Tổ chức giao thông trên đường trục chính đô thị đoạn từ Nhổn – Cửa Nam - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Tổ chức giao thông trên đường trục chính đô thị đoạn từ Nhổn – Cửa Nam



Phố Hồ Tùng Mậu, bắt đầu từ chỗ giao với đường Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng đến trước cầu Diễn, là đường giao thông hai chiều. Hai chiều giao thông được phân tách nhau bởi dải phân cách cứng, không cho phép chuyển làn tự do. Hiện tại, trên cả hai chiều giao thông của tuyến phố đều chưa tổ chức phân làn: không có dải phân cách mềm phân làn, không có ký hiệu hình vẽ hướng dẫn trên mặt đường, có rất ít biển báo hướng dẫn. Các phương tiện tham gia giao thông tự do chuyển động trên toàn bộ phần mặt đường thuộc chiều giao thông của mình. Tuy nhiên, hiện nay có một khoảng cách 400 m trên tuyến phố này không có bất kỳ loại dải phân cách nào phân tách hai chiều giao thông. Do phố Hồ Tùng Mậu vừa được xây dựng, có chất lượng mặt đường tốt, cho phép phương tiện chuyển động với vận tốc lớn nên những vị trí không có dải phân cách cứng như trên là rất nguy hiểm. Trong điều kiện ý thức tham gia giao thông của người dân còn chưa cao, họ hoàn toàn có thể lấn đường khi vượt nhau và gây ra xung đột nguy hiểm cho chiều giao thông còn lại. Vì vậy, trong tương lai nhất định phải bố trí dải phân cách cứng tại vị trí này.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ện môi trường sống đô thị. Một vấn đề trong quá trình phát triển hệ thống đường trong tiểu khu là làm thế nào duy trì được tất cả các chức năng khác cùng lúc với chức năng giao thông. Việc phát triển các tuyến đường dành cho người đi bộ, đường có cây xanh, đường có mái che có thể sẽ góp phần làm tăng chất lượng môi trường sống đô thị. Khu phố cổ ở quận Hoàn Kiếm, khu vực đô thị mới ở quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm là những nơi có mạng lưới đường phụ và đường thứ yếu khá hợp lý. Tình hình nghiêm trọng nhất là ở các quận Đống Đa, Thanh Xuân, phía nam quận Hai Bà Trưng.
Hình 2.2. Các mô hình mạng lưới đường phụ trong một số quận được chọn
2.1.2. Tổng quan về hệ thống đường trục chính của thành phố Hà Nội
Về cấu trúc mạng lưới đường, mạng lưới đường bộ ở Hà Nội về cơ bản gồm đường hướng tâm và đường vành đai. Do địa hình thành phố bị chắn ở một phía bởi sông Hồng nên các đường trục chính chỉ phát triển về phía Tây - Nam và có hình dáng giống như nan quạt. Khu vực nội thành cũ của Hà Nội được coi là khu vực trung tâm, là nơi xuất phát (hay hội tụ) của các đường hướng tâm. Mạng lưới giao thông hình nan quạt này có sự thuận lợi là tạo khả năng liên hệ nhanh giữa các vùng bên ngoài với trung tâm thành phố. Nhược điểm của nó là mật độ đường tập trung cao ở khu vực trung tâm, gây nhiều khó khăn cho việc tổ chức giao thông. Để khắc phục nhược điểm của mạng lưới giao thông hình nan quạt, người ta thường xây dựng các tuyến đường vành đai (hay đường vòng). Các đường vành đai đảm bảo giao thông thuận tiện giữa các khu vực khác nhau trong thành phố và giảm bớt mật độ đi lại ở khu vực trung tâm. Tại thành phố Hà Nội, đường hướng tâm bao gồm các trục chính sau: Kim Mã – Nguyễn Thái Học, Láng Hạ - Giảng Võ, Nguyễn Trãi – Tây Sơn – Tôn Đức Thắng, Giải Phóng – Lê Duẩn, Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh – Liễu Giai. Mạng lưới đường hướng tâm thường được nối trực tiếp với mạng lưới đường chính yếu trong vùng như: QL32, QL6, QL1, đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Ba đường vành đai được đề xuất là:
Đường vành đai 1: Nguyễn Khoái – Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt – Kim Liên – La Thành – Ô Chợ Dừa – Giảng Võ – Ngọc Khánh – Liễu Giai – Hoàng Hoa Thám
Đường vành đai 2: Vĩnh Tuy – Minh Khai – Đại La – Trường Chinh – Láng – Cầu Giấy – Bưởi
Đường vành đai 3: Sài Đồng – Cầu Thanh Trì – Pháp Vân – Hồ Linh Đàm – Kim Giang – Đường Nguyễn Trãi – Đường 32 – Đường cao tốc Thăng Long – Cầu Thăng Long – Đường cao tốc bắc Thăng Long – Nội Bài
Mặc dù một số đoạn tuyến này đã được mở rộng hay xây dựng, nhưng cho đến nay, các đường vành đai này vẫn chưa hoàn thành.
