Quy hoạch giao thông tĩnh cho quận Hoàng Mai - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Quy hoạch giao thông tĩnh cho quận Hoàng Mai



tuỳ từng trường hợp vào tính chất, quy mô của bãi đỗ xe mà các bộ phận có thể khác nhau. Bãi đỗ xe có thể gồm:
- Bãi để xe
- Khu văn phòng, nhà làm việc.
- Khu nhà nghỉ cho cán bộ, công nhân viên; căng tin.
- Trạm y tế.
- Bãi để xe cho cán bộ, công nhân viên.
- Khu vực kiểm soát.
- Nhà thường trực, bảo vệ.
- Kho chứa hàng.
- Đường nội bộ
- Trạm biến áp
- Tường gạch xây, hàng rào thép.
- Nhà vệ sinh công cộng.
- Bãi cỏ, đất cây xanh.
- Đất dự trữ và các hạng mục khác
- Thiết bị phòng cháy chữa cháy
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u quả rõ ràng.
1.2.2. Phương pháp luận quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh đô thị
Cả hệ thống giao thông tĩnh và giao thông động đều nhằm mục đích phục vụ phương tiện trong quá trình khai thác. Giữa hệ thống giao thông động và giao thông tĩnh và phương tiện có mối quan hệ chặt chẽ, được trình bày trong bảng sau.
Hình 1.3. Mối quan hệ giữa phương tiện, giao thông động và giao thông tĩnh
Kết thúc chuyến đi
Các điểm dừng
Gara
Giao thông
tĩnh
Giao thông
động
Mặc dù cùng phục vụ phương tiện trong quá trình hoạt động tuy nhiên tỷ trọng và tính chất về thời gian của hai hệ thống giao thông động và giao thông tĩnh lại có sự khác biệt lớn.
Điều này hoàn toàn đúng cả về lý thuyết và thực tế vì dù thời gian phương tiện di chuyển hay không di chuyển thì chúng trực tioếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới hiệu qủ trung của hệ thống giao thông đô thị. Bởi vậy một mạng lưới giao thông chỉ có thể phát huy hiệu quả nếu đảm bảo được một tỷ lệ phát triển tương xứng với giao thông động và giao thông tĩnh. Trên thực tế thời gian phương tiện được yêu cầu phục vụ tại hệ thống giao thông tĩnh rất lớn. Đối với những loại phương tiện như xe buýt thời gian này chiếm tới 30 -40 %, tỷ trọng thời gian này tăng nên rất lớn đối với các loại phươnng tiện xe đạp, xe máy, xe con (khoảng 90%). Kết quả tính toán sơ bộ thời gian phục vụ của giao thông động và giao thông tĩnh đối với các phương tiện vận tải phổ biến trong đô thị được trình bày trong bảng 1
Bảng 1.1. Cơ cấu thời gian phục vụ của hệ thống giao thông tĩnh
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Phưong tiện
Xe buýt
Xe taxi
Xe con
Xe máy
Xe đạp
1
Chiều dài chuyến
Km
15
10
12
8
4
2
Vận tốc trung bình
Km/h
15
30
25
30
12
3
Thời gian chuyến đi
Giờ
1.00
0.33
0.48
0.27
0.33
4
Số chuyến xe hoạt động trong ngày
Chuyến/ ngày
16
25
4
4
2
5
Thời gian di chuyển trên đường
Giờ
16.00
8.33
1.92
1.07
0.67
6
Thời gian phục vụ tại hệ thống giao thông động
Giờ
16
8
2
1
1
7
Thời gian phục vụ tại hệ thống giao thông tĩnh
Giờ
8
16
22
23
23
8
Thời gian tĩnh/thời gian chuyển động
-
8/16
16/8
22/2
23/1
23/1
9
Tỷ lệ thời gian tĩnh/thời gian chuyển động
%
37/67
65/35
92/8
96/4
93/7
10
Tỷ lệ thời gian tĩnh/ thời gian trong ngày
%
33/100
65/100
92/100
96/100
97/100
(Nguồn: quy hoạch giao thông vận tải đô thị)
Kết quả phân tích cho thấy thời gian phục vụ tại hệ thống giao thông tĩnh bằng 0,3-0,9 lần thời gian trong ngày. Thời gian phục vụ trong hệ thống giao thông tĩnh gấp 1-2 lần với xe buýt và 7-14 lần với xe máy thời gian phục vụ tại hệ thống giao thông động. Như vậy nếu không đảm bảo thoả mãn nhu cầu phục vụ của phương tiện lúc ngừng hay tạm ngưng hoạt động sẽ dẫn tính mất cân đối và đồng bộ giữa các yếu tố trong hệ thống giao thông. Sự mất cân đối và thiếu đồng bộ đi liền với việc giảm hiệu quả khai thác vận hành của hệ thống giao thông nói chung trong đó có hệ thống giao thông tĩnh đô thị.
Nội dung cơ bản của một phương án quy hoạch giao thông tĩnh gồm:
Xác định tổng nhu cầu giao thông tĩnh.
Xác định tổng diện tích hay không gian dành cho giao thông tĩnh,
Xác định vị trí các công trình giao thông tĩnh.
