Một số ý kiến góp phần đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cơ khí xây dựng Đại Mỗ - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Một số ý kiến góp phần đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cơ khí xây dựng Đại Mỗ



 
MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG 3
I. Các quan điểm cơ bản về thị trường 3
1. Khái niệm thị trường 3
1.1. Theo định nghĩa của kinh tế học 3
1.2. Theo quan điểm Maketing 3
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường 3
2.1. Xét theo sự tác động của các lĩnh vực thị trường 3
2.2. Theo tính chất quản lý, cấp quản lý 4
II. Các quan điểm cơ bản về tiêu thụ 5
1. Khái niệm về tiêu thụ 5
2. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 5
2.1. Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất trong các Công ty 6
2.2. Tiêu thụ sản phẩm giúp cho Công ty tạo ra doanh thu và lợi nhuận 6
2.3. Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ, duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa Công ty và khách hàng 6
2.4. Tiêu thụ sản phẩm góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 7
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 7
3.1. Các nhân tố thuộc về thị trường 7
3.2. Các nhân tố thuộc về bản thân Công ty 9
3.3. Nhân tố cạnh tranh 10
3.4. Sự điều tiết của nhà nước 10
4. Nội dung cơ bản của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty 10
4.1. Nghiên cứu và dự báo thị trường 10
4.2. Xây dựng chính sách giá cả 14
4.3. Xây dựng chính sách phân phối sản phẩm theo kênh tiêu thụ 19
5. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm 21
5.1. Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ 22
5.2. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm 22
5.3. Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ 22
5.4. Chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ 23
III. Mối quan hệ giữa thị trường và tiêu thụ 23
IV. Những phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các Công ty 24
1. Nâng cao chất lượng sản phẩm 24
2. Chính sách giá bán 24
3. Tổ chức kênh tiêu thụ 25
4. Công tác bảo hành 25
5. Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm 26
6. Kích thích vật chất tổ chức khuyến mại 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG ĐẠI MỖ 27
I. Đặc điểm chung của Công ty 27
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 27
2. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty 29
2.1. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất của Công ty 29
2.2. Đặc điểm máy móc thiết bị 30
2.3. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất và đặc điểm về sản phẩm của Công ty 30
2.4. Đặc điểm về tình hình cung ứng nguyên vật liệu và đặc điểm về vốn 33
2.5. Đặc điểm về lao động và tổ chức bộ máy của Công ty 34
2.6. Thị trường tiêu thụ 39
II. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty 40
1. Kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty 40
2. cách tiêu thụ và hình thức thanh toán của Công ty 48
2.1. Đặc điểm và cách tiêu thụ sản phẩm 48
2.2. cách bán hàng và hình thức thanh toán 49
3. Phân tích thị trường tiêu thụ và khách hàng của Công ty 49
4. Những biện pháp mà Công ty đã làm để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm 51
5. Đánh giá khái quát hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty 52
5.1. Kết quả đạt được và ưu điểm 52
5.2. Những tồn tại chủ yếu trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty và nguyên nhân của những tồn tạn 58
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỤNG ĐẠI MỖ 60
I. Phương hướng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian tới 60
1. Đặc điểm tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian tới 60
2. Mục tiêu của Công ty 61
2.1. Mục tiêu sản xuất 61
2.2. Mục tiêu đầu tư 62
II. Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ 64
1. Hoàn thiện bộ phận Maketing 64
2. Nâng cao chất lượng và giảm giá bán sản phẩm 70
3. Xây dựng và mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 75
4. Áp dụng quy trình tự động hoá trong thiết kế, chế tạo và quản lý sản phẩm 78
5. Hỗ trợ bán hàng 80
6. Một số kiến nghị đối với nhà nước 82
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO . .87
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

IETCOMBANK
Công ty luôn thanh toán các khoản vay ( cả gốc lẫn lãi) đúng hạn, không để nợ quá hạn, đảm bảo quay vòng vốn nhanh, không để ứ đọng vốn, do vậy rất được các Ngân hàng tin tưởng khi cấp tín dụng cho Công ty. Qua đó cho thấy Công ty có khả năng bảo toàn và phát triển vốn của mình.
2.5. Đặc điểm về lao động và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
Đặc điểm về lao động
Số lượng lao động:
Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ là một đơn vị kinh tế lớn đang có những bước phát triển vững mạnh. Công ty đã giải quyết tốt vấn đề về lao động; có những năm tổng số lao động của Công ty là 500 người ( số liệu năm 1980), hiện nay số lượng lao động của Công ty giảm xuống còn 300 người ( số liệu năm 2002).
Chất lượng lao động:
Trước đây, do gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Công ty làm ăn thua lỗ nên đã để mất đội ngũ cán bộ công nhân có tay nghề cao. Hiện nay, Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân được đào tạo cơ bản, tuy nhiên còn có những hạn chế đó là:
+ Tay nghề của công nhân sâu nhưng không đa dạng
+ Tuổi trung bình cao (40 tuổi) nên việc tiếp thu và thích nghi với công nghệ, hoàn cảnh mới còn chậm. Do đó, Công ty luôn mở lớp đào tạo cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ tay nghề và tuyển mới, nhằm trẻ hoá đội ngũ cán bộ, lao động của Công ty. Tính đến cuối tháng 12/2002, số lượng và trình độ lao động của Công ty như sau: ( xem biểu 2).
Qua đó, ta có thể nhận thấy: Trình độ lao động của Công ty tương đối cao, phù hợp với những yêu cầu của sản xuất trong cơ chế hiện nay. Trình độ tay nghề của công nhân sản xuất khá vững vàng, số công nhân bậc cao chiếm tỷ lệ lớn. Có thể nói Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên tốt, với kết cấu lao động hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm.
