. Đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng cho đầu tư phát triển . 12
2.3. Tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ 13
2.4. Thúc đẩy việc hạch toán kinh doanh, nâng cao hiệu quả . 14
2.5. Công cụ tài trợ cho các thành phần kinh tế . 14
II. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại và cơ chế . 16
1. Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng . 16
1.1. Khái niệm về rủi ro nói chung . 16
2. Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng . 17
2.1. Rủi ro tín dụng . 17
2.2. Rủi ro bảo lãnh . 18
2.3. Rủi ro đầu tư . 19
3. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng . 20
3.1. Rủi ro tín dụng, đặc trưng của nó . 20
3.2. Các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng 21
3.2.1. Thông tin không cân xứng . 21
3.2.2. Môi trường kinh tế . 22
3.2.3. Môi trường pháp lý . 22
3.2.4. Những nguyên nhân bất khả kháng 23
4. Những hình thức cơ bản để phòng ngừa rủi ro tín dụng . 24
4.1. Tính tất yếu khách quan phải có đảm bảo tín dụng . 25
4.2. Những hình thức cơ bản phòng ngừa rủi ro tín dụng . 25
4.2.1. Tài sản thế chấp . 25
4.2.2. Cầm cố tài sản 28
4.2.3. Bảo lãnh . 29
4.2.4. Bảo đảm . 30
4.3. Cơ chế phòng ngừa rủi ro tín dụng của các Ngân hàng . 31
Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng và vấn đề phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với Công ty Đầu tư Xây dựng Công trình . 35
I. Vài nét về tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng . 35
1. Sơ lược về Ngân hàng Thương mại Cổ phần . 35
1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 35
1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần . 37
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại 39
2.1. Khái quát chung hoạt động của Ngân hàng . 39
2.2. Những hoạt động chủ yếu . 40
2.2.1. Đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 40
2.2.2. Hoạt động tín dụng . 42
2.2.3. Các hoạt động dịch vụ 45
2.3. Thu chi tài chính 46
2.4. Kết quả kinh doanh . 47
II. Quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng Thương mại . 48
1. Giới thiệu chung về Công ty Đầu tư Xây dựng 48
2. Tình hình Sản xuất kinh doanh của Công ty 49
3. Quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần . 52
III. Những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động tín dụng . 57
1. Ưu điểm . 57
2. Tồn tại . 57
2.1. Về trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng . 57
2.2. Về xác định kỳ hạn nợ và thời điểm thu nợ . 58
2.3. Về tài sản thế chấp 58
2.4. Nợ quá hạn và tiến độ xử lý nợ quá hạn 59
2.5. Về đối tượng khách hàng . 60
3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong mối quan hệ . 60
3.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng . 60
3.2. Nguyên nhân từ phía Công ty Xây dựng Công trình . 61
Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội . 62
I. Một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế rủi ro tín dụng 62
1. Nâng cao chất lượng cán bộ cuả Ngân hàng . 62
1.1. Năng lực điều hành của ban lãnh đạo Ngân hàng . 62
1.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn 62
2. Nâng cao chất lượng thẩm định khác hàng . 66
2.1. Phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp . 67
2.2. Kết hợp các chỉ số tài chính với phân tích lưu chuyển . 69
2.3. Kết hợp phân tích năng lực tài chính định lượng . 70
2.4. Xác định tín hiệu và đề nghị phê chuẩn 72
3. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp, cầm cố . 73
3.1. Cần nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng . 73
3.2. Bảo lãnh . 75
3.3. Thực hiện bảo hiểm tín dụng . 76
4. Xử lý món vay có vấn đề . 77
5. Mở rộng cạnh tranh . 80
5.1. Mở rộng quan hệ tín dụng nhằm phân tán rủi ro . 80
5.2. Đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ tín dụng 80
5.3. Thiết lập quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng . 81
II. Những tiền đề để thực hiện các giải pháp nêu trên . 83
1. Về phía Nhà nước . 83
2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam . 84
3. Đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế . 85
Kết luận 87
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ách du lịch đến Việt nam bắt đầu có xu hướng gia tăng nhưng các khách sạn lại tham gia vào cuộc chiến hạ giá thuê phòng, tạo nên một sự cạnh tranh hết sức gay gắt.
Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Quân đội vẫn còn nhiều khó khăn nội tại, đó là quy mô nhỏ, đội ngũ nhân viên trẻ, hăng hái nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm, trang bị cơ sở vật chất còn khiêm tốn, chất lượng dịch vụ chưa có tính cạnh tranh cao, đồng thời việc tập trung xử lý vấn đề nợ tồn đọng cũng đã làm hạn chế rất nhiều mục tiêu phát triển kinh doanh của Ngân hàng.
Kết quả hoạt động kinh doanh tiền tệ ba năm 1999,2000 và 2001
* Số liệu tổng hợp:
( tỷ đồng )
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Số tăng tuyệt đối (tỷ)
Số tăng tương đối (%)
01
02
03
04
4-2
4-3
(4-2)/2
(4-3)/3
-Vốn chủ sở hữu
+ Vốn điều lệ
+ Tự bổ sung
-Vốn huy động
-Tổng tài sản
-Tổng dư nợ
-Nợ quá hạn
-Lợi nhuận trước thuế
-Dự phòng rủi ro trước thuế
168,6
145,6
23
1.516
1.768
792,2
14,2
46,3
5,9
196,9
170,9
26
2.211
2.633
1.319,8
17,9
53,7
7,3
250,9
209,1
41,9
2.548
3.034
1.743,8
17,2
57,0
12,3
82,3
63,5
18,9
1.032
1.266
951,6
3
10,7
6,4
81
38,2
15,9
337
401
424
(0,7)
3,3
5
48,8
43,6
82,2
68,1
83,5
120
21,1
23,1
108,5
47,7
22,4
61,2
15,2
15,2
32,1
(3,9)
6,1
68,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001- Ngân hàng TMCP QĐ)
Những hoạt động chủ yếu
Đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Tăng vốn điều lệ: Thực hiện nghị quyết Đại hội cổ đông về việc tăng vốn điều lệ, đến ngày 31/12/2001 số vốn điều lệ củ Ngân hàng là 209,1 tỷ, tăng 38,2 tỷ so với cùng kỳ năn 2000. Đây là năm thứ bảy Ngân hàng liên tiếp tăng vốn điều lệ. Điểm nổi bật trong lần tăng vốn lần này là cầu lớn hơn rất nhiều so với cung, số lượng cổ phiếu đăng ký mua lớn hơn rất nhiều lần so với số lượng cổ phiếu phát hành. Điều này đã thể hiện được niềm tin và uy tín của Ngân hàng đối với các nhà đầu tư.
Huy động vốn: Tổng số vốn huy động có đến ngày 31/12/2001 là 2.548 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2000 và vượt kế hoạch 6,2%. Cụ thể:
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Nguồn vốn huy động
Tỷ trọng
(%)
Nguồn vốn huy động
Tỷ trọng
(%)
Nguồn vốn huy động
Tỷ trọng
(%)
Tổng số
1.516.049
100
2.211.000
100
2.548.000
100
Trong đó:
-Tiết kiệm của dân cư
-Tiền gửi các TCKT
1.407.636
108.413
92,8
7,2
1.732,8
478.205
78,4
21,6
1.980,1
568.938
99,8
22,3
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001- Ngân hàng TMCP QĐ)
Công tác huy động vốn năm 2001 nhìn chung đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đảm bảo và cân đối được nguồn vốn cho kinh doanh. Trong khi lãi suất huy động của Ngân hàng TMCP Quân đội thấp hơn nhiều so với Ngân hàng khác, đồng thời không để tình trạng vốn đóng băng tại Ngân hàng thì việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đã cho thấy sự cố gắng quyết tâm của Ngân hàng với nhiều giải pháp linh hoạt trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi.
Tuy nhiên do những biến động mạnh của thị trường quốc tế, lãi suất ngoại tệ giảm nhanh, dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ (USD) tăng lên tới 15%, cùng với tình trạng khan hiếm VND diễn ra trong suốt quý 3/2001 đã dẫn đến rủi ro lãi suất khá lớn vào sáu tháng cuối năm 2001. Dưới sự suy giảm mạnh mẽ của nền kinh tế, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã liên tục cắt giảm lãi suất từ 6,5% xuống còn 1,75%/năm đã kéo theo lãi suất cho vay USD trên thi trường Việt nam liên tục giảm nhanh. Trong năm 2001, mức lãi suất huy động bình quân của Ngân hàng là 5,6%/ năm. Đây là mức khá cao do lãi suất huy động từ đầu năm ở mức cao. Trong khi đó mức lãi suất cho vay USD bình quân trong năm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội chỉ đạt xấp xỷ 4,8%/năm. Do vậy, với lượng huy động tiết kiệm bình quân trong năm là 20 triệu USD đã làm giảm 4% lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng. Thực tế thì đây là rủi ro khách quan mà tất cả các Ngân hàng đều gặp phải và rất khó dự đoán.
