Gateway trong công nghệ VoIP - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Gateway trong công nghệ VoIP



DANH MỤC HÌNH VẼ iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT v
LỜI NÓI ĐẦU viii
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VOIP 1
1.1. Giới thiệu 1
1.2. Các mô hình truyền thoại qua mạng IP. 2
1.2.1. Phone to phone. 2
1.2.2. PC to phone. 3
1.2.3. PC to PC. 3
1.3. Kỹ thuật nén và mã hóa trong VoIP. 4
1.3.1.Giới thiệu chung. 4
1.4. Đặc điểm của điện thoại VoIP. 14
1.5. Các dịch vụ của VoIP. 16
1.5.1. Dịch vụ thoại qua Internet. 16
1.5.2. Thoại thông minh. 17
1.5.3. Dịch vụ tính cước cho bị gọi. 17
1.5.4. Dịch vụ Callback Web. 17
1.5.5. Dịch vụ fax qua IP. 17
1.5.6. Dịch vụ Call center. 18
1.6. Ưu nhược điểm của VoIP so với PSTN. 18
CHƯƠNG II: CÁC GIAO THỨC BÁO HIỆU SỬ DỤNG TRONG VOIP 20
2.1. Giới thiệu giao thức H.323 20
2.1.1. Sự phát triển của H.323. 20
2.1.2. Sơ đồ kết nối sử dụng chuẩn H.323. 21
2.1.3. Bộ giao thức H.323 22
2.1.4. Các thiết bị trong hệ thống H323. 24
2.2. Giao thức khởi tạo phiên SIP. 29
2.2.1. Giới thiệu. 29
2.2.2. Cấu trúc của SIP. 30
2.2.3. Tổng quan về hoạt động của SIP. 32
2.2.4. Các bản tin SIP. 33
2.2.5.Hoạt động chính của SIP. 39
2.2.6. Liên mạng giữa SIP và SS7. 40
2.2.7 Mô hình liên mạng giữa SIP và H.323. 45
2.3. Kết luận chương II. 46
CHƯƠNG III: THIẾT BỊ GATEWAY 48
3.1. Tổng quan về Gateway. 48
3.1.1.Một số hãng sản xuất VoIP Gateway trên thế giới. 48
3.2. Các kiểu thiết bị gateway. 50
3.2.1. Gateway xây dựng trên PC Server và card âm thanh. 50
3.2.2. Gateway xây dựng trên PC Server sử dụng card xử lý tín hiệu số. 51
3.2.3. Gateway gắn với một phần tử của mạng nội bộ. 51
3.2.4. Gateway độc lập cho mạng điện thoại Internet. 51
3.3. Vị trí của VoIP Gateway trong cấu hình mạng. 51
3.3.1. Trong mạng công ty. 52
3.3.2. Trong PSTN. 52
3.3.3. Trong NGN. 53
3.4. Cấu trúc phần cứng và phần mềm. 54
3.4.1. Cấu trúc phần cứng. 54
3.4.2. Cấu trúc phần mềm. 58
3.5. Kết luận chương III. 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ác thiết bị này tương đối rẻ và việc cài đặt, bảo dưỡng cũng không phức tạp lắm. Hiện nay có nhiều hãng viễn thông lớn trên thế giới cung cấp thiết bị cho thoại VoIP như Cisco, Acatel, Siemen…Các thiết bị này có thể tương thích với hầu hết các chuẩn giao thức hiện nay. Bên cạnh các ưu điểm, VoIP còn có những nhược điểm đặc biệt là về chất lượng dịch vụ:
Do dựa trên nền IP là kiểu mạng best effort và không tin cậy.
Độ trễ không đồng nhất giữa các gói tin.
1.7. Kết luận chương I.
Trong chương này ta mới chỉ trình bày về tổng quan về VoIP các mô hình truyền thoại qua IP, kỹ thuật nén và các dịch vụ của VoIP, ưu nhược điểm của VoIP so với mạng PSTN mà chưa đi vào các vấn đề như giao thức báo hiệu sử dụng và Gateway. Trong các chương sau ta sẽ lần lượt giải quyết vấn đề này.
