Tìm hiểu khái quát mạng NGN - pdf 18

Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu khái quát mạng NGN



Mục lục
PHẦN 1 7
KHÁI QUÁT VỀ MẠNG NGN 7
1.1. Quá trình phát triển dẫn đến sự ra đời mạng NGN 7
1.1.1.Hiện trạng viễn thông 7
1.1.2.Những hạn chế của mạng Viễn thông hiện tại 8
1.1.3. Động cơ xuất hiện mạng thế hệ mới 8
1.2. Khái niệm về NGN 9
1.2.1.Định nghĩa 9
1.2.2. Đặc điểm của mạng NGN 9
PHẦN 2 11
CẤU TRÚC MẠNG NGN 11
2.1. Cấu trúc phân lớp 11
2.1.1. Mô hình phân lớp 11
2.1.2.Phân tích 12
2.1.2.1 Lớp truyền dẫn và truy nhập 12
2.1.2.2 Lớp truyền thông 13
2.1.2.3 Lớp điều khiển 13
2.1.2.4 Lớp ứng dụng 13
2.1.2.5 Lớp quản lý 13
2.2. Cấu trúc vật lý 13
2.2.1. Cấu trúc vật lý 13
2.2.2.Các thành phần chính 15
2.2.2.1. Media Gateway (MG) 16
2.2.2.2 Media Gateway Controller (MGC) 16
2.2.2.3 Signalling Gateway (SG) 16
2.2.2.4. Media Server(MS) 16
2.2.2.5. Application Server/Feature Server 17
PHẦN 3 18
CÁC CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN TRONG NGN 18
3.1 Xu hướng phát triển các công nghệ mạng 18
3.2 IP 19
3.3 ATM 19
3.4 IP over ATM 19
3.5 MPLS 20
3.5.1.Sơ lược lịch sử MPLS 20
3.5.2 Tổng quan MPLS. 21
3.5.3. Kiến trúc MPLS 22
3.6 Chuyển mạch mềm (Softswitch) 27
3.6.1 Khái niệm chuyển mạch mềm 27
3.6.2 Các giao thức hoạt động 28
3.6.2.1 SIP (Session Initiation Protocol) 30
3.6.2.2 MGCP (Media Gateway Controller Protocol) 31
3.6.2.3 SIGTRAN (signaling Transport Protocol) 31
3.6.2.4 RTP (Real Time Transport Protocol) 32
Kết luận 35
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

dịch vụ sẽ có tốc độ truyền khác nhau. Ta dễ dàng nhận thấy mạng hiện tại sẽ rất khó thích nghi với những đòi hỏi này.
Kém hiệu quả trong việc bảo dưỡng, vận hành cũng như sử dụng tài nguyên. Tài nguyên sẵn có trong một mạng không thể chia sẻ cho các mạng khác cùng sử dụng.
Đứng trước tình hình phát triển của mạng viễn thông , các nhà khai thác nhận thấy rằng “sự hội tụ giữa các mạng ” là chắc chắn xảy ra. Họ cần có một cơ sở hạ tầng duy nhất cung cấp cho mọi dịch vụ (tương tự - số, băng hẹp - băng rộng, cơ bản - đa phương tiện,…) để việc quản lý tập trung, giảm chi phí bảo dưỡng và vận hành, đồng thời hỗ trợ các dịch vụ của mạng hiện có.
