Phát triển bền vững các khu đô thị mới: Tổng quan kinh nghiệm quốc tế, trong nước và đánh giá thực tế tại Hà Nội - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ 6
1. 1. Khái niệm về phát triển đô thị bền vững 6
1.1.1. Phát triển bền vững nói chung 6
1.1.2. Phát triển đô thị bền vững (PTĐTBV) 6
1.2. Nguyên tắc, tiêu chí đánh giá PTĐTBV 10
1. 2.1. Nguyên tắc phát triển đô thị bền vững 10
1.2.2. Yêu cầu đối với quá trình PTĐTBV 10
1.2.2.1. Phát triển kinh tế 10
1.2.2.2. Phát triển dân số lành mạnh 11
1.2.2.3. Quy hoạch xây dựng đô thị tạo sự hấp dẫn cho đô thị 11
1.2.2.4. Cung cấp đầy đủ các dịch vụ hạ tầng 11
1.2.2.5. Xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên 12
1.2.2.6. Xã hội hóa công tác quy hoạch và PTĐT và ĐT hóa bền vững 12
1.2.2.7. Quản lý hành chính đô thị 12
1.2.2.8. Tài chính đô thị 12
1.3. Tiêu chí đánh giá phát triển đô thị bền vững 12
1.3.1. Các nhà sinh thái 13
1.3.2. Các nhà ngân hàng 13
1.3.3. Các nhà quản lý 13
1.4. Thực tiễn về phát triển đô thị bền vững 13
1.4.1. Tình hình phát triển tại các đô thị trên thế giới 13
1.4.2. Mối quan tâm của các tổ chức quốc tế tới PTBV 14
1.5. Thực tiễn phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững tại Việt Nam 15
CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ VÀ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BÈN VỮNG CÁC ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI 21
2.1. Kinh nghiệm phát triển đô thị bền vững của các nước trên thế giới. 21
2.1.1. Về quy hoạch – kiến trúc đô thị. 21
2.1.2. Quản lý đất đai xây dựng đô thị. 23
2.1.3. Về giao thông. 25
2.1.4.Môi trường đô thị. 26
2.1.5. Quản lý nhà ở. 27
2.1.6. Phát triển đô thị với sự tham gia của cộng đồng: 29
2.2. Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững đô thị 31
2.2.1. Ở Vương Quốc Anh: 32
2.2.2. Ở Mỹ 34
2.2.3. Bộ chỉ tiêu PTBV Malaysia 36
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu PTBV của Trung Quốc: 42
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ TÍNH BỀN VỮNG TRONG PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ MỚI TẠI HÀ NỘI 46
3.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng đến thực trạng phát triển các khu đô thị mới 46
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển khu đô thị mới tại Hà Nội 46
3.1.2. Các điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội 49
3.1.3. Thực trạng các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội 51
3.1.3.1. Quy mô các khu đô thị mới 51
3.1.3.2. Tình trạng vi phạm quy hoạch và các tiêu chuẩn xây dựng 53
3.1.3.3. Tình trạng thiếu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội 54
3.1.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội 58
3.1.5. Những vấn đề đặt ra cần tháo gỡ, cần giải quyết trong thời gian tới 58
CHƯƠNG IV: ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC ĐÔ THỊ MỚI TẠI HÀ NỘI 59
4.1. Giới thiệu về cuộc điều tra đánh giá mức độ phát triển bền vững các đô thị mới tại Hà Nội 59
4.1.1. Mục đích 59
4.1.2.Đối tượng 59
4.1.3. Thời gian 59
4.1.4. Đại điểm và quy mô 59
4.2. Thực tế sau khi điều tra, phỏng vấn người dân tại các khu đô thị mới 60
4.2.1. Vấn đề môi trường 60
4.2.1.1. Chất lượng không khí 60
4.2.1.2. Mức độ tiếng ồn 61
4.3. 1.3. Rác thải 62
4.3. 1.4. Cấp thoát nước 63
4.1. 1.5. Giao thông 65
4.1.1.6. Mức độ che phủ và diện tích m2 đất/người 67
4.2.2. Xã hội 68
4.2.2.1. Giáo dục 68
4.2.2.2. Y tế 70
3.2. 2.3. Dịch vụ 71
3.2.2.4. Quản lý 72
3.2.3. Kinh tế 73
3.2.4. Các mặt khác 75
CHƯƠNG V:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI CỦA HÀ NỘI 77
5.1. Định hướng phát triển bền vững cho các đô thị tại Việt nam 77
5.2. Phương hướng phát triển đô thị bền vững 80
5.3. Các mục tiêu phát triển bền vững các khu đô thị mới của Hà Nội trong thời gian tới 82
5.4. Các giải pháp cơ bản đẩy mạnh phát triển bền vững các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội 83
5.5. Một số kiến nghị 87
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cách đây khoảng 20 năm, quá trình đô thị hóa bắt đầu diễn ra ở Việt Nam, và
trong khoảng 10 năm trở lại đây, đô thị hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ và
nhanh chóng. Năm 1990, tỷ lệ đô thị hoá mới đạt khoảng 17-18%, đến năm 2000,
con số này đã là 23,6% và hiện nay đạt 28%. Dự báo, năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá của
Việt Nam sẽ đạt khoảng 45%. Trong xu thế đó, cùng với thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội là một trong hai thành phố có tốc độ đô thị hóa cao nhất. Ước tính đến năm
2011, tỷ lệ đô thị hóa đạt ở Hà Nội là 35 - 40% và nhảy vọt thành 55 - 65% vào năm
2020. Song song với quá trình này là sự gia tăng dân số tại thủ đô. Năm 1990, Hà
Nội mới chỉ có 2 triệu người, đến năm 2000 lên được 2,67 triệu thì đến năm 2009 đã
đạt tới con số 6,5 triệu dân. Như vậy trong vòng 10 năm, dân số Hà Nội đã tăng lên
khoảng 4 triệu người, tạo sức ép lớn cho thành phố về vấn đề nhà ở cũng như các
tiện ích xã hội phục vụ dân cư.
