Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 4
1.1.2.1. Cho vay 4
1.1.2.2. Nhận tiền gửi 5
1.1.2.3. Mua bán ngoại tệ 5
1.1.2.4. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán 5
1.1.2.5. Các dịch vụ khác 5
1.1.3. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 5
1.1.3.1. Khái niệm 5
1.1.3.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay 6
1.1.3.3. Phân loại hoạt động cho vay của NHTM 7
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHTM 8
1.2.1. Ngân hàng thương mại với hoạt động xuất nhập khẩu 8
1.2.2. Khái niệm và vai trò của hoạt động cho vay XNK 10
1.2.2.1. Khái niệm và sự ra đời của hoạt động cho vay XNK 10
1.2.2.2. Vai trò của hoạt động cho vay XNK 10
1.2.3. Hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế 13
1.2.3.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu 13
1.2.3.2. Vai trò của hoạt động XNK đối với nền kinh tế 14
1.2.4. Các hình thức cho vay xuất nhập khẩu 15
1.2.4.1. Đối với nhà xuất khẩu 15
1.2.4.2. Đối với nhà nhập khẩu 16
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU 18
1.3.1. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp xuất nhập khẩu 18
1.3.2. Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng 20
1.3.3. Các nhân tố khác 22
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 25
2.1. SƠ LƯỢC VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 25
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Sở giao dịch 25
2.1.2. Mô hình tổ chức Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 26
2.1.3. Giám đốc Sở giao dịch qua các thời kỳ 28
2.1.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm gần đây 28
2.1.4.1. Tình hình hoạt động huy động vốn 28
2.1.4.2. Tình hình hoạt động tín dụng 30
2.1.4.3. Một số chỉ tiêu khác 33
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SGD NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 34
2.2.1. Những quy định chung về hoạt động cho vay XNK của SGD 34
2.2.1.1. Đối tượng cho vay 34
2.2.1.2. Hình thức cho vay xuất nhập khẩu 35
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại SGD 36
2.2.2.1. Doanh số cho vay xuất nhập khẩu 36
2.2.2.2. Doanh số thu nợ xuất nhập khẩu 39
2.2.2.3. Dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu 40
2.2.2.4. Nợ quá hạn 43
2.2.2.5. Nợ xấu 44
2.2.2.6. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng XNK 45
2.2.3. Đánh giá hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại SGD 46
2.2.3.1. Những kết quả đạt được 46
2.2.3.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân 48
CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH 52
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH 52
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước tới năm 2010 52
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay XNK tại SGD 54
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 54
3.2.1. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành 54
3.2.1.1. Tăng cường công tác huy động vốn 54
3.2.1.2. Định hướng chiến lược tài trợ 55
3.2.2. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK 56
3.2.2.1. Quản lý tài sản thế chấp cầm cố 56
3.2.2.2. Quản lý rủi ro trong tín dụng tài trợ XNK 57
3.2.2.3. Đa dạng hoá các cách cho vay XNK 58
3.2.3. Chính sách khách hàng 59
3.2.4. Chiến lược con người và công nghệ ngân hàng 61
3.2.4.1. Đào tạo, tuyển chọn cán bộ tín dụng 61
3.2.4.2. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 63
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Ngân hàng ĐT&PT VN. Là một chi nhánh đặc biệt. thực nghiệm thành công mô hình mới là đơn vị trực tiếp kinh doanh của Hội sở chính, thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ chiến lược của BIDV.
Hiện nay, SGD có trụ sở chính tại tòa tháp A - Vincom, số 191 Bà Triệu - Hà Nội.
Cho tới nay, SGD đã trải qua 18 năm hoạt động và phát triển, đạt được nhiều bước tiến vượt bậc, cụ thể:
- Trong bốn năm đầu tiên (1991-1994), tuy còn nhiều bước đi chập chững, tuy nhiên SGD đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách cho các dự án đầu tư của Bộ, Ngành với số vốn cấp phát hàng trăm tỷ đồng. Theo đó Sở giao dịch đã phát huy vai trò kiểm tra, giám sát sử dụng vốn ngân sách của chủ đầu tư, thực hiện phương châm cấp phát đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đúng với thiết kế và khối lượng thi công, góp phần tiết kiệm chống lãng phí trong xây dựng cơ bản.
- Giai đoạn tiếp theo 1996-2000: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của ngân hàng thương mại, phục vụ đông đảo khách hàng thuộc mọi tầng lớp kinh tế và dân cư. SGD đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế chủ động, tự trang trải. SGD đã đạt được những kết quả quan trọng, xác lập được vị thế, trở thành một địa chỉ quen thuộc, tin cậy của khách hàng đến gửi tiền. SGD còn thử nghiệm thành công các sản phẩm huy động vốn dài hạn của BIDV thông qua các đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu. SGD cũng được biết đến như một đơn vị chuyên tài trợ vốn cho các dự án lớn, trọng điểm của Nhà nước và cung cấp các dịch vụ ngân hàng chất lượng cao như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế...
- Đến tháng 3/2001- Kỷ niệm 10 năm thành lập, SGD đã đạt được quy mô tổng tài sản 7.828 tỷ đồng, huy động 6.441 tỷ đồng, dư nợ cho vay 4.179 tỷ đồng, thu phí dịch vụ hàng chục tỷ đồng và cơ cấu dịch vụ chiếm 16,72% lợi nhuận trước thuế.