Do yêu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tổ chức năm qua đã kịp thời chuyển biến để phù hợp với yêu cầu mới và cấp bách. Riêng năm 2002 vừa qua, công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ đã được tiến hành thường xuyên và đúng hướng, vì vậy năm 2002 Công ty đã đề bạt được:
+ 01 Phó giám đốc Công ty
+ 04 giám đốc Xí nghiệp
+ Đã tiếp nhận thêm 9 kĩ sư và cử nhân kinh tế trẻ có trình độ
+ Hàng chục công nhân trẻ có tay nghề
Cơ cấu lao động
Biểu 2: Cơ cấu lao động của Công ty Cơ khí xây dựng Đại Mỗ
TT
Ngành nghề
Hiện có ( người)
%
I
1
2
3
Cán bộ KHKT
Kĩ sư
Cao đẳng
Trung cấp
72
45
15
12
24
15
5
4
II
1
2
3
4
5
6
7
Công nhân trực tiếp
Công nhân bậc I
Công nhân bậc II
Công nhân bậc III
Công nhân bậc IV
Công nhân bậc V
Công nhân bậc VI
Công nhân bậc VII
228
4
9
20
35
70
60
30
76
1,3
3
6,7
11,67
23,33
20
10
Tổng cộng
300
100
Theo số liệu cuối năm 2002 tổng số lao động của Công ty là 300 người. Trong đó:
Cán bộ khoa học kĩ thuật: 72 người.
Công nhân trực tiếp: 228 người.
Chi tiết về các loại lao động của Công ty được thể hiện qua kết cấu lao động của Công ty.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ như vậy, cộng với sự nỗ lực lao động sáng tạo có trí tuệ, phát huy cao độ nội lực, khai thác triệt để tiềm năng chất xám, Công ty đã hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Chỉ đơn cử 3 năm gần đây, toàn Công ty đã có 250 sáng kiến, làm lợi trên 4 tỷ đồng. Tính riêng năm 2002, toàn công ty có 134 sáng kiến cải tiến, hợp lý hoá và tiết kiệm. Con số trên cho ta thấy rõ chất lượng lao động của Công ty ngày càng được nâng cao, được toàn Công ty quan tâm. Kết quả cho thấy, với những sáng kiến mới đã làm lợi cho Công ty số tiền trên 1,9 tỷ đồng. So với năm 2000 ( 26 sáng kiến) và năm 2001 ( 90 sáng kiến) thì năm 2002 là một thành công đáng mừng mà Công ty cần duy trì, phát huy và trân trọng.
Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, là một thành viên trực thuộc Tổng công ty xây dựng, Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ cũng giống như các Công ty sản xuất khác, để quản lý sản xuất và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm và điều kiện sản xuất của mình.
Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của người lao động. Đứng đầu là ban giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành và chỉ đạo trực tiếp các phòng ban và từng phân xưởng sản xuất. Giúp việc cho giám đốc là các phòng ban chức năng, thực hiện các chức năng quản lý nhất định.
* Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty CKXdĐM
Giám đốc
Phó Giám đốc
phụ trách KD
Phó Giám đốc
phụ trách KT
Phòng Kỹ
thuật
Phòng Hành chính
Phòng Tổ
chức
Phòng Tài chính
kế toán
Phòng Kinh doanh
Phân xưởng
Rèn dập
Phân xưởng
Cơ khí
Phân xưởng
Đúc
Phân xưởng
Lắp ráp
Ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giám đốc: Một phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh và Một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.
+ Giám đốc công ty: Có trình độ đại học, là người phụ trách, chỉ huy toàn bộ mọi hoạt động quản lý, chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp các phòng ban thông qua hai phó giám đốc và các trưởng phòng, đồng thời đi sâu chỉ đạo từng phân xưởng sản xuất thông qua các quản đốc phân xưởng.
+ Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật: Có trình độ đại học, là người chịu trách nhiệm chỉ đạo kĩ thuật, nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm, chỉ đạo các biện pháp KCS, nghiệm thu sản phẩm một cách nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
+ Phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh: Có trình độ đại học, có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc, chỉ đạo nhiệm vụ sản xuất ở các phân xưởng, kí kết các hợp đồng mua bán vật tư, bán các sản phẩm.
Phòng kĩ thuật: Bao gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng đều có trình độ đại học chịu trách nhiệm quản lí kĩ thuật, công nghệ sản xuất, gia công lắp đặt các loại sản phẩm và công trình do Công ty thực hiện, bóc tách bản vẽ thiết kế, tính toán định mức vật tư, năng lượng, nguyên vật liệu phụ, nhân công … chung của toàn Công ty. Thiết kế các bản vẽ theo yêu cầu của sản phẩm hay khách hàng; quản lí thiết bị kĩ thuật, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, bồi dưỡng kiểm tra, sát hạch tay nghề công nhân hàng năm.
Phòng tổ chức: Gồm một trưởng phòng và một phó phòng có trình độ đại học, có nhiệm vụ quản lý tổ chức nhân sự và lao động tiền lương, quản lý công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên, quản lý nhà ăn tập thể, nhà trẻ, các công trình phúc lợi công cộng của cơ quan.
Phòng hành chính: Gồm một trưởng phòng và các nhân viên, quản lý về hành chính và bảo vệ an ninh trong cơ quan.
Phòng tài chính kế toán: Bao gồm một kế toán trưởng, hai phó kế toán trưởng và hai nhân viên đều có trình độ đại học có nhiệm vụ quản lý tài sản tiền vốn của Công ty theo chế độ hiện hành, hạch toán kinh tế độc lập theo chế độ kế toán nhà nước ban hành, tính...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status