Đề án Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động - pdf 18

Download miễn phí Đề án Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động



MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I: YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG 1
1. Nguồn lao động 1
1.1. Các khái niệm 1
1.1.1 Khái niệm lao động, lực lượng lao động và nguồn lao động 1
1.1.2. Vai trò của nguồn lao động 6
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động 6
1.1.3.1. Các nhân tố tự nhiên 7
1.1.3.2. Các nhân tố kinh tế 7
1.3.3. Các nhân tố xã hội 8
1.1.3.4. Nhân tố về giáo dục và đào tạo 9
Chương II: Thực trạn chất lượng nguồn lao động ở Việt Nam 10
2. Đặc điểm cơ bản của Việt Nam 10
2.1. Đặc điểm cơ bản của Việt Nam và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động 10
2.1.1. Đánh giá, dự báo các yếu tố nguồn lực 10
2.1.1.1. Về nguồn lực 10
2.1.1.1.1. Áp lực lớn về việc làm 11
2.1.1.1.2. Cơ cấu lao động bất hợp lý 11
2.1.1.1.3. Tỷ lệ lao động tham gia vào quan hệ thị trường thấp 12
2.1.1.1.4. Thực trạng việc làm 13
2.1.1.1.5. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật 15
2.1.1.1.6. Thực trạng lao động, việc làm 1991-2000 18
2.1.1.1.7. Trình độ tổ chức cuộc sống 18
2.1.1.1.8. Trình độ ý thức pháp luật 19
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng lao động 21
3. Những vấn đề đặt ra với việc nâng cao chất lượng nguồn lao động 21
3.1. Kinh tế thị trường và yêu cầu đặt ra về chất lượng nguồn lao động 21
3.1.1. Một số vấn đề cơ bản của kinh tế thị trường 21
3.1.2. Yêu cầu mới về chất lượng nguồn lao động 23
3.1.3. Chủ trương phương hướng chung về nâng cao chất lượng nguồn lao động 24
3.1.4. Mục tiêu của chiến lược 10 năm và kế hoạch 5 năm 25
2.1.5. Định hướng phát triển các ngành kinh tế và các vùng 26
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động 29
3.2.1. Xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng nguồn lao động và triển khai thành các đề án trong từng ngành, từng địa phương 29
3.2.2. Tiến hành rà soát lại nguồn lao động ở tất cả các địa phương 30
3.2.3. Phát triển giáo dục và đào tạo 30
3.2.4. Dân số và việc làm 32
3.2.5. Tiền lương và thu nhập 32
3.2.6. Sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động 33
3.2.7. Hoàn thiện và đổi mới cơ chế chính sách nhằm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ về mọi mặt 33
3.2.8. Chính sách tạo điều kiện kinh tế, pháp lý cho các cơ sở đào tạo và dạy nghề 34
KẾT LUẬN 35
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ăm nhìn chung còn chiếm tỷ lệ nhỏ (17% trong tổng số lực lượng lao động của xã hội, trong khi đó ở các nước có nền kinh tế phát triển tỷ lệ này thường chiếm từ 60-80%).
Số liệu điều tra còn cho thấy giá công lao động đang có xu thế tăng lên, đồng thời có sự khác biệt đáng kể về giá công lao động giữa các địa phương.
2.1.1.1.4- Thực trạng việc làm.
Hiện nay, nước ta có lợi thế về lực lượng lao động có trình độ giáo dục và kỷ luật cao. Lực lượng lao động của Việt Nam vào khoảng38 triệu người và tương đối trẻ. Cơ cấu lao động của nước ta tiêu biểu cho nền kinh tế nông nghiệp với 69% lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, 12, 3% trong công nghiệp và xây dựng, còn lại 18, 6% trong khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, hầu hết lao động là không có nghề, giá nhân công lại thấp. Hơn nữa, các cơ hội tạo việc làm còn bị hạn chế. Ơ khu vực nông thôn, tình trạng thiếu đất đai và tài chính, sự hạn chế trong tiếp cận thị trường, kỹ thuật nông nghiệp không hiệu qủa, sự thay đổi theo thời vụ về yêu cầu lao động và thiếu các cơ hội có việc làm phi nông nghiệp đã hạn chế cơ hội tăng trưởng kinh tế. Vấn đề tạo việc làm trong khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại không thoả đáng. Việc làm trong khu vực nhà nước, kể cả trong các doanh nghiệp nhà nước đã giảm mạnh từ 14% năm 1988 xuống còn 9% năm 1998 do tinh giảm biên chế và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút chưa nhiều lao động(chỉ khoảng 280. 000 lao động). Điều đó tất yếu làm tăng số thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn.
Kinh nghiệm mở rộng các cơ hội có việc làm trong những năm 1980 của 69 nước trên thế giới đã cho kết luận: tốc độ tăng của việc làm liên quan chặt chẽ và tỷ lệ thuận với tốc độ tăng GDP theo đầu người và sự giảm thiếu hụt chỉ số phát triển nhân lực(HDI). Tốc độ tăng GDP theo đầu người hàng năm tăng lên 1% sẽ làm tốc độ tăng của việc làm lên 0, 18%. Và sự thiếu hụt chỉ số phát triển nhân lực giảm đi 1% sẽ làm tốc độ tăng của việc làm lên 0, 09%. Kết quả này cho thấy việc mở rộng cơ hội có việc làm phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế và vào việc tăng cường năng lực cơ bản của con người.