Xác định cơ cấu hệ thống giao thông tĩnh.
Định dạng các khu chức năng cơ bản của các công trình giao thông tĩnh.
Định dạng về kiến trúc của các công trình giao thông tĩnh.
1.2.3. Phân bố hệ thống giao thông tĩnh trong quy hoạch giao thông tĩnh
Việc bố trí các công trình giao thông tĩnh trong không gian nhăm mục đích cuối cùng tạo cơ hội thuận lợi nhất cho người dân có thể sử dụng dịch vụ giao thông một cách thuận tiện, đảm bảo hoạt động của toàn bộ hệ thống giao thông vận tải đô thị
Nguyên tắc cơ bản bố trí các công trình giao thông tĩnh trong không gian đó là:
- Phù hợp với nhu cầu trong thực tế, gần những nơi phát sinh thu hút nhu câu đi lại và vận chuyển
- Đảm bảo thuận tiện về mặt giao thông, có khả năng kết hợp với các cách vận tải nhau
- Đảm bảo thoả mãn yêu cầu về quỹ đất
- Thiểu hoá ảnh hưởng đến môi trường
- Các điều kiện khác như kiến trúc cảnh quan…
Tuỳ theo những chức năng mỗi công trình giao thông tĩnh có những yêu cầu bố trí cụ thể khác nhau:
- Các điểm đỗ xe, gara: Các điểm đỗ xe thường được bố trí gần những nơi phát sinh nhu cầu đỗ, bảo quản với mật độ trên một đơn vị diện tích đảm bảo khoảng cách đi bộ của hành khách tới đó trong một thời gian nhất định (thông thường từ 400-600 m ). Vị trí các bãi đỗ xe gara luôn được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với đường giao thông khu vực.
- Điểm đầu cuối: Việc bố trí các điểm đầu cuối gần các trung tâmnhững thu hút hành khách và có khả năng kết hợp với các cách vận tải khác (chẳng hạn kết hợp giữa các cách vận tải khác nhau như xe buýt, Metro hay Tramway …). Vị trí các điểm đầu cuối phải được lựa chọn thích hựp sao cho đảm bảo giao thông thuận tiện đồng thời có xem xét tới ảnh hưởng của nó tới môi trường
- Điểm dừng dọc đường: Việc bố trí các điểm dừng dọc đường nhăm mục đích thực hiện quy trình vận chuyển hành khách trong đô thị. Các điểm dừng được bố trí nhằm làm giảm thời gian đi bộ của hành khách và đảm bảo tấc độ của phương tiện. Do đó cần xác định khoảng cách tối ưu giữa các điểm đỗ cho từng hành trình. Ngoài ra cần căn cứ vào các điều kiên đường xá, mật độ giao thông, tuy nhiên điểm dừng thường được bố trí gần các điểm thu hút hành khách. Khi bố trí các điểm dừng cần đảm bảo hạn chế ảnh hưởng đến luồng giao thông, nâng cao khả năng an toàn cho hành khách và phương tiện.
- Các điểm trung chuyển: Các điểm trung chuyển trong giao thông vận tải đô thị được bố trí gần đầu mối giao thông của nhiều cách vân tải. Trong thực tế người ta bố trí các điểm trung chuyển giữa các cách vận tải khác nhau như xe buýt, Trolleybus, Metro, Tramway và vận tải hành khách liên tỉnh, cũng có thể bố trí điểm trung chuyển trong cùng một cách vận tải. Các điểm trung chuyển có vai trò quan trọng đặc biệt đối với vận tải hành khách công cộng trong các đô thị
1.2.4. Các chỉ tiêu tính toán nhu cầu đỗ xe
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu tính toán nhu cầu đỗ xe cá nhân
Điểm phát sinh nhu cầu
Số lượng ô đỗ xe
Công trình nhà ở
Nhà tư nhân, có 1 đến 2 hộ gia đình
1 đến 2 ô đỗ/ hộ gia đình
Nhà nhiều căn hộ cho thuê
0.7 đến 1.5 ô đỗ/ hộ
Công trình có hộ người già
0.2 đến 0.5 ô đỗ/hộ gia đình
Nhà nghỉ cuối tuần
1 ô đỗ/ hộ gia đình
Chung cư cho thanh/thiếu niên
1 ô đỗ/ 10 đến 20 giường, tối thiểu 2 ô đỗ
Ký túc xá sinh viên
1 ô đỗ/ 2 đến 5 giường, tối thiểu 2 ô đỗ
Ký túc xá nữ y tá
1 ô đỗ/ 2 đến 6 giường, tối thiểu 3 ô đỗ
Cư xá công nhân
1 ô đỗ/ 2 đến 5 giường, tối thiểu 3 ô đỗ
Viện dưỡng lão
1 ô đỗ/ 8 đến 15 giường, tối thiểu 3 ô đỗ
Công trình có văn phòng, cơ quan hành chính và phòng mạch
Văn phòng nói chung
1 ô đỗ/ 30 đến 40 m2 diện tích sử dụng
Văn phòng có nhiều khách hàng đến như: vp luật sư, bác sĩ
1 ô đỗ/ 20-30 m2 DT sử d...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status