Chất lượng sản phẩm với việc nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty 22 - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Chất lượng sản phẩm với việc nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty 22



Bất kỳ một sản phẩm nào cũng có hệ thống chỉ tiêu chất lượng cho sản phẩm đó. Hệ thống chỉ tiêu này được trung tâm đo lường nhà nước phê chuẩn. Để đánh giá chất lượng sản phẩm đó có đạt tiêu chuẩn hay không người ta phải dựa vào hệ thống chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm đó.
Sản phẩm bánh kẹo thuộc sản phẩm thực phẩm nên để đánh giá chất lượng của sản phẩm này ta phải dựa trên các chỉ tiêu lý, hoá, chỉ tiêu vệ sinh. Ngoài ra, ta còn phải dựa vào cảm quan để đánh giá. Nếu tất cả các chỉ tiêu đó đều đạt thì sản phẩm đó mới được coi là đạt yêu cầu chất lượng.
Công ty 22 dựa trên tình hình nghiên cứu thị trường và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên tiềm lực về máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tay nghề công nhân. đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, chỉ tiêu chất lượng nhà nước và đã đăng ký với trung tâm đo lường chất lượng nhà nước, được trung tâm cho phép sản xuất các loại bánh kẹo theo tiêu chuẩn đã đăng kí.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ợng sản phẩm và khả năng cạnh tranh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chất lượng sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng nhất để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao tạo điều kiện quan trọng cho tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Một doanh nghiệp có hệ thống chất lượng tiên tiến thích hợp sẽ là điều kiện để đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu tăng khả năng cạnh tranh.
Nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế mở như hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tìm được thế mạnh cạnh tranh của mình. Chất lượng sản phẩm là một trong những chiến lược cạnh tranh cơ bản của rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Nhờ chất lượng sản phẩm dịch vụ cao làm tăng danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp, giữ được khách hàng cũ, thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng thị trường, tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp…Trong nền kinh tế bao cấp khi cung nhỏ hơn cầu, người tiêu dùng không có quyền lựa chọn, họ phải mua các mặt hàng thiết yếu bất kể chất lượng tốt xấu. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng có quyền lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng thanh toán của họ. Với điều kiện giá cả không còn là mối quan tâm duy nhất của người tiêu dùng thì chất lượng là công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhất của người sản xuất. Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm, làm cho sản phẩm chiếm được sự mến mộ của khách hàng, tạo nên tài sản vô hình cho doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đồng nghĩa với nâng cao tính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quá trình, đổi mới, cải tiến các hoạt động, giảm những lãng phí, phế phẩm hay công việc phải sửa lại. Kết quả là một chuỗi các phản ứng: giảm chi phí, tăng mức thoả mãn nhu cầu, thu hút thêm khách hàng, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo nhiều việc làm, thoả mãn nhu cầu của người lao động.
Tăng khả năng cạnh tranh là tạo ra ngày càng nhiều hơn các ưu thế về tất cả các mặt: giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm tiêu thụ được nhiều hơn, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng cơ cấu sản phẩm, tăng thị phần chiếm lĩnh thị trường mới, tăng sức mạnh kinh tế, nâng cao thu nhập của người lao động, tăng khả năng tái đầu tư phát triển tài sản và quá trình. Điều đó lại tạo điều kiện cho năng suất, chất lượng tăng lên và nó lại tiếp tục làm tăng khả năng cạnh tranh.
Nâng cao khả năng cạnh tranh là nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, vì vậy phải sử dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau và nâng cao chất lượng sản phẩm được coi là biện pháp “ số một”. Như vậy, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ tỉ lệ thuận, bổ sung cho nhau, tạo điều kiện cho nhau trong chiến lược phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Công thức cạnh tranh sau đây cho thấy tác động của năng suất chất lượng đến khả năng cạnh tranh của các nước và các doanh nghiệp.