CHƯƠNG II: CÁC GIAO THỨC BÁO HIỆU SỬ DỤNG TRONG VOIP
2.1. Giới thiệu giao thức H.323
Đầu năm 1996 một nhóm các công ty lớn (Microsoft, Intel...) đã tổ chức hội nghị Voice over IP nhằm thống nhất tiêu chuẩn cho các sản phẩm của các nhà cung cấp. Đến tháng 5/1996, ITU-T phê chuẩn đặc tả H.323. Chuẩn H.323 cung cấp nền tảng kỹ thuật cho truyền thoại, hình ảnh và số liệu một cách đồng thời qua các mạng IP, bao gồm cả Internet. Tuân theo chuẩn H.323, các sản phẩm và các ứng dụng đa phương tiện từ nhiều hãng khác nhau có thể hoạt động cùng với nhau, cho phép người dùng có thể thông tin qua lại mà không phải quan tâm tới vấn đề tương thích. H.323 cũng đồng thời giải quyết các ứng dụng cốt lõi của điện thoại IP thông qua việc định nghĩa tiêu chuẩn về độ trễ cho các tín hiệu âm thanh, định nghĩa mức ưu tiên trong việc chuyển tải các tín hiệu yêu cầu thời gian thực trong truyền thông Internet. (H.324 định nghĩa việc truyền tải các tín hiệu âm thanh, hình ảnh và dữ liệu qua mạng điện thoại truyền thống, trong khi đó H.320 định nghĩa tiêu chuẩn cho truyền tải các tín hiệu âm thanh, hình ảnh và dữ liệu qua mạng tổ hợp đa dịch vụ ISDN).
Đến nay H.323 đã phát triển thông qua hai phiên bản. Phiên bản thứ nhất (Version 1) được thông qua vào năm 1996 và phiên bản thứ hai (Version 2) được thông qua vào tháng một năm 1998. ứng dụng của chuẩn này rất rộng bao gồm cả các thiết bị hoạt động độc lập (stand-alone) cũng như những ứng dụng truyền thông nhúng trong môi trường máy tính cá nhân, có thể áp dụng cho đàm thoại điểm-điểm cũng như cho truyêng thông hội nghị. H.323 còn bao gồm cả chức năng điều khiển cuộc gọi, quản lý thông tin đa phương tiện và quản lý băng thông đồng thời còn
cung cấp giao diện giữa mạng LAN và các mạng khác.
2.1.1. Sự phát triển của H.323.
Ban đầu H.323 là giao thức dành cho LANs (1996), chỉ là kết nối thoại trên mạng LAN. Sau đó là sử dụng trên mạng WAN, mạng VoIP riêng và sau cùng là giao thức trên Internet. Trước kia nó được các giao thức của IETF chấp nhận như RTP- cung cấp khả năng truyền thoại và video thời gian thực qua mạng IP trên toàn thế giới nhưng thực tế H.323 lớn hơn so với giao thức chỉ dành riêng cho mạng LAN. Nhận thức được điều này, ITU-T đã liên tục phát triển giao thức này. H.320 cũng tương tự như H.323 vì nó cũng cung cấp truyền thoại, video và dữ liệu song H.323 lại được thiết kế cho truyền thông qua mạng gói như Internet, LAN doanh nghiệp hay các mạng dựa trên IP khác trong khi H.320 chỉ thiết kế để dùng cho ISDN.
Dù có nhiều lần bổ sung song điểm tập trung cần giải quyết vẫn là tính
tương thích ngược. Mỗi phiên bản mới được đưa ra có nhiều đặc điểm nhưng vẫn không
thoả mãn được tính phối hợp hoạt động. H.323 bao gồm các giao thức H.225.0-RAS, Q.931- H.245, RTP/RTCP và các bộ mã hoá và giải mã thoại, video, dữ liệu như các bộ mã hoá và giải mã thoại (audio) G.711, G.723.1, G.728..., cho video là H.261 và H.263, cho dữ liệu là T.120. Các dòng thông tin dữ liệu được truyền trên giao thức RTP/RTCP. RTP mang thông tin thực còn RTCP mang thông tin điều khiển và trạng thái. Thông tin báo hiệu (ngoại trừ RAS) được truyền tin cậy trên giao thức TCP. Các giao thức sau xử lý về báo hiệu:
RAS: Quản lý việc đăng ký, chấp nhận và trạng thái dùng cho truyền thông giữa một điểm cuối H.323 với một gatekeeper.
