Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi Nhánh Hà Nội - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
1.1. Khái quát về hoạt động cho vay của các NHTM 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại cho vay 3
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay 4
1.2. Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của NHTM. 6
1.2.1. Khái niệm và mục đích phân tích tài chính khách hàng 6
1.2.2. Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng. 7
1.2.3. Các phương pháp sử dụng để phân tích tài chính khách hàng 10
1.2.4. Quy trình phân tích tài chính khách hàng. 14
1.2.5. Nội dung phân tích tài chính khách hàng 15
1.2.5.1. Thẩm định mức độ tin cậy của báo cáo tài chính 16
1.2.5.2. Phân tích báo cáo tài chính. 17
1.2.5.3. Phân tích các tỷ số tài chính 23
1.2.6 . Nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính. 29
1.2.6.1. Nhân tố từ phía ngân hàng. 29
1.2.6.2. Nhân tố từ phía khách hàng. 30
1.2.6.3. Nhân tố khách quan khác. 31
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH HÀ NỘI. 32
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng 32
2.1.1. Lịch sử hình thành. 32
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội. 33
2.2 Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội. 38
2.2.1. Khái quát về công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội. 38
2.2.2. Nội dung phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội. 39
2.2.3.Đánh giá công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội. 51
2.2.3.1. Những thành tựu đạt được. 51
2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH HÀ NỘI. 56
3.1. Mục tiêu phát triển. 56
3.2 Một số giải pháp 57
3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 58
3.2.2 Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho công tác phân tích tài chính khách hàng. 59
3.2.3.Hoàn thiện phương pháp và nội dung phân tích. 61
3.2.4. Nâng cao trình độ công nghệ phục vụ công tác phân tích tài chính khách hàng. 62
3.2.5. Giải pháp khác. 63
3.3 Một số kiến nghị 65
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn. 65
3.3.2. Kiến nghị với NHNN. 66
3.3.3. Kiến nghị với Bộ Tài Chính. 67
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69


Tổng tài sản
Nó cho biết một đồng tài sản hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng là do các chủ nợ tài trợ. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Thông thường các ngân hàng thích tỷ lệ nợ trên tổng tài sản vừa phải, thường yêu cầu chỉ tiêu này nhỏ hơn hay bằng 0,5 tức là có ít nhất một nửa tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(13) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = -----------------------------
Lãi vay phải trả
Chỉ số này thể hiện mức độ sẵn sang trả tiền lãi vay của doanh nghiệp cho ngân hàng. Hệ số này càng, hiệu quả sử dụng vốn vay càng tốt. Trong trường hợp hệ số này thấp phải tìm hiểu nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả (lợi nhuận thấp) hay do doanh nghiệp đã đi vay quá nhiều để từ đó ngân hàng sẽ tìm biện pháp giúp doanh nghiệp điều chỉnh cơ cấu vốn cho hợp lý.
(14 Các chỉ tiêu cho biết cơ cấu vốn của doanh nghiệp:
Tài sản lưu động
= ---------------------------------------
Tổng tài sản
Tài sản cố định
= ---------------------------------------
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu vốn có hợp lý hay không.
(13) Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Cho biết phần nguồn vốn ổn định dùng vào việc tài trợ cho nhu cầu kinh doanh. Chỉ tiêu này càng lớn càng an toàn.
Trên đây là nhóm các chỉ tiêu cơ bản mà các ngân hàng thương mại thường sử dụng khi phân tích tài chính khách hàng vay vốn. Nhưng trong quá trình tiến hành phân tích các tỷ số tài chính, cán bộ tín dụng cần chú ý một số điểm sau:
Tính xác thực, hợp lý của tỷ số phụ thuộc vào độ chính xác của số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích tỷ số tài chính chỉ là bắt đầu việc xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp chứ không phải là kết thúc việc phân tích. Điều quan trọng là phải rút ra nhận định về xu thế phát triển của doanh nghiệp.
Các tỷ số tài chính đều có những hạn chế nhất định ví dụ như chỉ phản ánh sự kiện, hoàn cảnh trong quá khứ. Sự khác nhau giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của tài sản, nguồn vốn nhất là trong điều kiện lạm phát cao làm cho nhận định tài chính kém chính xác. Do đó, cần phân tích các tỷ số trong mối quan hệ tổng thể giữa các hệ số với nhau trong một quá trình và trong bối cảnh của nền kinh tế. Qua đó mới đánh giá đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra những đoán và quyết định hợp lý, khả thi.
1.2.6. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính
Công tác phân tích tài chính là một công tác quan trọng trong quy trình thẩm định tín dụng. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác này, chúng ta xem xét các yếu tố này dưới các góc độ: nhân tố từ phía ngân hàng, nhân tố từ phía khách hàng và nhân tố khách quan khác.
