Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường tại tỉnh Sơn La - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường tại tỉnh Sơn La



MỤC LỤC
 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 6
1.1. Khái quát chung về chi trả dịch vụ môi trường 6
1.1.1. Khái niệm về dịch vụ môi trường 6
1.1.2. Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường 7
1.1.3. Thiết lập kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường 7
1.1.4. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường 8
1.1.5. Các hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng 9
1.2. Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường 9
1.2.1. Nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả tiền 9
1.2.2. Sự sẵn lòng chi trả (Willingness to pay – WTP) 10
1.3. Nội dung chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 13
1.3.1. Căn cứ xây dựng chính sách 13
1.3.2. Nội dung chính sách 15
1.4. Kinh nghiệm thực hiện dự án chi trả dịch môi trường 17
1.4.1. Trên thế giới 17
1.4.2. Tại Việt Nam 19
CHƯƠNG II: DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH SƠN LA 20
2.1. Giới thiệu đặc điểm chung về tỉnh Sơn La 20
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 20
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 24
2.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ và phát triển rừng 31
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 31
2.2.2. Hiện trạng thực hiện giao đất giao rừng 32
2.2.3. Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng 34
2.2.4. Hoạt động của các dự án lâm nghiệp 36
2.2.5. Đánh giá chung về những hạn chế còn tồn tại trong quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng. 36
2.3. Giới thiệu chung về hoạt động của dự án chi trả dịch vụ môi trường 37
2.3.1. Các bên tham gia dự án 37
2.3.2. Thực tế hoạt động của dự án 38
2.3.3. Kinh phí cho dự án 39
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 41
3.1. Phân tích hiệu quả về kinh tế 41
3.1.1. Xây dựng công thức tính mức chi trả cho dịch vụ môi trường rừng 41
3.1.2. Tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng 46
3.1.3. Tính toán lợi ích kinh tế của các bên tham gia 48
3.1.4. Đánh giá chung về lợi ích của các bên tham gia 58
3.2. Phân tích hiệu quả về môi trường 59
3.3. Phân tích hiệu quả về xã hội 62
3.3.1. PES vì người nghèo 62
3.3.2. PES cho doanh nghiệp 63
3.3.3. Lợi ích cho toàn xã hội 64
CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 66
4.1. Những thách thức khi thực hiện PES tại Việt Nam 66
4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dự án 69
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thị sử dụng lưới điện trong khi chỉ có 62% số hộ ở nông thôn được dùng điện lưới.
Hiện nay có 21 nhà máy thuỷ điện công suất 2.677,5 KW với công suất phát thực tế là 2.100 KW, trong đó 3 thuỷ điện có công suất lớn nhất là:
- Thuỷ điện Chiềng Ngàm (Huyện Thuận Châu): 1.600 KW                           - Thuỷ điện Nậm Công (Huyện Sông Mã ): 270 KW - Thuỷ điện Nà Chá (Huyện Mộc Châu): 120KW. 
Bưu chính viễn thông
Về bưu chính:
Hiện nay trên địa bàn Sơn La  có 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính - viễn thông gồm: Bưu điện tỉnh Sơn La, EVN Sơn La, Mobifone, Viettel, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ thông tin cho phát triển kinh tế xã hội an ninh, quốc phòng. Mật độ điện thoại đạt: 7,83 máy/100 dân, trong đó điện thoại cố định đạt 3,56 máy/100 dân, điện thoại di động đạt 4,27 máy/100 dân.
Về viễn thông:
+ Truyền dẫn: Cáp quang hoá 11/11 huyện, thị trong tỉnh và 13 khu vực, xã, năm 2007 đã cáp quang hoá được 100 % các huyện thị.
+ Điện thoại cố định: Tổng số có 28 tổng đài, trong đó 1 tổng đài trung tâm HOST, 16 tổng đài vệ tinh, 11 tổng đài độc lập và thiết bị truy nhập thuê bao. Tổng số máy thuê bao điện thoại cố định là 40.652 máy và 100% số xã trong tỉnh đều có máy điện thoại.