- Từ 2001-2005: SGD đã thực hiện tách nâng cấp mở 4 chi nhánh cấp I trên địa bàn Hà Nội đó là: chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2002, chi nhánh Hà Thành năm 2003, chi nhánh Đông Đô năm 2004 và chi nhánh Quang Trung năm 2005. Cơ cấu lại Sở giao dịch theo mô hình phục vụ giao dịch một cửa thuận lợi cho khách hàng và quản lý thông tin, thanh toán trực tuyến. SGD đã có 15 phòng nghiệp vụ, 15 điểm giao dịch với gần 300 cán bộ nhân viên.
- Tính đến năm 2008, nguồn vốn huy động đã đạt 28.919 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng qua các năm, có được kết quả vượt bậc này là do sự kết hợp của việc nâng cao ứng dụng công nghệ, không ngừng phát triển sản phẩm, tiện ích, phong cách giao dịch văn minh của nhân viên NH.
- Với phương châm hoạt động “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng”, SGD có thể tự hào với kết quả đạt được qua hơn 18 năm, phục vụ sự phát triển kinh tế đất nước với đông đảo tầng lớp dân cư với chất lượng không ngừng được nâng cao.
2.1.2. Mô hình tổ chức Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Đến nay, SGD đã có 17 phòng nghiệp vụ và các phòng giao dịch. Các phòng nghiệp vụ của SGD được sắp xếp theo các khối căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của các phòng theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của SGD
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI TÍN DỤNG
KHỐI DỊCH VỤ
KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ
P. Dịch vụ khách hàng cá nhân
KHỐI ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
:P. Quan hệ khách hàng 1
P. Quan hệ khách hàng 2
P. Quan hệ khách hàng 3
P. Tài trợ dự án
P. Quản lý rủi ro 1
P. Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 1
P. Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 2
P. Quản lý và dịch vụ kho quỹ
P. Kế hoạch tổng hợp
P. Điện toán
P. Tài chính kế toán
P. Tổ chức nhân sự
Văn phòng
Các phòng Giao dịch
P. Quản lý rủi ro 2
P. Quản trị tín dụng
P. Thanh toán quốc tế
2.1.3. Giám đốc Sở giao dịch qua các thời kỳ
- Ông Võ Xuân Phúc-Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN kiêm Giám đốc Sở giao dịch (3/1991-10/1996).
- Ông Vũ Quốc Sáu-Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN kiêm Giám đốc Sở giao dịch (11/1996-3/1997). Hiện nay là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ĐT&PT VN.
- Ông Lê Đào Nguyên-Giám đốc Sở giao dịch (4/1997-6/2001). Hiện nay là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN.
- Ông Lê Văn Lộc-Giám đốc Sở giao dịch (7/2001-10/2002). Hiện nay là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN.
- Ông Nguyễn Khắc Thân-Giám đốc Sở giao dịch (11/2002- /2005). Hiện nay là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN.
- Bà Lê Thị Kim Khuyên-Giám đốc Sở giao dịch (từ 5/2005).
2.1.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm gần đây
Với sự năng động và nhạy bén, Ban giám đốc SGD đã nhận định được những khó khăn, thách thức trong quá trình hoạt động, kịp thời đưa ra những biện pháp, chính sách đúng đắn giúp SGD luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ do Hội sở chính giao cho, thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, và SGD luôn là đơn vị dẫn đầu trong hệ thống BIDV. Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD được thể hiện qua các mảng hoạt động chính của SGD như sau:
2.1.4.1. Tình hình hoạt động huy động vốn
Trong những năm qua, thị trường huy động vốn luôn diễn biến phức tạp do sự thay đổi liên tục của giá vàng, giá dầu và việc thay đổi lãi suất của Fed. Mặt khác, các tổ chức tín dụng cũng đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn đa dạng với lãi suất hấp dẫn, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ. Trước tình hình đó, SGD đã cố gắng giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động. Tổng nguồn vốn huy động tính tới năm 31/12/2008 đạt 28.919 tỷ đồng, tăng 13.615 tỷ đồng (89%) so với năm 2007. Con số cho thấy mức tăng trưởng mạnh của Sở giao dịch BIDV.
- Cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế:
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
2007/2006
2008/2007
Huy động vốn
10.110
15.304
28.919
51%
89%
Tiền gửi dân cư
2.791
2.491
2.355
(11)%
(5)%
Tiền gửi tổ chức
7.284
12.760
26.485
75%
108%
Nguồn huy động khác
34
53
78
54%
47%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006-2008)
Nguồn vốn tiền gửi của dân cư: 2.355 tỷ đồng, giảm 36 tỷ đồng (5%) so với năm 2007, chiếm 8,1% trong tổng nguồn vốn huy động được. Giảm 436 tỷ đồng (16%) so với năm 2006. Nguyên nhân là do xu hướng chuyển dịch nguồn tiền gửi dân cư từ khu vực NHTM Nhà nước sang các NHTM cổ phần trong những năm gần đây. Đây là một tín hiệu không tốt trong việc huy động vốn của SGD vì nguồn vốn từ dân cư vẫn là nguồn huy động quan trọng của các ngân hàng.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức: 26.485 tỷ đồng, tăng 13.725 tỷ đồng (tăng 108%) so với năm 2007; chiếm 92% trong tổng nguồn vốn. Có thể giải thích là do SGD đã thực hiện tốt công tác thu hút thêm nhiều doanh nghiệp và tổ chức mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên và thực hiện các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.
Mức tăng trưởng nguồn vốn 2008 so với 2007 cao hơn 2007 so với 2006. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, vốn dân cư chiếm tỷ trọng thấp; tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn và tập trung vào một số khách hàng nên tính ổn định chưa cao.
- Cơ cấu vốn the...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status