Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015 - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015



Hoạt động Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng 5 năm qua đã góp phần giúp các doanh nghiệp cải tiến quản lý, áp dụng công nghệ quản lý mới để nâng cao năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh - dịch vụ góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoach kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010 của tỉnh, đồng thời góp phần ổn định thị trường, ngăn chặn có hiệu quả việc sản xuất kinh doanh hàng kém chất lượng, hàng giả, ngăn chặn các hành vi gian dối về đo lường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh chân chính.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ức và tận dụng được cơ hội cho sự phát triển đòi hỏi các DNNVV phải có “sức khỏe” tốt – đó chính là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Trong môi trường kinh doanh rộng lớn, mỗi một lĩnh vực kinh doanh sẽ có nhiều DNNVV tham gia và đưa sản phẩm của mình ra thị trường, như vậy sẽ có sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển trên mọi khía cạnh, nhưng về cơ bản sẽ là cạnh tranh trên bốn lĩnh vực sau:
Thứ nhất: Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.
Đời sống càng cao thì con người càng có yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa. Để được chấp nhận trên thị trường, các DNNVV phải tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm theo nghĩa rộng, không chỉ là những tính chất lý, hóa học cấu thành nên giá trị vật chất của sản phẩm, mà còn bao hàm cả những yếu tố cấu thành nên giá trị vô hình của sản phẩm như thương hiệu, uy tín của sản phẩm đối với người tiêu dùng... Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển trên thị trường, DNNVV vừa phải cải thiện giá trị vật chất của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho người sử dụng; vừa phải đầu tư để tạo ra và giữ được giá trị vô hình của sản phẩm. Theo yêu cầu của hội nhập KTQT, một loại rào cản được các tổ chức quốc tế chấp nhận và chắc chắn sẽ ngày càng được sử ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong điều kiện nền kinh tế phát triển là rào cản kỹ thuật. Tất cả các rào cản thương mại khác (rào cản về thuế quan, hạn ngạch, về giấy phép, về tỷ lệ nội địa hóa...) sẽ dần được xóa bỏ thông qua những thỏa thuận từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương, nhưng rào cản kỹ thuật sẽ ngày càng khắt khe hơn. Đây chính là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển.
Rào cản kỹ thuật là những yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm khi đưa ra thị trường như các quy định phải đạt đựơc tiêu chuẩn mang tính chất quốc tế (ISO 9000, ISO 9001, ISO 9002, ISO 14000...); các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm; đặc biệt là thương hiệu sản phẩm. Tạo ra sản phẩm có thương hiệu đã khó, gây dựng uy tín thương hiệu sản phẩm và giữ được uy tín đó càng khó khăn gấp bội trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của hội nhập KTQT.
Thứ hai: Cạnh tranh về giá cả.
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu. Khi thị trường cung càng lớn trong điều kiện hội nhập, nếu với chất lượng như nhau, sản phẩm nào có giá thấp hơn sẽ có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường. Muốn hạ giá bán sản phẩm, các doanh nghiệp phải giảm chi phí đầu vào để đảm bảo lợi nhuận không bị giảm, tạo nên yếu tố cạnh tranh quan trọng giữa các doanh nghiệp. Đứng trên góc độ một doanh nghiệp, cơ sở để tính giá thành sản phẩm sẽ là tổng chi phí tạo ra giá trị vật chất và giá trị vô hình của sản phẩm.
Chi phí hình thành giái trị vật chất của sản phẩm bao gồm tổng chi phí cho các yếu tố đầu vào: chi phí mua nguyên nhiên vật liệu, chi phí thuê lao động và chi phí quản lý, chi phí cho vốn, chi phí cho công nghệ. Chi phí hình thành giá trị vô hình của sản phẩm bao gồm toàn bộ chi phí cho hoạt động xúc tiến thương mại: tạo thương hiệu sản phẩm, xú tiến mua, xúc tiến bán.
Thứ ba : Cạnh tranh về công nghệ.
