Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HÓA 2
1.1 Tổng quan về công ty cổ phần tổng bách hóa 2
1.1.1 Quá trình hình thành phát triển 2
1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và nhân sự 4
1.1.3 Cơ cấu vốn điều lệ của công ty và các chi nhánh 19
1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các hoạt động chủ yếu của công ty 21
1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây 23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HÓA 25
2.1 Khái quát về hoạt động nhập khẩu của công ty 25
2.1.1 Kim ngạch và mặt hàng xuất nhập khẩu 25
2.1.2 Thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty 30
2.1.4 Hình thức nhập khẩu và cách phân phối của công ty 32
2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty 34
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY 38
3.1 Đánh giá hoạt động nhập khẩu 38
3.1.1 Những kết quả đạt được 38
3.1.2 Những hạn chế trong hoạt động nhập khẩu 40
3.2. Nguyên nhân của những hạn chế 41
3.2.1 Nguyên nhân khách quan 41
3.2.2 Nguyên nhân thuộc doanh nghiệp 43
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 44
4.1 Định hướng cho hoạt động nhập khẩu của công ty 44
4.2 Một sô giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty 45
4.2.1 Giải pháp từ phía công ty 45
4.2.2 Một số kiến nghị đối với nhà nước 51
KẾT LUẬN 54
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hoạt động này nên giá trị nhỏ hơn so với giá trị nhập khẩu. Cụ thể năm 2006 xuất khẩu chỉ đạt 234.000 USD chiếm 3,76%; năm 2007 đạt 421.000 USD chiếm 6,55%; năm 2008 đạt 367.000 USD chiếm 6,25%; năm 2009 đạt 540.000 USD chiếm 6,67%.
Sau đây là cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty giai đoạn 2006 - 2009
Bảng 2.2. Cơ cấu nhập khẩu theo nhóm mặt hàng giai đoạn 2006 - 2009
Đơn vị: triệu USD
Năm
Mặt hàng
2006
2007
2008
2009
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Sắt thép
2,39
40
2,49
41,66
2,06
37,5
4,19
55,55
Bột giấy
1,19
20
1,5
25
0,67
12,5
2,09
27,77
Phân bón
1,79
30
1,75
29,16
2,406
43,75
0,75
10
Mặt hàng khác
0,59
10
0,25
4,18
0,34
6,25
0,5
6,68
Tổng
5,98
100
6
100
5,5
100
7,55
100
Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp I
Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta có thể thấy sắt thép là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty, thường chiếm tỉ trọng khoảng 40% kim ngạch nhập khẩu của công ty và có xu hướng gia tăng hàng năm về cả giá trị và tỉ trọng: từ 2,39 triệu USD năm 2006 chiếm 40% lên 2,49 triệu USD năm 2007 chiếm 41,66%, 2,06 triệu USD năm 2008 chiếm 37,5% và đạt 4,19 triệu USD năm 2009 chiếm 55,55% tổng kim ngach nhập khẩu của công ty. Sắt thép là mặt hàng nhập khẩu truyền thống và có thế mạnh của công ty nên luôn được đầu tư để phát triển. Công ty đã xây dựng được mạng lưới phân phối thép rộng lớn và có các đối tác làm ăn lâu dài, do đó kinh doanh sắt thép luôn được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, nước ta đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, xây dựng cơ sở hạ tầng đang phát triển do đó nhu cầu tiêu thụ sắt thép là rất lớn. Bên cạnh đó, công ty có lợi thế về tài sản cố định, cũng chính nguồn tài sản này đã làm nên nguồn lợi nhuận của công ty, tạo cơ hội tín chấp để vay vốn ngân hàng trong nhiều năm qua, đã giúp công ty vay vốn ở nhiều nơi, với lượng vốn cao, đáp ứng nhu cầu kinh doanh nhập khẩu sắt thép, là mặt hàng cần nguồn vốn lớn.
Đứng thứ hai là mặt hàng bột giấy, mặt hàng này cũng có xu hướng tăng lên qua các năm do công ty ngày càng có nguồn vốn lớn để đầu tư. Ngoài ra, ngành giấy Việt Nam đang mất cân đối nghiêm trọng giữa sản xuất giấy và sản xuất bột. Nguyên nhân là do nước ta chưa có các dự án sản xuất bột giấy có công suất lớn (trên 100.000 tấn/năm), trong khi phát triển rừng nguyên liệu giấy như hiện nay chưa thể đáp ứng được nguyên liệu cho sản xuất bột. Bên cạnh đó, sản xuất bột giấy đòi hỏi công nghệ phức tạp, đầu tư cao, tiêu tốn nhiều nguyên nhiên vật liệu và hoá chất; đồng thời, lượng phế thải lớn gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các chất thải lỏng nên vượt quá khả năng của các nhà đầu tư Việt Nam. Các nhà máy sản xuất bột công suất nhỏ, mang tính tự phát như hiện nay đang là vấn nạn về ô nhiễm môi trường và hoàn toàn không có khả năng gia tăng một cách đáng kể để giảm sự mất cân đối cung cầu bột giấy. Do vậy, việc đầu tư vào nhập khẩu bột giấy là một hướng đi đúng cho công ty. Điều này được thể hiện qua sự gia tăng cả về tỉ trọng và giá trị nhập khẩu bột giấy: từ 1,19 triệu USD năm 2006 chiếm 20% lên đến 2,09 triệu USD năm 2009 chiếm 27,77% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty.
