Giải pháp đa dạng hoá các phương thức cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Giải pháp đa dạng hoá các cách cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2- Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3- Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4- Phương pháp nghiên cứu 3
5- Kết cấu đề tài 3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ PHƯƠNG THỨC CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1. Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế 4
1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 4
1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế 4
1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng 6
1.2. cách cấp tín dụng của NHTM 10
1.2.1. cách cấp tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường 10
1.2.2. cách cấp tín dụng của NHTM Việt Nam 19
1.3. Đa dạng hóa các cách cho vay của NHTM 20
1.3.1. Quan niệm về đa dạng hoá các cách cho vay của NHTM 20
1.3.2. Sự cần thiết phải đa dạng hoá các cách cho vay của NHTM 21
1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hoá các cách cho vay 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TÂY 26
2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây 26
2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 26
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 27
2.2 Khái quát về tình hình hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tây 28
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây 28
2.2.2 Mô hình tổ chức 28
2.2.3 Khái quát hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây 29
2.3 Thực trạng về các cách cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây 35
2.3.1 Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây 35
2.3.2 Doanh số cho vay của NHNo&PTNT Hà Tây khi áp dụng 3 cách cho vay 36
2.3.3 Doanh số thu nợ của NHNo&PTNT Hà Tây 37
2.3.4 Dư nợ của NHNo&PTNT Hà Tây 39
2.3.5 Nợ quá hạn của NHNo&PTNT Hà Tây 40
2.3.6 Các cách cho vay khác 44
2.4 Đánh giá việc thực hiện các cách cấp tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây 44
2.4.1 Những thành tựu đạt được 44
2.4.2 Những hạn chế 46
2.4.3 Những nguyên nhân 48
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐA DẠNG HÓA CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NNo&PTNT TỈNH HÀ TÂY 51
3.1 Định hướng về việc đa dạng hoá cách cho vay trong những năm tới của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây 51
3.2 Giải pháp đa dạng hoá các cách cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây 53
3.2.1 Nâng cao chất lượng các cách cho vay đang áp dụng 53
3.2.2 Kế hoạch để đưa các cách cho vay mới vào áp dụng 55
3.2.3. Xây dựng chiến lược những loại cho vay dành cho cá nhân, hộ gia đình 58
3.2.4 Xây dựng và hoàn thiện chiến lược cạnh tranh 61
3.2.5 Giải pháp về nguồn vốn 64
3.2.6. Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng 65
3.3. Một số kiến nghị 67
3.3.1.Kiến nghị với Nhà nước 67
3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 69
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam 70
KẾT LUẬN 72
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

28
4.544.032
Các nguồn huy động khác
172.375
198.256
138.885
Nguồn: Báo cáo cân đối của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây
Biểu đồ 01: Nguồn vốn huy động trong những năm 2005-2007
Đơn vị: triệu đồng
Dựa vào bảng ta có thể nhận thấy trong những qua hoạt động huy động vốn của Chi nhánh tăng trưởng khá. Năm 2005 đạt 4.767.289 triệu đồng tăng hơn so với năm trước 842 triệu đồng, tốc độ tăng 21,5%. Năm 2006 con số này tăng lên 5.680.000 triệu đồng, tăng hơn năm trước 913.000 triệu đồng, tốc độ tăng 19.2% có giảm đôi chút so với tốc độ tăng năm trước, năm 2007 đạt 6.821.000 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 1.142.000 triệu đồng, tốc độ tăng 20.8%. Trong đó, huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm vẫn đạt khối lượng lớn nhất (luôn chiếm từ 60 đến 70% tổng nguồn huy động), kế đến là huy động vốn bằng tiền gửi (chiếm 30 đến 35% tổng nguồn huy động).
2.2.3.2 Hoạt động cho vay
Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây là một chi nhánh có điểm xuất phát thấp, số người đông, trình độ cán bộ không đồng đều, công nghệ chưa được hiện đại, địa bàn hoạt động rộng, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua với sự nỗ lực của toàn chi nhánh đã thực hiện tốt phương châm “đi vay để cho vay”, tập trung đẩy mạnh công tác tiếp thị, sắp xếp và phân công cán bộ tín dụng có năng lực phù hợp với từng doanh nghiệp, từng đối tượng khách hàng, ngành nghề, đồng thời tìm kiếm khách hàng mới có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh ổn định để thiết lập quan hệ. Kết quả là trong năm 2007 đã có thêm nhiều doanh nghiệp mới vay vốn với khối lượng lớn, nhiều hộ sản xuất KD phát triển tốt từ các tổ chức tín dụng khác đến quan hệ kinh doanh với ngân hàng. Kết quả bảng 2 cho thấy tình hình cho vay qua các năm 2005-2007 như sau:
Bảng 2: Tình hình cho vay qua các năm 2005- 2007
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Doanh số cho vay
6.299.000
8.824.000
11.890.000
Doanh số thu nợ
5.706.000
7.774.000
10.416.000
Tổng dư nợ
4.233.501
5.283.013
6.757.115
Nợ quá hạn
407.274
441.224
229.540
Nguồn: Báo cáo cân đối của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây
* Doanh số cho vay
Dựa vào bảng 2 ta nhận thấy doanh số cho vay của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2005 đạt 6.299.000 triệu đồng, so với năm 2004 tăng 870.000 triệu đồng. Năm 2006 doanh số cho vay đạt 8.824.000 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 2.525.000 triệu đồng. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 11.890.000 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 3.068.000 triệu đồng. Qua ba năm gần đây, tốc độ tăng doanh số cho vay của chi nhánh tăng trưởng khá.
