Hoạt động tín dụng và một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Thanh Xuân - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Hoạt động tín dụng và một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Thanh Xuân



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1.1 NG ÂN H ÀNG TH Ư ƠNG MẠI. 3
1.1.1 Định nghĩa. 3
1.1.2. Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế: 3
1.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM : 4
1.2.1. Tín dụng ngân hàng 4
1.2.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 4
1.2.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng 5
1.2.1.3. Các hình thức tín dụng ngân hàng 7
1.2.2. Rủi ro tín dụng ngân hàng 11
1.2.2.1. Khái niệm rủi ro và quản lý rủi ro: 11
1.2.2.2. Rủi ro tín dụng 12
1.2.3. Lý thuyết về hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại : 27
1.2.3.1. Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại : 27
1.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 28
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI VÀ CHI NHÁNH THANH XUÂN 30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội : 30
2.1.2. Giới thiệu về Chi nhánh Thanh Xuân : 31
2.2. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THANH XUÂN 36
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Thanh Xuân : 36
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Thanh Xuân : 38
2.2.3. Thực trạng về tình hình hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng cổ phần thương mại quân đội chi nhánh Thanh Xuân : 45
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THANH XUÂN : 55
2.3.1. Những kết quả đã đạt được 55
2.3.2. Những yếu kém còn tồn tại : 56
2.3.3. Nguyên nhân : 57
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐÔI CHI NHÁNH THANH XUÂN 59
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THANH XUÂN : 59
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHÊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CHI NHÁNH THANH XUÂN : 60
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chất lượng công tác thu thập thông tin : 60
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chưc điều hành : 63
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ : 64
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện chính sách đối với khách hàng : 68
3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay : 69
3.2.6. Giải pháp hoàn thiện quy trình cho vay : 71
3.2.7. Giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ về tín dụng : 73
3.2.8. Các giải pháp về tài sản bảo đảm : 74
3.2.9. Chuyển rủi ro cho bên thứ ba : 75
3.2.10. Một số biện pháp khác : 76
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ : 77
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước : 78
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước : 80
3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng cổ phần quân đội : 81
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84


Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:



