Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 3
1.1. Thông tin chung: 3
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 4
1.2.1. Giúp nước bạn Lào xây dựng và đảm bảo giao thông trong thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc (1964 – 1975). 4
1.2.2. Giúp Cộng hoà DCND Lào xây dựng hạ tầng giao thông và khôi phục đất nước sau chiến tranh (1975 – 1990). 4
1.2.3. Chuyển quân về Việt Nam, một số đơn vị tiếp tục ở lại Lào xây dựng công trình (1990 đến nay.) 5
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 6
1.4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty. 9
1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm. 9
1.4.2. Đặc điểm về khách hàng. 10
1.4.3.Đặc điểm về thị trường. 11
1.4.4.Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị. 11
1.5.Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua. 14
1.5.1.Tình hình sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ. 14
1.5.2. Tình hình tài chính của Tổng công ty. 16
1.5.3.Tình hình liên danh, liên kết và đầu tư trong và ngoài nước. 18
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY XDCTGT 8. 19
2.1.Tình hình chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty XDCTGT 8. 19
2.1.1. Thống kê lao động của Tổng công ty năm 2010. 19
2.1.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi và thâm niên công tác. 19
2.1.3.Cơ cấu lao động theo giới tính. 21
2.1.4.Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn. 22
2.1.5.Thống kê lao động theo phòng ban chức năng tại VP Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8.( năm 2010) 23
2.2.Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. 25
2.2.1.Các chỉ tiêu về thể lực của lao động. 25
2.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động. 28
2.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá trình độ lành nghề. 29
2.2.4. Tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp 30
2.2.5. Tiêu chí đạo đức của người lao động. 31
2.3.Các nhân tố ảnh hướng tới chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty XDCTGT 8. 31
2.3.1.Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. 31
2.3.1.1.Môi trường vĩ mô. 31
2.3.1.2.Môi trường ngành. 34
2.3.1.3.Hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội. 35
2.3.1.4.Thị trường lao động. 37
2.3.2.Yếu tố bên trong doanh nghiệp. 40
2.3.2.1.Hoạch định nguồn nhân lực của Tổng công ty. 40
2.3.2.2.Công tác tuyển dụng nhân sự tại Tổng công ty. 41
2.3.2.3.Bố trí, sử dụng lao động. 43
2.3.2.4. Công tác đào tạo nguồn nhân lực. 44
2.3.2.5. Môi trường và văn hóa Tổng công ty. 47
2.3.2.6.Chính sách tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty. 49
2.3.2.7. Kỷ luật lao động. 56
2.4. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty XDCTGT 8. 56
2.4.1. Những kết quả đạt được. 56
2.4.2.Tồn tại và nguyên nhân. 58
CHƯƠNG III.GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY XDCTGT 8. 61
3.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty trong những năm tới. 61
3.2.Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty. 61
3.2.1.Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Tổng công ty. 61
3.2.2. Hoàn thiện công tác phân tích và thiết kế công việc. 63
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng. 65
3.2.4. Xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 67
3.2.5. Hoàn thiện các chế độ khuyến khích và động viên nhân viên. 71
3.2.5.1. Đổi mới chính cách tiền lương. 71
3.2.5.3. Chuẩn xác công tác đánh giá nhân viên. 72
3.2.5.2. Đổi mới chế độ phân phối tiền thưởng 73
3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước. 73
KẾT LUẬN 75
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i quy về thời gian làm việc, lập kế hoạch trong công việc, tạo môi trường làm việc thoải mái giúp người lao động phát triển khả năng và tự chủ trong công việc....Với những nỗ lực đó, Tổng công ty đã đạt được những kết quả khả quan. Nguồn nhân lực phần nào đã thể hiện tác phong chuyên nghiệp, nhạy bén sáng tạo, thích ứng với mọi môi trường và bất kỳ sự thay đổi nào.Ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến của người lao động cũng được năng cao đáng kể. Việc xây dưng phong cách chuyên nghiệp là rất cần thiết và là điều kiện cần cho sự thành công của Tổng công ty cũng như của mỗi một cá nhân.Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả sẽ giúp người lao động thu được niềm tin và gặt hái được nhiều thành quả hơn, tạo dựng hình ảnh ấn tượng tốt trong mắt đồng nghiệp và đối tác.
2.2.5. Tiêu chí đạo đức của người lao động.
Đạo đức là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong mối quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội. Đạo đức của người lao động khi thi làm việc rất khó xác định bằng những tiêu chí cụ thể.Với môi trường làm việc luôn hướng tới người lao động tại Tổng công ty, thì mối quan hệ đồng nghiệp luôn đối xử thân thiết, gắn bó. Mọi người được tin cậy và tôn trọng trong công việc.