+ Điện thoại di động: Tổng số 64 trạm của các đơn vị cung cấp dịch vụ là Vinaphone, Mobifone, Viettel và 9 trạm thông tin di động CDMA của EVN Sơn La. Điện thoại di động trả sau GSM là 14.664 thuê bao, điện thoại di động trả trước GSM là 47.859 thuê bao, điện thoại di động nội vùng CDMA là 1.394 thuê bao.
+ Về Internet (Truy nhập tốc độ cao ADSL): Hiện có 116 điểm truy nhập công cộng, 414 thuê bao.
2.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ và phát triển rừng
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
Thông qua các số liệu kiểm kê, rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tại tỉnh Sơn la cho thấy diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh đến ngày 01/01/2007 là 934.039 ha, chiếm 66% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Bảng 2.2: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
Loại rừng
Tổng (ha)
Phân theo ba loại rừng (ha)
Rừng đặc dụng
Rừng phòng hộ
Rừng sản xuất
Diện tích tự nhiên
1.412.498
I. Đất lâm nghiệp
934.039
62.979
423.993
447.068
1. Đất có rừng
572.852
46.653
296.946
229.253
1.1. Rừng tự nhiên
542.532
46.633
286.880
209.019
1.2. Rừng trồng
30.320
20
10.065
20.235
2. Đất chưa có rừng
361.187
16.326
127.047
217.815
II. Các loại đất khác
478.459
0
0
0
(Nguồn: Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng và Niên giám Thống kê năm 2006)
Dựa vào bảng tổng hợp trên ta có thể thấy diện tích rừng đặc dụng là 62.979 ha, chiếm 6,7%; rừng phòng hộ là 423.993 ha chiếm 45,4% và rừng sản xuất là 447.068 ha chiếm 47,9 %.
Biểu đồ dưới thể hiện chi tiết cơ cấu đất lâm nghiệp: gồm có đất có rừng và đất chưa có rừng với 3 loại rừng được rà soát theo quy hoạch. Có thể nhận thấy: diện tích đất có rừng tại tỉnh Sơn La lớn hơn khá nhiều so với diện tích đất không có rừng, tuy nhiên trong đó chủ yếu là các cánh rừng tự nhiên, lớn hơn gấp nhiều lần so với diện tích rừng trồng.
Hình 2.3: Cơ cấu đất lâm nghiệp
(Dựa trên số liệu của bảng 2.2)
2.2.2. Hiện trạng thực hiện giao đất giao rừng
Công tác giao đất, giao rừng tại tỉnh Sơn La cơ bản đã hoàn thành, số liệu được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 2.3: Kết quả giao đất, giao rừng tỉnh Sơn La vùng lưu vực sông Đà
TT
Đơn vị
hành chính
Tống số cộng đồng, tổ chức ,hộ gia đình được giao rừng, cho thuê rừng
Diện tích rừng và đất rừng đã giao (ha)
Tổng (ha)
Diện tích đất có rừng (ha)
Diện tích
đất không có rừng (ha)
1
Huyện Phù Yên
3.534
72.230,8
50.735,6
21.495,2
2
Huyện Mộc Châu
9.197
127.056,8
83.766,2
43.290,6
3
Huyện Bắc Yên
6.180
71.917,5
42.200,2
29.717,3
4
Huyện Mai Sơn
10.697
82.599,6
54.895,9
27.703,7
5
Huyện Mường La
5.747
89.951,7
80.251,8
9.699,9
6
Huyện Quỳnh Nhai
4.139
74.665,8
41.396,2
33.269,6
7
Thành phố Sơn La
2.798
20.671,3
14.669,5
6.001,8
8
Huyện Thuận Châu
5.622
112.716,8
76.988,6
35.728,2
9
Huyện Yên Châu
6.776
49.562,9
40.937,6
8.625,3
Tổng cộng
54.690
701.373
485.842
215.532
(Nguồn: Sở NN và PTNT Sơn La, 2007, Báo cáo kết quả GĐGR, 2002 – 2006)