Q.931: Quản lý việc thiết lập và điều khiển /kết thúc cuộc gọi.
H.225: Điều khiển cuộc gọi.
H.245: thảo luận về việc sử dụng kênh và các khả năng.
H.235: bảo mật và nhận thực.
H.450.x: các dịch vụ bổ trợ.
2.1.2. Sơ đồ kết nối sử dụng chuẩn H.323.
Hình dưới cho biết các thiết bị thành phần cơ bản cấu thành một mạng VoIP dựa trên giao thức H.323. Theo khuyến nghị H.323, mạng VoIP có thể có 4 thiết bị cơ bản: đầu cuối H.323, Gatekeeper, Multipoint Control Unit và Gateway.
Hình 2-1: Các phần tử kết nối mạng H323.
2.1.3. Bộ giao thức H.323
H.323 cung cấp nhiều loại hình dịch vụ từ thoại đến video và dữ liệu, thông tin đa phương tiện. Lược đồ sau minh hoạ các giao thức H.323 khi so sánh với mô hình OSI.(hình 2.2).
- Với dịch vụ Audio có giao thức lớp ứng dụng là các chuẩn G (G.711, G.723, G.729) và Video có giao thức lớp ứng dụng là các chuẩn H (H.261, H.263), chúng cùng với các giao thức RTCP, RAS, RTP dựa trên nền giao tức UDP ở lớp vận chuyển. Với dịch vụ dữ liệu/fax: có chuẩn riêng, không dựa trên UDP, đó là T.120 cho dữ liệu và T.138 cho fax.
- Với các dịch vụ bổ sung: chỉ nằm trong lớp vận chuyển có các giao thức báo hiệu và điều khiển, sử dụng TCP ở lớp vận chuyển phía dưới.
Các khuyến nghị giao thức H khác của ITU hoạt động cùng H.323:
- H.235: Đặc tả tính bảo mật và mã hoá cho các đầu cuối theo H.323 và H.245.
- H.450.N: H.450.1 đặc tả khung công việc cho các dịch vụ bổ sung như các
Hình 2-2: Mô hình giao thức H.323 tương quan với mô hình OSI.
dịch vụ chuyển cuộc gọi, chuyển hướng cuộc gọi, giữ cuộc gọi, dừng cuộc gọi, đợi cuộc gọi, chỉ dẫn có tin nhắn chờ, nhận dạng tên, kết thúc cuộc gọi, yêu cầu cuộc gọi và chỉ dẫn cuộc gọi.
- H.246: Đặc tả liên mạng giữa các đầu cuối H với các đầu cuối chuyển mạch kênh.
- RTP (Real Transfer protocol): Giao thức vận chuyển thời gian thực cung cấp các chức năng vận chuyển phù hợp cho các ứng dụng truyền dữ liệu thời gian thực như audio, video, hay dữ liệu mô phỏng qua các dịch vụ mạng như unicast hay multicast. RTP không chiếm giữ nguồn địa chỉ và không đảm bảo chất lượng dịch vụ cho các dịch vụ thời gian thực. Nó được bổ sung vào dữ liệu UDP trong H.323.
- RTCP: Đảm bảo giao thức thời gian thực, nó cho phép giám sát luồng lưu lượng phân tán trong mạng và thực hiện các chức năng điều khiển luồng, nhận dạng luồng cho các lưu lượng thời gian thực.
Các bản tin điều khiển: Bản tin báo hiệu Q.931, các bản tin thay đổi khả năng H.245,bản
tin giao thức RAS được mang trên lớp TCP tin cậy.
- Chức năng điều khiển H.245 dùng kênh điều khiển H.245 để mang bản tin điều khiển đầu cuối-đầu cuối để quản lý hoạt động thực thể H.323.
- Các bản tin: khả năng trao đổi, đóng và mở kênh logic, yêu cầu ưu tiên mode, bản tin điều khiển luồng, lệnh và chỉ thị chung.
Vị trí: thiết lập giữa hai điểm cuối, điểm cuối với MCU, điểm cuối và Gatekeeper. Kênh điều khiển H.245 được mang...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status