Rủi ro xuất phát từ nguyên nhân này của chi nhánh thường xuất hiện đối với các khoản vay :
- Với các khoản cho vay hạn mức nhưng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Khách hàng lợi dụng hạn mức được vay để tiến hành vay vốn sử dụng vào những mục đích rủi ro,
- Khách hàng cùng lúc triển khai nhiều dự án, phương án, dùng nguồn nguồn vốn vay được của chi nhánh cho dự án này sang sử dụng ở dự án khác.
- Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn thực sự của khách hàng.
- Cho vay đầu tư dự án với thời hạn không phù hợp với khả năng khấu hao, hoàn vốn của khách hàng dẫn đến khách hàng bị buộc phải dùng nguồn ngắn hạn lưu động để đầu tư sử dụng cho các tài sản dài hạn.
- Khách hàng cùng lúc vay nhiều TCTD dẫn đến không kiểm soát được dòng tiền của đơn vị.
- Thời hạn cho vay (nhất là vay vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạn trả nợ cho ngân hàng.
Hai là, khách hàng bị chiếm dụng vốn, có hiện tượng thanh toán chậm hay không thanh toán giữa khách hàng và đối tác dẫn tới mất cân đối tiền vay và tài sản hình thành từ vốn vay. Từ đó dẫn tới ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của khách hàng đối với chi nhánh. Rủi ro này thường xảy ra trong các lĩnh vực hay các khách hàng, khoản vay có các đặc điểm:
- Giải ngân tiền mặt để ứng vốn cho các đại lý thu mua nhưng không kiểm soát được chất lượng và số lượng đại lý dẫn đến bị chiếm dụng, thất thoát.
- Khách hàng không có chính sách, biện pháp quản lý các khoản phải thu hợp lý.
- Khi khách hàng gặp khó khăn, các chủ đầu tư khác trước đây góp vốn bằng tài sản, sau đó tìm cách rút vốn ra bằng tiền mặt.
Ba là, báo cáo tài chính của khách hàng không minh bạch. Những thông tin trên báo cáo tài chính là cơ sở để các cán bộ tín dụng tiến hành phân tích và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng từ đó đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của khách hàng, thông qua đó đi đến quyết định tín dụng. Những báo cáo tài chính có độ chính xác thấp, thiếu minh bạch sẽ gây khó khăn cho cán bộ tín dụng, có thể dẫn đến những nhận định sai lầm và đưa ra quyết định tín dụng không hợp lý. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực.
Bốn là, khách hàng không có đủ hay không thu xếp được nguồn vốn như kế hoạch, chính vì vậy dẫn tới không trả được nợ đúng hạn gây ra các khoản nợ quá hạn tại chi nhánh. Nguyên nhân này thường xuất phát từ các lĩnh vực hay các khách hàng, khoản vay có đặc điểm:
- Cho vay giải phóng mặt bằng.
- Không đủ khả năng về vốn tự có thường xảy ra ở các dự án bất động sản, mua máy móc thiết bị, các dự án mà chủ đầu tư kê vốn tự có tham gia rất lớn, nhưng vốn tự có đó lại dựa vào nguồn phát hành trong tương lai…
- Triển khai đầu tư tại thời điểm thị trường tài chính quá thuận lợi, dẫn đến chủ quan trong tính toán tính khả thi của việc thu xếp nguồn vốn. Cụ thể là trong giai đoạn vừa qua, một số khoản vay trung hạn của chi nhánh được thực hiện trong năm 2007 khi mà cuộc khủng hoảng tài chính thế giới chưa xẩy ra đã gặp phải hiện tượng này.
Nhóm nguyên nhân thuộc về ngân hang :
Đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh đều còn rất trẻ, kinh nghiêm và năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, một số dự án đầu tư không được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, năng lực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án đi vào hoạt động chất lượng không cao gây khó khăn cho việc thu hồi vốn của ngân hàng. Vẫn còn hiện tượng thẩm định cho vay (nhất là đầu tư dự án) nhưng không thực sự hiểu các nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm, chu trình sản xuất, đặc điểm kinh doanh mặt hàng dẫn tới những nhận định sai và đưa ra những quyết định không hợp lý. hay là khi cho vay đầu tư dự án nhưng không tính đúng, tính đủ tổng mức đầu tư cần thiết, nhất là nhu cầu vốn lưu động dẫn đến việc cho vay không đủ nhu cầu của khách hàng gây ra hiện tượng thiếu vốn của khách hàng, làm ảnh hưởng tới dự án gây ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng của chi nhánh vấn còn kém về khả năng tư vấn khách hàng giúp khách hàng vượt qua những khó khăn tạm thời, có thể nói đây không chỉ là yếu kém của chi nhánh mà còn là mặt yếu chung của hệ thống ngân hàng nước ta hiện nay.
Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. Hiện tại, ở chi nhánh chưa phát sinh một rủi ro nào liên quan đến đạo đức của cán bộ tín dụng, tuy nhiên đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm, vì một khi rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng mà xẩy ra thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho chi nhánh.
Xác định giới hạn tín dụng chưa hợp lý, quá cao so với khả năng chịu nợ của khách hàng, chưa coi trọng xác định được rủi ro tổng thể của khách hàng để phân định hạn mức cấp tín dụng chính xác nên cho vay ồ ạt, có tâm lý chủ quan.
Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của chi nhánh còn nhiều sơ hở, sai sót nên không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ. Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nên mặc dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào những mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất. Việc kiểm tra đảm bảo tiền vay không thực hiện trên thực tế mà thực hiện trên giấy tờ, không kiểm tra kho thực tế hay kiểm tra một cách qua loa, chiếu lệ nên khách hàng lợi dụng để thực hiện những mục đích riêng nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.
Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay tồn tại một thực tế là sự trao đổi hợp tác giữa các ngân hàng vẫn còn hạn chế, cạnh tranh nhiều hơn là hợp tác. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu...

66X0m8M543Q7J28
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status