Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp 3
1.1.1. Khái niệm về vốn 3
1.1.2. Phân loại vốn 4
1.1.2.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành 4
1.1.2.2: Phân loại vốn theo hình thức chu chuyển 7
1.2.Hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp 11
1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động huy động vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp 11
1.2.2. Cơ cấu vốn và các cách huy động vốn của doanh nghiệp 13
1.2.2.1. Vai trò của VCSH và các cách huy động VCSH 13
1.2.2.2.Vai trò của nợ và các cách huy động nợ 17
1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp 23
1.3.1. Yếu tố chủ quan 23
1.3.2. Yếu tố khách quan 25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 18 26
2.1. Tổng quan về công ty LICOGI 18 26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty LICOGI 18 26
2.1.2. Đặc điểm chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty 26
2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 27
2.1.3.1. Mô hình quản lý công ty 27
2.1.3.2. Tổ chức phân công trong quản lý 29
2.1.3.3. Tổ chức công tác kế toán tài chính công ty 31
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 32
2.2.1. Đặc điểm nguồn vốn của công ty 32
2.2.2. Thực trạng công tác huy động vốn của công ty 33
2.2.2.1. Huy động vốn chủ sở hữu 33
2.2.2.2.Huy động nợ 35
2.2.3.Đánh giá hoạt động huy động vốn tại công ty 36
2.2.3.1.Kết quả 36
2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 37
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 18 39
3.1. Nhu cầu vốn của công ty 39
3.1.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012 39
3.1.2. Nhu cầu vốn và kế hoạch huy động vốn của công ty 41
3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 41
3.2.1. Khai thác tối đa vốn chủ sở hữu 41
3.2.1.1. Xây dựng phương án bổ xung lợi nhuận vào vốn 41
3.2.1.2. Đẩy mạnh hoạt động tăng vốn bằng pháp hành cổ phiếu 42
3.2.2. Tăng cường huy động vốn nợ từ các thành phần kinh tế 42
3.2.2.1. Duy trì và mở rộng nguồn vốn tín dụng ngân hàng ngày một phù hợp 42
3.2.2.2. Tăng cường tín dụng thương mại 43
3.2.2.3.Phát hành trái phiếu công ty 43
3.3. Một số kiến nghị 44
3.3.1. Kiến nghị với các tổ chức tín dụng 44
3.3.2. Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên 44
3.3.3. Kiến nghị với các cổ đông 45
KẾT LUẬN 46
PHỤ LỤC 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

là mục đích hàng đầu cho hoạt động cảu doanh nghiệp. Ngoài nguồn vốn tín dụng thương mại với ưu điểm là một cách tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh,hơn nữa,nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền giữa doanh nghiêp và các bạn hàng .Chính vì vậy,nếu doanh nghiệp sử dụng và có thể quản lý tốt nguồn vốn sẽ giúp doanh nghiệp gặp nhiều tuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.2.2.2.Các cách huy động nợ
Trong quá trình hoạt động thì ngoài nguồn VCSH, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ để bổ sung cho quá trình sản xuất kinh doanh từ các nguồn: Tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu công ty.
-tín dụng ngân hàng
Trong điều kiện nên kinh tế thị trường phát triển, rất khó để cho một doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả nếu chỉ dựa trên nguồn VCSH. Để đáp ứng yêu cầu vốn cho việc duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh thì nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận tới nguồn vốn vay ngân hàng và đây được coi là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất không chỉ đối với sự phát triển của bản thân doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nến kinh tế. Các doanh nghiệp tìm đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng những mục tiêu khác nhau như thỏa mãn nhu cầu đầu tư tài sản cố định vốn lưu động...Tương ứng với mỗi mục đích sử dụng đó, ngân hàng có thể phân loại vay thành các loại như: cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay đầu tư tài sản lưu động, cho vay để đầu tư dự án...Còn nếu phân lọa theo thời hạn vay thì vốn vay ngân hàng thương được phân thành vay dài hạn (thường từ 3 năm trở lên, có nơi là 5 năm), vay trung hạn (từ 1 năm đến 3 năm), vay ngắn hạn ( dưới 1 năm). Tuy nhiên, tiêu chuẩn và quan niệm về thời gian để phân lọai không giống nhau giữa các nước và có thể khác nhau giữa các ngân hàng thương mại.
Như vậy, không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hay không sử dụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường. Tuy nhiên để có thể tiếp cận tới nguồn vốn này cũng không phải là điều đơn giản bởi doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận những điều kiện chặt chẽ như điều kiện tín dụng khắt khe, việc kiểm soát của ngân hàng hay chi phí sử dụng vốn cao.