1.1.3. Động cơ xuất hiện mạng thế hệ mới
Nhu cầu sử dụng : Yếu tố hàng đầu là tốc độ phát triển theo hàm số mũ của nhu cầu truyền dẫn dữ liệu và các dịch vụ dữ liệu là kết quả của tăng trưởng Internet mạnh mẽ. Các hệ thống mạng công cộng hiện nay chủ yếu được xây dựng nhằm truyền dẫn lưu lượng thoại, truyền dữ liệu thông tin và video đã được vận chuyển trên các mạng chồng lấn, tách rời được triển khai để đáp ứng những yêu cầu của chúng. Do vậy, một sự chuyển đổi sang hệ thống mạng chuyển mạch gói tập trung là không thể tránh khỏi khi mà dữ liệu thay thế vị trí của thoại và trở thành nguồn tạo ra lợi nhuận chính. Cùng với sự bùng nổ Internet trên toàn cầu, rất nhiều khả năng mạng thế hệ mới sẽ dựa trên giao thức IP. Tuy nhiên, thoại vẫn là một dịch vụ quan trọng và do đó, những thay đổi này dẫn tới yêu cầu truyền thoại chất lượng cao qua IP.
Cải thiện chi phí đầu tư : Truyền tải dựa trên gói cho phép phân bổ băng tần linh hoạt, loại bỏ nhu cầu nhóm trung kế kích thước cố định cho thoại, nhờ đó giúp các nhà khai thác quản lý mạng dễ dàng hơn, nâng cấp một cách hiệu quả phần mềm trong các nút điều khiển mạng, giảm chi phí khai thác hệ thống.
Các nguồn doanh thu mới : Dự báo hiện nay cho thấy mức suy giảm trầm trọng của doanh thu thoại và xuất hiện mức tăng doanh thu đột biến do các dịch vụ giá trị gia tăng mang lại. Kết quả là phần lớn các nhà khai thác truyền thống sẽ phải tái định mức mô hình kinh doanh của họ dưới ánh sáng của các dự báo này. Cùng lúc đó, các nhà khai thác mới sẽ tìm kiếm mô hình kinh doanh mới cho phép họ nắm lấy thị phần, mang lại lợi nhuận cao hơn trên thị trường viễn thông.
Các cơ hội kinh doanh mới bao gồm các ứng dụng đa dạng tích hợp với các dịch vụ của mạng viễn thông hiện tại, số liệu Internet, các ứng dụng video.
Các công nghệ nền tảng : ngày càng được phát triển và hoàn thiện hơn như Công nghệ truyền dẫn, Công nghệ truy nhập, công nghệ chuyển mạch….
1.2. Khái niệm về NGN
1.2.1.Định nghĩa
NGN theo định nghĩa ITU-Y2001 : Là thế hệ mạng viễn thông xây dựng dựa trên nền mạng chuyển mạch gói.Trong đó các chức năng liên quan đến dịch vụ độc lập với công nghệ liên quan tới truyền dẫn.
Bắt nguồn từ sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ chuyển mạch gói và công nghệ truyền dẫn băng rộng, mạng thông tin thế hệ kế tiếp (NGN) ra đời là mạng có cơ sở hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, triển khai các dịch vụ một cách đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động.
Đặc điểm của mạng NGN
Mạng NGN có bốn đặc điểm chính:
Nền tảng là hệ thống mạng mở.
Mạng NGN là do mạng dịch vụ thúc đẩy, nhưng dịch vụ phải thực hiện độc lập với mạng lưới.
Mạng NGN là mạng chuyển mạch gói, dựa trên một giao thức thống nhất.
Là mạng có dung lượng ngày càng tăng, có tính thích ứng cũng ngày càng tăng, có đủ dung lượng để đáp ứng nhu cầu.
Sự hội tụ giữa các mạng PHẦN 2
CẤU TRÚC MẠNG NGN
2.1. Cấu trúc phân lớp
2.1.1. Mô hình phân lớp
Cho đến nay, mạng thế hệ sau vẫn là xu hướng phát triển mới mẻ, chưa có một khuyến nghị chính thức nào của Liên minh Viễn thông thế giới ITU về cấu trúc của nó. Nhiều hãng viễn thông lớn đã đưa ra mô hình cấu trúc mạng thế hệ mới như Alcatel, Ericssion, Nortel, Siemens, Lucent, NEC,…
Cấu trúc mạng mới có đặc điểm chung là bao gồm các lớp chức năng sau :
Lớp nết nối (Access + Transport/ Core)
Lớp trung gian hay lớp truyền thông (Media)
Lớp điều khiển (Control)
Lớp ứng dụng dịch vụ.