Tài sản cạnh tranh x Quá trình cạnh tranh = Khả năng cạnh tranh trên thế giới
- Cơ sở hạ tầng - Chất lượng - Thị phần
- Tài chính - Thời gian - Lợi nhuận
- Công nghệ - Thoả mãn khách hàng - Tăng trưởng
- Con người - Dịch vụ - Tính dài hạn
Như vậy, cạnh tranh trước hết là khả năng cạnh tranh về tất cả các yếu tố sản xuất, cạnh tranh về quá trình nhằm sử dụng các nguồn lực tiết kiệm hơn, có hiệu quả hơn nhưng tạo ra chất lượng cao hơn thoả mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất. Theo quan niệm truyền thống, khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào những lợi thế so sánh về nguồn tài nguyên và nhân lực. Nhưng ngày nay điều này không thể giải thích được cho các nước có nguồn tài nguyên cùng kiệt nàn nhưng khả năng cạnh tranh lại cao do năng suất cao hơn, sử dụng tối ưu các nguồn lực. Để hiểu hơn về công thức trên, ta quan sát sơ đồ 2
Sơ đồ 2: Tác động của năng suất, chất lượng đến khả năng cạnh tranh
Cạnh tranh cao hơn
- Sức mạnh cạnh tranh được duy trì
- Thị phần cao hơn
Phần phân phối lớn hơn
- Lượng cao hơn
- Lợi nhuận cao hơn
- Đầu tư cao hơn
Đáp ứng nhu cầu khách hàng
- chất lượng sản phẩm
cao.
Chi phí lao động đơn vị thấp
Đầu ra lớn hơn
Chi phí thấp hơn
Tài sản
Cơ sở hạ tầng – Tài chính – Công nghệ – Con người.
Quá trình cạnh tranh
Chất lượng – Thời gian – Thoả mãn khách hàng - Dịch vụ
Sự trao đổi thông qua năng suất cao hơn
Có thể thấy khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào hai yếu tố là giảm chi phí và tăng mức thoả mãn nhu cầu. Nó phải được tạo ra từ chất lượng cao hơn trong quản lý, sử dụng tối ưu các nguồn lực thông qua tăng năng suất và hiệu quả của nguồn tài sản và các quá trình. Chất lượng cao là con đường cạnh tranh cơ bản giải quyết mâu thuẫn giữa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao với giảm chi phí sản xuất. Kết quả cuối cùng của nâng cao khả năng cạnh tranh phải là sự kết hợp đồng thời, hài hoà giữa các chỉ tiêu trước mắt và chỉ tiêu dài hạn. Nó không chỉ biểu hiện thông qua việc tăng tốc độ tăng trưởng, tăng lợi nhuận mà còn là khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường đảm bảo sự phát triển dài hạn bền vững của các doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty 22
Phần 1:Giới thiệu chung về công ty 22-Bộ quốc phòng
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty 22 có cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên trực tiếp là Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng. Công ty 22 – Bộ quốc phòng là một Doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế toàn diện, có đầy đủ tư cách pháp nhân.
Trụ sở chính đặt tại: Thị trấn Sài Đồng – Gia Lâm – Hà Nội
Điện thoại: 04 8 750 974
Ngày 22 tháng 4 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết định số 568/QPQĐ thành lập Công ty 22 – Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng. Ngày 02 tháng 7 năm 1996, Công ty 22 được cấp giấy phép kinh doanh mang số hiệu 110747 có phạm vi hoạt động trong cả nước.
Tiền thân của Công ty 22 là một xưởng sản xuất của tổng kho 205 thuộc Tổng cục Hậu cần. Vào dịp tết năm 1969 đồng chí Lương Nhân, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần tới thăm và chúc tết cán bộ, chiến sĩ Tổng kho 205. Đồng chí đã đề cập tới chủ trương xây dựng một xí nghiệp chế biến thực phẩm để phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ chiến đấu. Sau đó không lâu ngày 22 tháng 12 năm 1970 xưởng sản xuất đã đi vào hoạt động và Tổng cục Hậu cần đã cho phép đặt tên đơn vị sản xuất mới này là “ Xí nghiệp chế biến thực phẩm 22 “.
Quá trình phát triển của Công ty 22 chia làm 3 giai đoạn lớn:
Giai đoạn 1: Từ năm 1970 đến năm 1975
Ngay trong ngày cắt băng khánh thành Xí nghiệp đã đi vào hoạt động và cho ra đời một số sản phẩm. Những sản phẩm đầu tiên tuy mới chỉ là các loại mì tha...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status