Hoạt động tín dụng
- Tổng dư nợ tính đến 31/12/2001 của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội tăng 32,1% so với năm 2000 và bằng 117,7% kế hoạch đã được Đại hội cổ đông thông qua, trong khi toàn hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam tăng dư nợ khoảng 21% so với năm 2000. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 68% và cho vay trung dài hạn chiếm 32%.
- Việc tăng cao dư nợ thể hiện quyết sách đúng đắn của hội đồng quản trị và sự cố gắng rất cao của cán bộ nhân viên Ngân hàng . Với số tuyệt đối tăng 424 tỷ đồng đã giúp cho ngân hàng thực hiện mục tiêu cơ cấu lại nợ, mở rộng thị phần tín dụng và phần nào bù đắp được thu nhập do phải liên tục hạ lãi suất cho vay. Trong năm, Ngân hàng đã tiếp tục tăng các khoản cho vay có chất lượng cao dù phải chấp nhận mức lãi suất thấp, tập trung vào các công trình hạ tầng thuộc dự án Chính phủ như xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh, nâng cấp quốc lộ số 1, đường 18, mạng viễn thông quốc gia, đội tàu vận tải biển, năng lượng, công nghiệp đóng tàu, xuất khẩu nông sản, xuất khẩu các sản phẩm theo chương trình hàng đổi hàng với Liên bang Nga…
- Về doanh số thu nợ năm 2001 là 5.925 tỷ đồng bằng 132,8% so với năm 2000. Tỷ lệ này đạt được là bởi vì tốc độ chu chuyển vốn vay trong năm đạt khá, nhiều khách hàng có doanh số vay trong năm hàng trăm tỷ đồng nhưng cuối năm hầu như không còn dư nợ. Điều này chứng tỏ chất lượng khách hàng và chất lượng tín dụng đều tăng.
- Thực hiện mục tiêu mở rộng thị phần, đa dạng hoá đối tượng khách hàngđồng thời tái cơ cấu danh mục cho vay, trong năm 2001 Ngân hàng TMCP Quân đội đã hoạt động tích cực và đạt được kết quả như sau:
Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế đến 31/12/2001:
Thành phần kinh tế
1999
2000
KH- 2001
Thực hiện- 2001
- Cho vay doanh nghiệp quốc doanh
94%
92%
86%
73%
- Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
6%
8%
14%
27%
Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế đến 31/12/2001:
Ngành kinh tế
1999
2000
2001
- Công nghiệp, sản suất
Trong đó:
+ Xây dựng
+ Viễn thông
+Vận tải biển
74%
26%
0,1%
0%
73,4%
40%
0,2%
0,1%
68,3%
33%
7,5%
5,0%
- Thương mại dịch vụ
24%
26%
31%
- Tiêu dùng
0,2%
0,6%
0,7%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001- Ngân hàng TMCP QĐ)
- Mặc dù tỷ trọng cho vay doanh nghiệp Quân đội có giảm nhưng số dư tuyệt đối lại tăng lên 78 tỷ đồng tương đương 10%; trong khi đó tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước ngoài Quân đội không thay đổi là 25% nhưng số tuyệt đối lại tăng thêm 130 tỷ đồng tương đương 41% so với năm 2000. Điều này đã cho thấy, ngoài việc giữ vững được các khách hàng truyền thống, ngân hàng đã có các chính sách thu hút được các khách hàng có chất lượng cao.
- Tỷ trọng cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sự tăng trưởng mạnh vượt mức kế hoạch từ 8% lên 27% chủ yếu là do tăng cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( tăng 101%) và tăng cho vay đối với công ty cổ phần, TNHH(tăng 39,5%). Thực tế cho vay các đối tượng này đều có tính khả thi cao.
Tuy nhiên, không thể không nói đến sự sụt giảm lãi suất cho vay đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của Ngân hàng. Khi mà lãi suất huy động VND của các Ngân hàng trong n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status