Nghiên cứu mô hình thu phí nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Nghiên cứu mô hình thu phí nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ .3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .4
PHẦN MỞ ĐẦU .5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔ HÌNH THU PHÍ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM .9
1.1. Một số khái niệm .9
1.1.1. Nước thải công nghiệp 9
1.1.2. Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 10
1.1.3. Phí thải .12
1.2. Cơ sở lý luận của mô hình quản lý môi trường bằng công cụ thu phí nước thải công nghiệp .13
1.2.1. Cơ sở kinh tế của việc xây dựng mô hình thu phí nước thải công nghiệp 13
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý môi trường bằng công cụ thu phí nước thải công nghiệp .15
1.3. Phí nước thải công nghiệp theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP của
Chính Phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ngày 13/06/2003 .17
1.3.1. Các nguyên tắc và đối tượng nộp phí 17
1.3.2. Mức phí và cách thức thu phí 18
1.3.3. Tác dụng của công cụ phí thải .23
1.4. Tổ thu phí nước thải công nghiệp .24
1.5. Kinh nghiệm tổ chức thu phí nước thải .25
1.5.1. Kinh nghiệm của các địa phương ở Việt Nam .25
1.5.2. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới .28
1.6. Tiểu kết chương I .31
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH PHÍ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI NAM ĐỊNH .32
2.1. Giới thiệu về tỉnh Nam Định .32
2.1.1. Vị trí địa lý .32
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội .35
2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Nam Định .37
2.3. Thực trạng thu phí nước thải công nghiệp ở tỉnh Nam Định .41
2.3.1. Về cách thức tổ chức thu phí .41
2.3.2. Về mức phí .42
2.3.2. Về phân bổ các nguồn thu .43
2.4. Đánh giá hiệu quả của mô hình thu phí nước thải công nghiệp trên địa bản tỉnh Nam Định 45
2.4.1. Hiệu quả kinh tế .45
2.4.2. Hiệu quả môi trường .49
2.4.3. Đánh giá chung .51
2.5. Tiểu kết chương II .54
CHƯƠNG III. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU PHÍ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH .55
3.1. Giải pháp quản lý .55
3.2. Giải pháp kinh tế 58
3.3. Giải pháp kĩ thuật .60
3.4. Giải pháp nâng cao nhận thức .62
3.5. Tiểu kết chương III 64
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . .67
PHỤ LỤC .69
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c sử dụng hệ thống phí nước thải công nghiệp không có tính chất khuyến khích bởi suất phí và lệ phí thấp. Việc tăng suất phí và lệ phí đối với các chất gây ô nhiễm nguồn nước bởi các ngành công nghiệp đã bị phản đổi kịch liệt vì họ không muốn phải chịu thêm gánh nặng về tài chính. Đây là điểm yếu của hệ thống phí và lệ phí của Pháp. Người gây ô nhiễm sẵn sàng thực hiện các biện pháp chống ô nhiễm nếu họ được giúp đỡ về mặt tài chính nhưng lại không muốn chịu các khoản đóng góp cao hơn để tạo nguồn cho sự hỗ trợ tài chính này.
Tóm lại so với thế giới việc áp dụng công cụ thu phí nước thải công nghiệp ở nước ta còn mới mẻ, còn gặp nhiều khó khăn và chưa đem lại hiệu quả cao. Chúng ta cần nghiên cứu cách thu phí của các nước, xem xét ưu điểm và nhược điểm của họ để đưa ra được một cách thu phí hiệu quả nhất đối với tình hình phát triển của nước ta bây giờ.
Tiểu kết chương I.
Tóm lại chương I của chuyên đề đã trình bày các khái niệm về nước thải công nghiệp, về phí thải và các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, qua đó để ta thấy được sự cần thiết phải áp dụng các công cụ kinh tế trong việc bảo vệ môi trường. Sau đó chuyên đề trình bày cơ sở lý luận của mô hình quản lý môi trường bằng công cụ thu phí nước thải công nghiệp để tìm hiểu cơ sở để các nhà hoạch định chính đưa ra mức phí tối ưu đối với nước thải công nghiệp. Và chuyên đề còn đi sâu vào tìm hiểu Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ngày 13/06/2003, tìm hiểu kinh nghiệm thu phí nước thải công nghiệp của các địa phương tại Việt Nam và của các nước trên thế giới. Để từ đó chúng ta có thể rút ra được ưu, nhược điểm của mô hình này, so sánh với cách thức thu phí của các nước trên thế giới, xây dựng mô hình thu phí mới đạt hiệu quả cao hơn, phù hợp hơn. Đồng thời đây cũng là nền tảng để chúng ta có thể so sánh với mô hình thu phí nước thải công nghiệp của các cơ sở sản suất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định được trình bày ở chương II.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH PHÍ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI NAM ĐỊNH.
2.1. Giới thiệu về tỉnh Nam Định.
2.1.1. Vị trí địa lý.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định
Nam Định thuộc đồng bằng sông Hồng, ở vĩ độ: 19o54' đến 20o40' độ vĩ bắc, kinh độ: 105o55' đến 106o45' độ kinh đông. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển Đông ở phía Đông.