* Doanh số thu nợ
Vì mục tiêu của công tác tín dụng là an toàn vốn và có lợi nhuận, cho vay phải đảm bảo thu được cả gốc và lãi, do vậy mà công tác thu nợ rất được quan tâm một cách đúng mức, doanh số thu nợ cũng tăng lên tương ứng với doanh số cho vay. Cụ thể: năm 2005 đạt 5.706.000 triệu đồng, tăng 989.000 triệu đồng so với năm 2004. Năm 2006, doanh số thu nợ đạt 7.774.000 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 2.068.000 triệu đồng. Năm 2007 doanh số thu nợ là 10.416.000 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 2.642.000 triệu đồng.
* Dư nợ
Năm 2005 đạt 4.233.501 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 593.000 triệu đồng. Năm 2006 dư nợ đạt 5.283.013 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 1.049.512 triệu đồng. Năm 2007 đạt 6.757.115 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 1.474.102 triệu đồng.
* Nợ quá hạn
Nhìn vào bảng 2 có thể nhận thấy rằng nợ quá hạn các năm thấp. Năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 2.9% trên tổng dư nợ sang đến năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 1.9% trên tổng dư nợ. Năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 3.4%. Sở dĩ nợ quá hạn giảm do các ngân hàng cơ sở thường xuyên tổ chức phân tích nợ quá hạn, nợ đến hàng tháng đến từng khách hàng đưa ra các biện pháp tích cực để thu hồi nợ nên kết quả thu nợ đạt khá ngăn chặn được nợ quá hạn phát sinh.
* Hệ số sử dụng vốn
Hệ số sử dụng vốn là một chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn ngân hàng huy động được thì sử dụng được bao nhiêu đồng. Đây là một chỉ tiêu đánh giá hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả hay không. Hệ số này được tính bằng cách lấy dư nợ cho vay chia cho tổng số vốn huy động được. Kết quả ở bảng sau cho ta thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng trong thời gian qua.
Bảng 3: Hiệu quả sử dụng vốn của NHNo&PTNT
tỉnh Hà Tây từ 2005-2007
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2005-2007
Qua bảng 5, ta thấy hệ số sử dụng vốn của ngân hàng qua các năm đều cao từ 80%-100%, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng rất cao. Điều này cũng có thể giải thích rằng việc cho vay của ngân hàng được mở rộng nhanh hơn so với tốc độ huy động các nguồn lực trong dân cư.
Tóm lại: Hoạt động cho vay của ngân hàng được cởi mở do các quy định trong các năm gần đây thông thoáng, việc giao quyền tự chủ cho các NHTM tự chịu trách nhiệm vào việc cho vay nhưng tìm được khách hàng trong điều kiện cạnh tranh như bây giờ là rất khó khăn.
Để đảm bảo tăng trưởng dư nợ, an toàn tài sản và con người mặt khác đời sống CBCNV trong toàn cơ quan được cải thiện, đòi hỏi buộc ngân hàng có biện pháp đa dạng hoá các cách cho vay, đáp ứng nhiều nhu cầu cho nhiều loại khách hàng có như vậy ngân hàng mới tung được sản phẩm mới vào thị trường một cách hoàn hảo.
2.2.3.3 Các hoạt động khác
* Nghiệp vụ bảo lãnh
Tổng giá trị bảo lãnh trong nước đến 31/12/2007 là 93 món đạt 39,6 tỷ. Đóng góp của nghiệp vụ này vào doanh thu của ngân hàng là 289 triệu đồng chiếm tỉ trọng 0,19% trong tổng thu nội bảng, tăng 61 triệu so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tăng là: 13,8%. Hoạt động bảo lãnh các năm cho thấy: toàn bộ giá trị bảo lãnh trong năm được an toàn, không phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh thay doanh nghiệp. Hoạt động đã góp phần cho sự thành công của nhiều doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp trúng thầu nhiều dự án vừa, nhỏ và lớn. Do vậy, các nhà thầu đã tăng được sản lượng, mở rộng sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm và đời sống cho cán bộ công nhân viên.
* Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ
Tổng khối lượng ngoại tệ mua bán trong năm 2005 đạt 50,7 triệu USD, trong đó riêng USD đạt doanh số mua bán 50 triệu. Năm 2006, khối lượng mua bán ngoại tệ đạt 68,2 triệu USD, tăng hơn năm trước 17,5 triệu USD trong đó riêng USD đạt doanh số mua bán 65 triệu USD, tăng hơn năm trước 15 triệu USD. Năm 2007 khối lượng mua bán ngoại tệ đạt 109 triệu USD, tăng so với năm trước 41 triệu USD trong đó USD đạt doanh số mua bán 105 triệu USD, tăng so với năm trước 40 triệu USD.Với mục tiêu phục vụ khách hàng là chính, nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thanh toán về ngoại tệ của khách hàng NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây luôn cân đối tài chính sáng suốt trong kinh doanh ngoại tệ đảm bảo tài chính mặt khác luôn là địa chỉ đảm bảo ngoại tệ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế:
Khối lượng thanh toán quốc tế trong năm 2005 đạt 128 món với tổng giá trị 42,414 triệu USD. Năm 2006 tổng khối lượng thanh toán quốc tế đạt 323 món với...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status