Riêng mặt hàng phân bón thì tăng dần đến năm 2008, sang năm 2009 thì công ty hạn chế nhập khẩu mặt hàng này do trong nước có nhiều nhà máy sản xuất phân bón đi vào hoạt động, đáp ứng khá đủ nhu cầu trong nước, có khả năng thay thế hàng nhập khẩu. Ngoài ra, do tập trung vốn để đầu tư nhập khẩu sắt thép và bột giấy nên giá trị nhập khẩu phân bón bị giảm sút từ 1,79 triệu USD năm 2006 chiếm 30% xuống chỉ còn 0,75 triệu USD chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu của công ty.
Công ty luôn chú trọng về chất lượng sản phẩm nhập khẩu sao cho đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng, giữ uy tín cho công ty, đa dạng hoá chủng loại, Công ty cũng đã chú trọng hơn đến vấn đề mở rộng thêm các mặt hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở thị trường trong nước. Chính điều đó đã đem lại hiệu quả lớn hơn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty.
2.1.2. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa ngày càng phong phú, không chỉ phục vụ cho các khách hàng trong ngành sản xuất mà còn phục vụ cho người tiêu dùng trực tiếp với thị trường nhập khẩu hàng hóa rất đa dạng khắp nơi trên thế giới. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty chủ yếu trong khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapo, chỉ có một thị trường ở Châu Âu đó là Đức. Trong đó, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản là những thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty và là những thị trường truyền thống của công ty. Việc phát huy quan hệ đối tác làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp của 3 thị trường này được công ty chú trọng, cùng với đó là công ty mở rộng thêm những thị trường kinh doanh mới ở khắp nơi trên thế giới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Giá trị nhập khẩu qua các năm từ các thị trường Đức, Nhật, Trung Quốc lớn do Công ty nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu các mặt hàng có giá trị cao như: sắt thép, máy móc, vật liệu, phân bón
Bảng 2.3. Các thị trường nhập khẩu chính của công ty
Đơn vị: 1000 USD
Năm
Thị trường
2006
2007
2008
2009
Giá trị
Tỉ
trọng
(%)
Giá trị
Tỉ
trọng
(%)
Giá trị
Tỉ
trọng
(%)
Giá trị
Tỉ
trọng
(%)
Trung Quốc
2.059
34,39
2.186
36,43
1127
20,49
2009,7
26,59
Đức
1.934
32,31
1.836
30,6
1.062
19,31
1.543
20,42
Nhật Bản
843
14,08
906
15,1
1.462
26,58
2.068
27,36
Malaysia
639,5
10,68
786
13,1
1128,7
20,52
909,6
12,03
Singapo
510,5
8,52
286
4,77
720.3
13.1
1025.7
13,57
Tổng
5.986
100
6.000
100
5.500
100
7.556
100
Nguồn: Phòng Kinh doanh tổng hợp I
Từ bảng trên ta có thể thấy được thị trường nhập khẩu của công ty chủ yếu là các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapo, vì các thị trường này có những đặc điểm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và khả năng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, ngoài ra còn có Đức cũng là một thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty. Trung Quốc, Đức và Nhật Bản là các thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty, với thị phần lớn, trên 65% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Trong hai năm 2006 và 2007, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty với giá trị nhập khẩu năm 2006 là 2,059 triệu USD chiếm 34,39% và 2,186 triệu USD năm 2007 chiếm 36,43%; tiếp theo đó là thị trường Đức với 1,934 triệu USD năm 2006 chiếm 32,31% và 1,836 triệu USD năm 2007 chiếm 30,6%. Nhật Bản là thị trường lớn thứ ba với thị phần là 14,08% và 15,1% lần lượt trong hai năm 2006 và 2007. Đứng thứ tư là Malaysia với thị phần là 10,68% và 13,1%. Tiếp đến là đảo quốc Singapo với 8,52% năm 2006 và 4,77% năm 2007. Năm 2008 và 2009 thì Nhật Bản trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty với 1,462 triệu USD năm 2008 chiếm 26,58% và 2,068 triệu USD năm 2009 chiếm 27,36%. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai sau Nhật Bản với 1,127 ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status