Lớp quản lý (Management)
Caáu truùc maïng vaø dòch vuï NGN
2.1.2.Phân tích
Hệ thống chuyển mạch NGN được phân thành bốn lớp riêng biệt thay vì tích hợp thành một hệ thống như công nghệ chuyển mạch kênh hiện nay : lớp ứng dụng, lớp điều khiển, lớp truyền thông, lớp truy nhập và truyền tải. Các giao diện mở có sự tách biệt giữa dịch vụ và truyền dẫn cho phép các dịch vụ mới được đưa vào nhanh chóng, dễ dàng; những nhà khai thác có thể chọn lựa các nhà cung cấp thiết bị tốt nhất cho từng lớp trong mô hình mạng NGN.
2.1.2.1 Lớp truyền dẫn và truy nhập
Phần truyền dẫn :Truyền dẫn quang với kỹ thuật ghép kênh bước sóng quang DWDM sẽ được sử dụng.
Lớp truyền dẫn có khả năng hỗ trợ các mức QoS khác nhau cho cùng một dịch vụ và cho các dịch vụ khác nhau. Nó có khả năng lưu trữ lại các sự kiện xảy ra trên mạng (kích thước gói, tốc độ gói, độ trì hoãn, tỷ lệ mất gói và Jitter cho phép,… đối với mạng chuyển mạch gói; băng thông, độ trì hoãn đối với mạng chuyển mạch kênh TDM).
Phần truy nhập : Lớp truy nhập cung cấp các kết nối giữa thuê bao đầu cuối và mạng đường trục ( thuộc lớp truyền dẫn) qua cổng giao tiếp MGW thích hợp.
2.1.2.2 Lớp truyền thông
Lớp này chịu trách nhiệm chuyển đổi các loại môi trường ( chẳng hạn như PSTN, FramRelay, LAN, vô tuyến,…) sang môi trường truyền dẫn gói được áp dụng trên mạng lõi và ngược lại.
2.1.2.3 Lớp điều khiển
Lớp điều khiển có nhiệm vụ kết nối để cung cấp các dịch vụ thông suốt từ đầu cuối đến đầu cuối với bất kỳ loại giao thức và báo hiệu nào.
Các chức năng quản lý, chăm sóc khách hàng cũng được tích hợp trong lớp điều khiển. Nhờ các giao diện mở nên có sự tách biệt giữa dịch vụ và truyền dẫn, điều này cho phép các dịch vụ mới được đưa vào nhanh chóng và dễ dàng.
2.1.2.4 Lớp ứng dụng
Lớp ứng dụng cung cấp các dịch vụ có băng thông khác nhau và ở nhiều mức độ. Một số loại dịch vụ sẽ thực hiện làm chủ việc thực hiện điều khiển logic của chúng và truy nhập trực tiếp tới lớp ứng dụng, còn một số dịch vụ khác sẽ được điều khiển từ lớp điều khiển như dịch vụ thoại truyền thống. Lớp ứng dụng liên kết với lớp điều khiển thông qua các giao diện mở API. Nhờ đó mà các nhà cung cấp dịch vụ có thể phát triển các ứng dụng và triển khai nhanh chóng trên các dịch vụ mạng.
2.1.2.5 Lớp quản lý
Lớp quản lý là một lớp đặc biệt xuyên suốt các lớp từ lớp kết nối cho đến lớp ứng dụng. Tại lớp quản lý, người ta có thể triển khai kế hoạch xây dựng mạng giám sát viễn thông TMN, như một mạng riêng theo dõi và điều phối các thành phần mạng viễn thông đang hoạt động.
2.2. Cấu trúc vật lý
2.2.1. Cấu trúc vật lý
NGN - Next Gerneration Network...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status