Thêm vào đó, trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, dự án đang trong quá trình tiến hành rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện giao đât, giao rừng, được thực hiện trên diện tích là 490.190 ha tại các huyện thí điểm. Diện tích triển khai rà soát được tổng hợp trong bảng dưới:
Bảng 2.4: Diện tích giao đất giao rừng rà soát tại các huyện thí điểm
Huyện
Diện tích rà soát theo kết quả GDLN – GR (ha)
Tổng
Đặc dụng
Phòng hộ
Sản xuất
Huyện Mộc Châu
84.076,9
21.420,2
57.698,2
4.958,6
Huyện Phù Yên
50.963,6
9.140,3
39.329,8
2.493,5
Huyện Mai Sơn
54.879,0
0,0
53.798,1
1.080,9
Huyện Thuận Châu
79.437,9
11.387,9
58.191,0
9.859,1
Huyện Mường La
80.433,9
0,0
77.339,9
3.094,0
Huyện Quỳnh Nhai
43.149,7
0,0
42.588,5
561,2
Huyện Bắc Yên
42.199,3
7.532,8
30.581,7
4.084,8
Huyện Yên Châu
42.384,3
0,0
39.174,9
3.209,4
Thành phố Sơn La
13.385,9
0,0
12.988,3
397,6
Tổng
490.910,5
49.481,1
411.690,3
29.739,1
(Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Sơn La, Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện GĐGR, tháng 8/2008)
2.2.3. Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng
Quản lý bảo vệ rừng
Công tác quản lý và bảo vệ rừng trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Diện tích khoán bảo vệ rừng đã tăng từ 357.000 ha (năm 2000) lên 577.638 ha (năm 2006). Việc giao đất, giao rừng cho nhân dân đã góp phần tích cực đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Khoanh nuôi tái sinh rừng
Diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng chủ yếu thuộc khu vực phòng hộ đầu nguồn và đã mang lại những hiệu quả đáng kể: vùng ven sông Đà sau 5 – 7 năm đã đạt độ che phủ 0,2 – 0,3; trữ lượng đạt 20 – 25 m3/ha. Chính các diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh này đã góp phần tăng độ che phủ đất trống, đồi núi trọc và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một vấn đề cần khắc phục đó là chất lượng rừng còn kém nên hiệu quả về kinh tế không cao và thu nhập từ rừng hầu như không đáng kể, do đó đời sống của người làm nghề rừng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Trồng rừng tập trung
Đến năm 2006, toàn tỉnh đã trồng được 30.545 ha rừng trồng tập trung, trong đó rừng phòng hộ là 10.265,6 ha chiếm 28,7%; rừng sản xuất là 20.234,4 ha chiếm 66,3% và rừng đặc dụng là 45 ha chiếm 5%. Tuy nhiên, rừng trồng hiện nay chủ yếu phân tán, rừng sản xuất không nhiều, chưa được đầu tư thâm canh nên năng suất còn thấp. Ngoài rừng trồng tập trung, hàng năm trên địa bàn tỉnh còn trồng cây phân tán, bình quân từ 500 đến 600 nghìn cây các loại; diện tích kết hợp nông, lâm như vườn rừng, vườn cây ăn quả lâu năm cũng tăng đáng kể góp phần đa dạng hoá việc khai thác quỹ đất lâm nghiệp.
Khai thác chế biến lâm sản
Về khai thác lâm sản: từ năm 2000 đến 2006, hàng năm tỉnh khai thác bình quân vào khoảng 50 nghìn m3 gỗ tròn, trong đó đối tượng khai thác chủ yếu là gỗ gia dụng phục vụ nhu cầu nhân dân và cung cấp cho các doanh nghiệp.
Về chế biến lâm sản: trên địa bà...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status