2.3.Các nhân tố ảnh hướng tới chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty XDCTGT 8.
2.3.1.Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
2.3.1.1.Môi trường vĩ mô.
2.3.1.1.1.Môi trường kinh tế.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, Việt Nam đặt mục tiêu “Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Đồng thời, Việt Nam đặt mục tiêu cao hơn là phấn đấu về cơ bản trờ thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.Tức là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại – dịch vụ (gọi chung là dịch vụ), đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.
Như vậy, thời điểm 2020 là thời điểm có tính bước ngoặt trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam và nền kinh tế đất nước có sự thay đổi về chất lượng  trình độ phát triển. Để đạt mục tiêu đó, cần có tăng trưởng kinh tế cao (có thể ít nhất phải đạt tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 9,0%/năm) để thoát khỏi tình trạng một nước đang phát triển ở trình độ phát triển thấp. Sau hơn 22 năm đổi mới kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã đạt tỷ lệ trung bình 6-7%/năm. Riêng trong năm 2009, mặc dù gặp phải khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đạt con số 5,32% chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.Có thể nói tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đang dần phục hồi trở lại: năm 2010 là 6,5% và dự báo các năm sau đó tăng lên trên 7 % - 12%.
Với sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế, nhu cầu nhân lực chuyên môn, kỹ thuật trong các ngành kinh tế sẽ tăng lên nhanh chóng, từ đó đặt ra yêu cầu phải đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kịp thời, đáp ứng cho thị trường lao động trong điều kiện mới.
2.3.1.1.2.Môi trường chính trị, pháp luật.
Pháp luật về lao động tác động đến cơ chế và chính sách trả lương của doanh nghiệp, dẫn đến sự thay đổi về mức độ thu hút nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Trong những năm qua, Nhà nước đã xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó có vấn đề khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, tạo một chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc khai thác, đào tạo, sử dụng từ nguồn nhân lực trong công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ,…đang dần được giải quyết.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu nhân lực chuyên môn, kỹ thuật, nhân tài cho doanh nghiệp vẫn rất nghiêm trọng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, ngành nghề vẫn đang được Chính phủ và các ngành, doanh nghiệp hết sức quan tâm.
2.3.1.1.3.Khoa học – kỹ thuật.
Khoa học công nghệ phát triển làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới.
Có thể nói, trong những năm gần đây nhờ có chính sách đầu tư lớn của Nhà nước vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, chính sách mở cửa thu hút các nguồn vốn, đặc biệt các nguồn vốn ODA chúng ta có điều kiện tiếp cận với các công nghệ mới thông qua xây dựng hàng loạt công trình mới, có quy mô, kỹ thuật hiện đại. Với nền tảng, tiềm lực kỹ thuật chúng ta đã có được qua việc tổ chức nghiên cứu các chương trình, đề tài khoa học liên quan đến các công nghệ mới, nên việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ thực tế xây dựng các công trình lớn do chuyên gia nước ngoài phụ trách thực hiện rất thuận lợi, chúng ta nhanh chóng làm chủ được công nghệ nên chỉ sau khi thực hiện một công trình là chúng ta có thể tự mình triển khai vào công trình mới khác.
Nhìn chung, đến nay phần lớn các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và hiện đại của thế giới trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông đã đến Việt nam. Các kỹ sư công nhân Việt Nam đã tiếp cận và nhiều công nghệ đã làm chủ, có thể tự áp dụng vào xây dựng công trình giao thông phức tạp, có mức độ cao như xây dựng đường sắt cao tốc. Đường sắt trên cao và tầu điện ngầm, cầu hầm có kết cấu phức tạp; cảng biển, sân bay có qui mô lớn chúng ta vẫn chưa tiếp cận, làm chủ.
Tuy nhiên vẫn có những khó khăn tồn tại ảnh hưởng đến sự phát triển KHCN xây dựng công trình giao thông:
Với cơ chế , chính sách đài ngộ, sử dụng và đào tạo như hiện nay, chúng ta ngày càng thiếu cán bộ kỹ thuật có trình độ cao và đội ngũ công nhân lành nghề cũng đã ngày một mai một, điều này ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai nghiên cứu đón đầu các kỹ thuật, công nghệ mới, đồng thời hạn chế và giảm hiệu quả quá trình thực hiện chuyển giao tiếp nhận công nghệ từ phía nước ngoài.
Việc đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công trình giao thông còn rất hạn chế, đến nay vẫn chưa có chương trình trọng điểm danh cho ngành giao thông để tổ chức nghiên cứu những vấn đề khoa học công nghệ đang đặt ra cần giải quyết để kịp thời phục vụ sản xuất. Các kết quả NCKH vẫn khó có kinh phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status