+)điều kiện tín dụng
Là những yêu cầu của ngân hàng đối với các doanh nghiệp khi muốn vay vốn tại các ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng. Doanh nghiệp sẽ phải xuất trình hồ sơ vay vốn cùng những thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu. Để ra quyết định có cho vay hay không cho vay, ngân hàng phải phân tích hồ sơ xin vay vốn, đánh giá các thông tin liên quan đến dự án đầu tư hay kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+)Điều kiện đảm bảo tiền vay
Khi doanh nghiệp xin vay vốn, các ngân hàng thường yêu cần các doanh nghiệp đi vay phải có các bảo đảm tiền vay mà phổ biến nhất là tài sản thế chấp. Điều kiện này khiến cho nhiều đối tượng không thể đáp ứng đựoc yêu cầu của ngân hàng, kể cả những thủ tục pháp lý kiên quan...Đây cũng là một trong những rào cản khiến cho các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ gặp nhiều khó khăn khi muốn tiếp cận với nguồn vốn này.
+)Sự kiểm soát của ngân hàng
Khi doang nghiệp vay vốn ngân hàng thì doanh nghiệp cũng phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay. Sự kiểm soát này thường không gay khó khăn cho doanh nghiệp, tuy nhiên trong một số trường hợp, điều này làm cho doanh nghiệp có cảm giác bị “kiểm soát”
+)lãi suất vay vốn
Lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn. Lãi suất cho vay của ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ. Nếu lãi suất này quá cao thì doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí sử dụng vốn lớn và ảnh hưởng thu nhập của doanh nghiệp.
Thực tế tuy nguồn vốn tín dụng ngân hàng là tương đối phong phú và đa dạng nhưng một số doanh nghiệp lại gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn này, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những khó khăn lơn nhất của doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn này là : lãi suất cao, thủ tục hành chính rườm ràm, thiếu tài sản thể chấp, thời hạn không phù hợp, chậm chễ làm mất cơ hội hay lượng vốn không đủ cho đầu tư…Điều này có thể do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, thì trường vốn chưa phát triển một cách hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và chính sách tín dụng thiếu sự động bộ, cơ chế cho vay thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng.
Thứ hai, về phía các tổ chức tín dụng, điều kiện và thủ tục vay vốn quá chặt chẽ, phức tạp nên các doanh nghiệp khó đáp ứng được đầy đủ. Mặt khác các tổ chức này thiếu thông tin chính xác, kịp thời về doanh nghiệp, do đó khả năng thẩm định dự án cho vay còn thiếu chính xác.
Thứ ba, về phía doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vốn tự có ít, năng lực tài chính thấp, khả năng cạnh tranh hạn chế,uy tín chưa cao…mặt khác trình độ quản lý cán bộ còn nhiều hạn chế dẫn đến những khó khăn trong xây dựng và hoàn thiện hồ sơ vay vốn.
-tín dụng thương mại
Ngoài nguồn vốn ngân hàng, doanh nghiệp có thể khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại. Đây là nguồn vốn hình thanh một các tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp giữa các doanh nghiệp bạn hàng. Chi phí của việc sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại được ẩn dưới hình thức thay đổi mức giá, tùy thuộc quan hệ và thỏa thuận cụ thể giữa các bên. Đối với doanh nghiệp, tài trợ bằng vốn tín dụng thương mại là một cách tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Hơn nữa, nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thể có thể được ấn định khi hai bên ký kết hợp đồng mua bán hay hợp đồng kinh tế nói chung. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần nhận thấy tính chất rủi ro của quan hệ tín dụng thương mại khi quy mô tài trợ quá lớn có thể khiến doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán.
- Phát hàng trái phiếu
Trái phiếu là tên gọi chung của giấy vay nợ dài hạn và trung hạn mà người phát hành đảm bảo . Một trong những vấn đề cần xem xét trước khi phát hành là lựa chọn loại trái phiếu nào phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và tình hình trên thị trường tài chính.V iệc lựa chọn trái phiếu thích hợp là rất quan trọng vì có liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trải lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫ của trái phiếu. Trước khi quyết định phát hành, cần hiểu rõ đặc điểm và ưu nhược điểm của mỗi loại trái phiếu. hiện nay trên thị trường tài chính thường lưu hành những lọai trái phiếu doanh nghiệp sau:
Trái phiếu có lãi suất cố định:
Đây là loại trái phiếu được sử dụng phổ biến nhất. Nó có mức lãi suất không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó. Để huy động vốn trên thị trường bằng trái phiếu phải tính đến mức độ hấp dẫn của trái phiếu, tính hấp dẫn phụ thuộc v ào những yếu tố: L
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status