Để đáp ứng tốc độ đô thị hóa, đồng thời giải quyết bài toán nhà ở cho dân cư,
một trong các giải pháp được thành phố Hà Nội đưa ra là xây dựng các khu đô thị
mới. Tính đến giữa năm 2010, trên địa bàn thành phố có khoảng hơn 200 dự án đô
thị mới, với tổng diện tích khoảng 30.000 ha, và đang có xu hướng tăng mạnh trong
tương lai.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều vấn đề đang tồn tại trong các khu đô thị
mới này. Đó là tình trạng hệ thống hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ, mật độ xây dựng quá
dày, thiếu các tiện ích xã hội như siêu thị, trung tâm chăm sóc sức khỏe,công viên,
trường học, hệ thống giao thông công cộng; ô nhiễm môi trường nước, không khí, thu
gom và xử lý rác thải... và nhiều vấn đề khác liên quan đến công tác quản lý.
Xuất phát từ thực tế phát triển các đô thị hiện nay, còn rất nhiều vần đề bất
cập như đã nêu. Chỉ có con đường duy nhất để cải thiện tình trạng trên là phát triển
bền vững các đô thị (PTĐTBV). Phát triển đô thị bền vững là mục tiêu mà các quốc
gia đang hướng tới trong đó có Việt Nam. Hà Nội, là trung tâm văn hóa, chính trị
của cả nước thì quá trình phát triển bền vững các đô thị là một tất yếu khách quan.
Để các đô thị thực sự phát triển bền vững, cần có những nghiên cứu, đánh giá
hiện trạng phát triển, từ đó tìm ra các vấn đề còn bất cập để có hướng phát triển
trong tương lai. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng phát triển bền vững các đô thị để
từ đó đề xuất các giải pháp, biện pháp phát triển các khu đô thị mới trên địa bàn Hà
Nội là hết sức cần thiết.Với mong muốn đóng góp vào việc giải quyết một vần đề cấp bách của thực tiễn hiện nay, nhóm nghiên cứu đã chọn thực hiện đề tài: Phát
triển bền vững các khu đô thị mới: Tổng quan kinh nghiệm quốc tế, trong
nước và đánh giá thực tế tại Hà Nội
2.Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của nhóm hướng tới hai mục tiêu chính là nghiên cứu các
kinh nghiệm PTBVDT trên thế giới, đồng thời phát hiện các vấn đề đang tồn tại ở
các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà Nội, và trên cơ sở đó, đưa ra các giải
pháp cũng như các kiến nghị để khắc phục và phát triển các khu đô thị này.
3.Đối tượng nghiên cứu
- Thực tế tình hình phát triển đô thị bền vững trên thế giới, các nghiên cứu báo
cáo về PTĐTBV.
- Thực trạng PTĐTBV tại Hà Nội
4.Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
- Về mặt nội dung: Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu
chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trong việc thực hiện phát
triển bền vững đô thị
- Về mặt không gian: Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra thực tế tại 5 khu đô
thị mới: Khu ĐTM Định Công, KĐTM Đại Kim, KĐTM Linh Đàm, KĐTM Lĩnh
Nam, KĐTM Nam Trung Yên và KĐTM Trung Hòa Nhân Chính.
5. Phương pháp nghiên cứu
* Tổng quan, phân tích, tổng hợp các tài liệu, báo cáo trong và ngoài nước về
PTBV,PTBVĐT
+ Phương pháp thống kê phân tích tổng hợp: sử dụng số liệu thống kê về phát
triển đô thị mới tại Hà Nội
+ Phương pháp điều tra xã hội học ( phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên,
phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp… ) các số liệu thu thập được qua điều tra
được nhóm tiến hành xử lý, phân tích bằng phần mềm excel
* Nguồn số liệu: nhóm nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp.
+ Các số liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo của các Bộ, Viện, phòng ban, các
cuộc hội nghị hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học của các tổ chức cá nhân
trong và ngoài nước;
+ Các số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra khảo sát tai các khu đô thị


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status