Trong quá trình cải cách chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong những năm 1990-1997 tốc độ tăng GDP bình quân của nước ta hơn 8%. Từ năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở một số nước trong khu vực Đông Nam á, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và xuất khẩu giảm làm cho GDP thực tế giảm sút (còn5, 8%) nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn tích cực, tỷ lệ lạm phát vẫn được kiểm soát (dưới10%). Cải cách đã làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế và cấu thành của lao động.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình phát triển trên tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước. Việc đô thị hoá nhanh đã thu hút thêm nhiều việc làm. Nhưng ngay cả ở những chỗ mà cơ hội có việc làm được mở rộng cũng không đủ thu hút hết số thất nghiệp tồn đọng, đặc biệt là ở khu vực thành thị, do tốc độ tăng đân số của nước ta vẫn còn cao(1, 8%). Tuy việc làm được mở rộng trong khu vực sản xuất công nghiệp nhưng không đủ để thu hút hết lực lượng lao động đang tăng nhanh với tốc độ trên 3%. Hơn thế, việc làm có hưởng lương thường xuyên không tiến triển đã làm tăng số người tự làm việc hay làm các công việc không thường xuyên. Nhiều công nhân phải chuẩn bị cho mình các công việc kinh doanh riêng vì họ không thể tìm được việc làm hưởng lương ổn định. Nhiều người chỉ làm việc không trọn ngày, trọn giờ.
Việc làm còn tăng lên trong khu vực dịch vụ và đặc biệt trong khu vực phi chính quy. Nhưng hầu hết các khu vực này năng suất không cao.
Ơ một cấp độ khác khu vực phi chính quy chiếm gần 60% tổng số việc làm. Đó có thể là nguồn chủ yếu tạo việc làm nhưng đòi hỏi sức cạnh tranh cao và phụ nữ làm hầu hết các công việc trong lĩnh vực này. Những người làm việc trong khu vực phi chính quy thường sử dụng vốn đầu tư thấp, kỹ năng nghề nghiệp và công nghệ hạn chế v. v....
Trong quá trình đổi mới, Việt Nam đang đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao trình độ giáo dục và năng lực làm việc của người lao động. Trình độ giáo dục của nguồn nhân lực ở nước ta vào loại cao so với một số nước trong khu vực nhưng chưa đủ đáp ứng các kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức cần thiết cho công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước. Viêc tạo nguồn nhân lực có trình độ cao là một trong những vấn đề chủ yếu trong quá trình công nghiệp hoá hiện nay. Hệ thống công nghiệp đang đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và chuyên sâu. Khoa học và công nghệ đang tạo ra những thay đổi liên tiếp, do đó xuất hiện nhiều nghề mới thay thế liên tục các nghề cũ. Chính vì thế, công nghiệp hoá đòi hỏi hệ thống giáo dục và đào tạo phải quan hệ theo chức năng với các nghề và chuyên môn có tính cấp thiết đối với công nghệ hiện đại.
Hiện nay chất lượng giáo dục và đào tạo của nước ta còn thấp. Theo kết quả Tổng điều tra dân số tháng 4/1999 số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 7, 6% tổng dân số từ 13 tuổi trở lên, tăng 13, 4% so với năm 1989, trong đó số ở thành thị chiếm 17, 5%, ở nông thôn 4, 2%. Tuy số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng hàng năm nhưng tỷ lệ đó thể hiện chất lượng của đội ngũ lao động còn thấp. Việc đào tạo chuyên môn kỹ thuật lại không gắn với thị trường lao động và với các khu vực sản xuất. Điều đó dẫn đến sự phân bố không hợp lý lao động có kỹ thuật giữa các ngành nghề và giữa các khu vực.
GDP theo đầu người của Việt Nam hiện nay vẫn còn rất thấp(352USD) và chỉ số phát triển nhân lực nằm ở vị trí dưới trung bình so với các nước(122 trong số 174 quốc gia) nhưng công cuộc cải cách của nước ta đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc mở rộng cách lựa chọn và cải thiện cuộc sống của người dân. Tỷ lệ cùng kiệt đói đã giảm từ 70% trong giữa những năm 1980 xuống khoảng 30%.
2.1.1.1.5- Trình độ chuyên môn, kỹ thuật.
Lao động chuyên môn kỹ thuật cần được xem xét ở cả hai mặt số lượng và chất lượng.
Về số lượng: Đến 1/10/1999, toàn quốc có 5. 241. 700 lao động có chuyên môn kỹ thuật(CMKT)gồm các trình độ từ sơ cấp đến sau đại học, trong đó: trình độ lao động sơ cấp là 544. 600 người, chiếm 1, 45%;lao động có trình độ trung cấp là 1. 516. 400 người, chiếm 4. 05%; lao động là công nhân kỹ thuật(CNKT) 1. 775. 900 người, chiếm4, 75%;lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 3, 1%(so với tổng lực lượng lao động thường xuyên).
Lao động có CMKT có xu hướng tăng lên hàng năm, từ 1996-1999, tăng từ 4, 4 lên 5, 2 triệu, bình quân hàng năm tăng 5, 9%, với mức tăng tuyệt đối khoảng 276. 000 người. Số tăng thêm chủ yếu l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status