Diện tích: 1.669 km2, bằng 0,5% diện tích cả nước và 11,12% đồng bằng Bắc Bộ. Dân số trung bình năm 2006 là 1.975.181 người, trong đó dân số nông thôn chiếm 83,9%, thành thị chiếm 16,1%, mật độ dân số bình quân gần 1.197 người/km2, cao hơn mật độ bình quân của cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng. Quy mô dân số thành thị những năm gần đây tăng nhanh hơn dân số vùng nông thôn. Đây là chiều hướng phù hợp với quá trình đô thị hóa đang phát triển.
Địa hình chủ yếu là đồng bằng ven biển. Phía Đông Nam là bãi bồi và một ít đồi núi thấp ở Tây Bắc. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Nam Định nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700 – 1800 mm. Nhiệt độ trung bình: 23,5oC, số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%. Hướng gió chính là Đông Nam và Đông Bắc. Khí hậu Nam Định nhìn chung thuận lợi cho môi trường sống con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch.
Tài nguyên khoáng sản bước đầu đã được khảo sát xác định. Khoáng sản cháy bao gồm than nâu nằm ở Giao Thủy, dầu mỏ và khí đốt đang được thăm dò tìm kiếm ở thềm lục địa Giao Thủy.
Khoáng sản kim loại: có các vành phân tán Inmenit, Ziarcon, Monazite và quặng Titan, Zicon. Các nguyên liệu sét bao gồm sét làm gốm sứ, sét gạch ngói, sét làm bột màu. Fenspat phân bố tại núi Phương Nhi (huyện Ý Yên), núi Gôi (huyện Vụ Bản). Có thể khai khác làm phụ gia sản xuất gốm sứ.
Cát xây dựng: có mỏ cát nhỏ Quất Lâm dài 25km, rộng 50 – 200m và dày 2,5 – 3m. Nước khoáng ở Núi Gôi – Vụ Bản và Hải Sơn – Hải Hậu.
Như vậy Nam Định có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí, than, gốm sứ và vật liệu xây dựng.
Tài nguyên nước mặt và nước ngầm: Về nước mặt: bao gồm cả nước mặn và nước ngọt. Nước ngọt được cung cấp bởi hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Đào, sông Ninh Cơ… và nước mặn được cung cấp từ vùng ven biển của 3 huyện phía nam tỉnh. Nước ngầm cũng bao gồm nước nặm và nước ngọt.
Tài nguyên biển và rừng: bờ biển Nam Định dài 72 km thuộc 3 huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Ở đây có vườn quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4 của sông lớn: Ba Lạt, Đáy, Lạch Giang, Hà Lạn.
Biển Nam Định nông và bằng phẳng. Độ sâu tăng dần từ trong ra ngoài khoảng 3m/100m. Biển có tiềm năng hải sản rất lớn, nhưng hiện nay mới khai thác được trong khoảng diện tích hơn 10.200 km2, chưa khai thác hết phần lục địa và chưa vươn xa được ra vùng biển quốc tế.
Nam Định là tỉnh có tiềm năng lớn về nguồn lợi thủy sản ở cả ba vùng nước ngọt, nước lợ và nước nặm. Trữ lượng cá khoảng 157.500 tấn, chiếm 20% tổng trữ lượng cá vịnh Bắc Bộ, khả năng cho phép khai thác 70.000 tấn, ngoài ra còn có tôm, mực và các loại hải sản khác. Tổng diện tích mặt nước có thể phát triển nuôi trồng thủy sản là 14.223,7 ha.
Ven biển có gần 5.000 ha rừng, trong đó có gần 3.000 ha rừng ngập mặn, là nơi có nhiều loài chim quý hiếm di trú theo mùa. Vườn quốc gia Xuân Thủy được Chính phủ phê duyệt vào ngày 2/1/2003, là nơi tham gia công ước quốc tế Ramsar đầu tiên ở Đông Nam Á.
Nam Định là nơi rất thuận lợi để phát triển các ngành chăn nuôi, đánh bắt hải sản và phát triển du lịch.
Biển có độ mặn cao, ven biển có nhiều cánh đồng muối lớn, tiêu biểu là cánh đồng muối thuộc các xã Hải Lý, Hải Triều, Hải Chính (huyện Hải Hậu), Bạch Long (huyện Giao Thủy), Nghĩa Phúc (huyện Nghĩa Hưng)… Nam Định là vùng trọng điểm sản xuất muối của miền Bắc.
Tỉnh Nam Định được phân thành 10 đơn vị hành chính cấp 2, bao gồm: 1 thành phố: Nam Định và 9 huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế.
Trong những năm vừa qua kinh tế của Nam Định luôn đạt mức tăng trưởng khá liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, xuất hiện một số ngành kinh tế phát triển nhanh có tính bứt phá. GDP trong giai đoạn 2004 – 2008 tăng bình quân 7,65%, GDP bình quân đầu người đạt 5,3 triệu đồng (khoảng 350 USD), ngành công nghiệp xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20,4%/năm, công nghiệp cơ khí tăng 28%..., đã hình thành một số ngành cơ khí chủ lực có khả năng phát triển và cạnh tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status