Hình 2.2. Mạng lưới đường hướng tâm và đường vành đai của Hà Nội
(Nguồn: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA & UBND thành phố Hà Nội _ Chương trình Phát triển Đô thị Tổng thể Thủ đô Hà Nội (HAIDEP), 2007)
Trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội phát triển mạnh ở các khu vực ngoại thành. Quá trình đô thị hóa tại các khu vực này diễn ra nhanh chóng, điển hình là việc hình thành nhiều khu đô thị như: Trung Hòa – Nhân Chính, Trung Yên, Nam Trung Yên, Dịch Vọng, Định Công,… Điều này đã dẫn tới việc thay đổi lối sống đô thị bao gồm việc tách biệt khu công sở với khu nhà ở và chuyển các khu dân cư từ trung tâm thành phố ra ngoại thành. Đặc điểm mới về phân bố dân cư hiện nay khiến cho lưu lượng giao thông trên các trục chính hướng tâm ngày càng tăng.
Các đường trục chính hướng tâm ở Hà Nội có một số đặc điểm sau:
(1) Chất lượng mặt đường của đường trục chính thường khá tốt
(2) Hầu hết các đường trục chính đều có công trình vỉa hè. Tuy nhiên, chất lượng các công trình vỉa hè chưa đảm bảo. Hầu hết vỉa hè bị chiếm dụng để thực hiện các hoạt động trái phép như làm điểm đỗ xe, chiếm dụng làm cửa hàng và có một số đoạn còn chưa có vỉa hè. Điều này ảnh hưởng xấu tới giao thông dành cho người đi bộ.
Hình 2.3. Tình trạng vỉa hè
(3) Các đường trục chính hướng tâm thường có chiều rộng lòng đường lớn ở phía ngoài đô thị và chiều rộng lòng đường nhỏ hơn khi tiến vào trung tâm thành phố. Nguyên nhân của điều này là do những đoạn ngoài đô thị được xây dựng mới, áp dụng các tiêu chuẩn và kỹ thuật cao khi thiết kế, thi công. Quỹ đất dành cho giao thông ở khu vực ngoài đô thị cũng khá lớn. Ngược lại, trong khu vực nội thành, đường phố phần lớn được xây dựng từ lâu, trải qua thời gian chỉ có những cải tạo và nâng cấp nhỏ. Việc xây dựng mới các đoạn trong đô thị vấp phải vấn đề rất lớn về giải phóng mặt bằng.
Vd: trên cùng một trục: phố Hồ Tùng Mậu có chiều rộng lòng đường 30 – 40 m, phố Xuân Thủy – Cầu Giấy là 22 m, phố Kim Mã là 21 m và phố Nguyễn Thái Học là 12 m.
(4) Vận tốc dòng giao thông cho phép trên các đường trục chính thường là cao và rất cao (>50 km/h). Vận tốc này thường lớn hơn ở những đoạn trục chính ngoài đô thị và nhỏ hơn khi vào trong phạm vi thành phố.
(5) Đáp ứng lưu lượng giao thông và năng lực thông hành lớn, thường phục vụ nối liền các đô thị lớn, giữa đô thị trung tâm với các trung tâm công nghiệp, các đô thị vệ tinh, nối liền các trung tâm dân cư lớn.
(6) Để đảm bảo vận tốc trên đường trục chính là cao và rất cao, tính chất dòng giao thông trên các trục này thường là không giao cắt, không gián đoạn. Tuy nhiên, trong điều kiện ở Việt Nam, mới chỉ đảm bảo được tính chất dòng trên ở một số đoạn ngoài đô thị. Trong khu vực đô thị, các trục chính vẫn giao cắt với nhiều con đường khác nhưng tại vị trí các nút giao đều bố trí đèn tín hiệu giao thông để điều khiển.
2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của trục đường từ Nhổn – Cửa Nam
2.1.1. Đặc điểm hình học của trục đường từ Nhổn – Cửa Nam
Phạm vi nghiên cứu của đồ án là trục đường từ Nhổn – Cửa Nam. Trục đường này được chia ra thành 02 phần chính là:
Đoạn từ Cầu Diễn – Nhổn: được coi là trục chính ngoài đô thị
Đoạn bao gồm các phố Xuân Thủy – Cầu Giấy – Kim Mã – Nguyễn Thái Học: được coi là trục chính trong đô thị
Hình 2.4. Hình ảnh vị trí toàn bộ trục đường Nhổn – Cửa Nam
a. Đoạn từ Cầu Diễn – Nhổn
Đoạn từ Cầu Diễn – Nhổn có chiều dài khoảng 4 km. Hiện nay, đoạn tuyến này đang nằm trong dự án nâng cấp mở rộng trọng điểm của thành phố Hà Nội nhằm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Tuy nhiên, dự án gặp rất nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng nên phần lớn đoạn tuyến vẫn ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
Phố Hồ Tùng Mậu, bắt đầu từ chỗ giao với đường Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng đến trước cầu Diễn, là đoạn có cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông tốt. Chiều rộng lòng đường lớn từ 30 – 40 m. Kết cấu mặt đường là bê tông nhựa. Chất lượng mặt đường tốt. Dải phân cách cứng có chiều rộng từ 3 – 5 m, cá biệt có một đoạn dài khoảng 400 m không có dải phân cách. Một số đoạn dải phân cách chưa hoàn thiện, vẫn ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status