1.2.6.1. Nhân tố từ phía ngân hàng
Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng đây là nhân tố có vai trò chủ đạo. Nếu việc ra quyết định cho vay của lãnh đạo ngân hàng phụ thuộc nhiều vào kết quả phân tích tài chính của cán bộ tín dụng thì công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn sẽ luôn được quan tâm đúng mức, lãnh đạo sẽ luôn động viên, khích lệ đối với cán bộ tín dụng. Nếu việc cho vay không phụ thuộc vào kết quả phân tích thì công tác phân tích sẽ bị xem nhẹ.
Trình độ của cán bộ tín dụng. Công tác phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ tín dụng không những nắm chắc những kiến thức chuyên môn - việc đọc hiểu các báo cáo tài chính mà còn phải am hiểu nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Ngoài ra, phải có sự nhạy bén, linh hoạt trong công việc thì mới có thể tiếp cận được sự đa dạng trong ngành nghề kinh doanh của khách hàng.
Công nghệ, trang thiết bị của ngân hàng. Khi mà khoa học, công nghệ ngày càng phát triển vượt bậc, đã đem lại rất nhiều sản phẩm hỗ trợ lớn cho người sử dụng thì với cán bộ tín dụng công nghệ và các trang thiết bị cũng là nguồn bổ trợ rất lớn trong công tác phân tích tài chính. Trang thiết bị hiện đại, phù hợp với trình độ của nhân viên sẽ thúc đẩy tiến độ làm việc cũng như góp phần nâng cao chất lượng công việc cho nhân viên.
Phương pháp phân tích. Việc sử dụng phương pháp phân tích được thực hiện khác nhau đối với các khách hàng khác nhau. Có nhiều phương pháp để phân tích tài chính khách hàng. Mỗi phương pháp khác nhau sẽ cho biết những thông tin khác nhau về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy mô lớn, nhu cầu tín dụng lớn thì đòi hỏi công tác phân tích phải kỹ càng hơn, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp hơn so với một doanh nghiệp nhỏ, nhu cầu tín dụng nhỏ. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập không thể sử dụng phương pháp phân tích theo thời gian vì số liệu để sử dụng không đủ, thay vào đó có thể sử dụng phương pháp phân tích theo không gian để đánh giá năng lực của doanh nghiệp.
Sự phối hợp của cán bộ, các bộ phận trong ngân hàng. Đây là nhân tố mang tính kết hợp trong bộ máy hoạt động của ngân hàng. Nhân tố này góp phần bổ sung, hỗ trợ cho công việc của các cán bộ, bộ phận trong ngân hàng. Đối với một ngân hàng mà hoạt động trên cơ sở chuyên môn hóa cao thì nhân tố này có vai trò quan trọng.
1.2.6.2. Nhân tố từ phía khách hàng
Tính trung thực của bộ hồ sơ vay vốn. Để có một kết quả phân tích chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp thì điều đầu tiên là nguồn thông tin từ khách hàng phải đảm bảo trung thực. Khi nguồn thông tin dùng làm cơ sở dữ liệu không chính xác sẽ ảnh hưởng đến công tác phân tích, từ đó ảnh hưởng đến quyết định của cán bộ tín dụng. Việc cung cấp một bộ hồ sơ vay vốn có độ tin cậy cao sẽ giúp cho quá trình phân tích dễ dàng, nhanh chóng, không những giảm thiểu thời gian, chi phí phân tích mà còn góp phần củng cố mối quan hệ cũng như niềm tin giữa ngân hàng và khách hàng.
Chính sách bảo mật của doanh nghiệp. Đối với quá trình phân tích tài chính khách hàng thì nguồn thông tin được thu thập từ khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, nguồn thông tin đầu tiên mà cán bộ tín dụng tiếp cận đó là nguồn thông tin từ nội bộ doanh nghiệp. Do đó, việc có được nguồn thông tin đầy đủ, nhanh chóng và dễ dàng hay không phụ thuộc nhiều vào chính sách bảo mật của doanh nghiệp, tức là phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có sẵn sàng cung cấp thông tin, số liệu tài chính hay không?
1.2.6.3. Nhân tố khách quan khác
Ngoài các nhân tố trên, còn nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn. Đó là các nhân tố về môi trường pháp lý như: quy định của Ngân hàng Nhà Nước, hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam hay môi trường kinh tế, xã hội như sự cạnh tranh của các ngân hàng, việc phát triển ngành nghề đơn giản hay phức tạp, tình hình sản xuất kinh doanh thuận lợi hay khó khăn, nền kinh tế tăng trưởng hay tụt hậu, xã hội ổn định hay bất ổn…
Tất cả đều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc khai thác thông tin, đến quan đ...


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status