Yếu tố tác động chủ yếu đến chất lượng sản phẩm là tiến bộ khoa học công nghệ mà DNNVV có được. Muốn đổi mới công nghệ, DNNVV phải có vốn lớn để đầu tư, sở hữu những tri thức tiến bộ và xây dựng một chiến lược kinh doanh hiện đại. DNNVV có thể sử dụng nhiều biện pháp để có đủ năng lực đổi mới công nghệ như: liên doanh, huy động vốn trên thị trường tài chính đáp ứng nhu cầu mua công nghệ mới, đầu tư nguồn nhân lực có trình độ tri thức cao đủ sức đổi mới công nghệ... Tùy theo chủng loại sản phẩm tham gia cạnh tranh trên thị trường mà sự đòi hỏi đổi mới công nghệ ở mức độ khác nhau, bao gồm công nghệ liên quan đến giá trị vật chất của sản phẩm và công nghệ liên quan đến giá trị vô hình của sản phẩm. Trong một số trường hợp, giá trị vô hình của sản phẩm lại có ý nghĩa rất quan trọng ở môi trường cạnh tranh.
Thứ tư: Cạnh tranh về thị trường tiêu thụ.
Nếu các điều kiện khác như nhau, thì vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm lại trở nên đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, điều kiện kinh doanh càng hiện đại, môi trường cạnh tranh càng khốc liệt thì xúc tiến thương mại càng trở nên cần thiết nhằm chiếm lĩnh và tăng thị phần trên thị trường. Trong điều kiện tổng cầu của thị trường cố định, càng nhiều doanh ghiệp tham gia vào thị trưòng cung thì mức độ cạnh tranh càng cao. Muốn chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp thực hiện những biện pháp xúc tiến thương mại.
Như vậy, hoạt động của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập KTQT đã có sự thay đổi về chất. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, hành vi mua sắm của khách hàng, đưa ra cách thức đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất... Nói cách khác, để có thể chiến thắng trong môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp phải hướng tới ba mục tiêu: lợi nhuận, vị thế, an toàn. Do đó, các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới và tăng trưởng – có nghĩa là phải có một năng lực cạnh tranh tốt.
1.2.2 Tình hình phát triển các DNNVV.
Trong số 131.332 doanh nghiệp hoạt động vào cuối năm 2006, xấp xỉ 97% có không quá 300 lao động, và 87,1% có số vốn không quá 10 tỷ đồng, và vì vậy, có thể định nghĩa theo hai tiêu thức là DNNVV. Đơn giản hơn, các DNNVV, dù tồn tại dưới hình thức sở hữu nào, cũng chiếm đại đa số trong khu vực doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều DNNVV có xu hướng đăng ký rất nhiều ngành nghề kinh doanh. Khi ĐKKD, họ đăng ký một danh sách rất dài các ngành nghề kinh doanh; do đó rất khó có thể thống kê chính xác về DNNVV theo ngành nghề kinh doanh. Theo ước tính, khoảng 40% các doanh nghiệp hoạt động theo lĩnh vực thương mại, 21% trong lĩnh vực sản xuất và 14% trong lĩnh vực xây dựng. Các con số thống kê chính thức chỉ ra rằng, vào cuối năm 2006, trung bình một doanh nghiệp được xếp vào DNNVV ở Việt Nam có 14 lao động với số vốn đăng ký là 7 tỷ VND (khoảng 430.000 USD).
Bảng 2.2 : Số lượng DNNVV phân theo quy mô vốn và hình thức sở hữu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
DNNN (<10 tỷ)
2.496
2.040
1.763
1.364
1.091
874
740
DN ngoài quốc doanh (<10 tỷ)
33.433
41.967
51.770
59.888
77.374
96.177
112.321
DN có vốn FDI (<10 tỷ)
376
663
683
743
955
1.182
1.297
(Nguồn: Tổng cục thống kê_ thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2002 - 2007)
Nghị định 90 định nghĩa DNNVV là doanh nghiệp có vốn đăng ký không quá 10 tỷ VND. Nhưng theo số liệu cung cấp ở bảng trên, dựa vào số liệu của tổng cục thống kê, mô tả DNNVV là những doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ VND.
Dựa vào tiêu chí về quy mô vốn, tỷ trọng các doanh nghiệp nhỏ với số vốn dưới 10 tỷ đồng đã giảm từ 54% năm 2000 xuống còn 29% vào năm 2006. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status