Lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Sơn Hùng - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Sơn Hùng



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 3
I. LỢI NHUẬN VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT CỦA LỢI NHUẬN. 3
1. Khái niệm lợi nhuận. 3
2. Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận. 4
3. Vai trò của lợi nhuận 12
4. Kết cấu lợi nhuận trong các doanh nghiệp. 14
4.1. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 14
4.2. Lợi nhuận hoạt động tài chính. 17
4.3. Lợi nhuận hoạt động bất thường. 19
II. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP. 21
1. Sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. 21
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp 22
2.1. Nhân tố chủ quan 22
2.2. Nhân tố khách quan. 24
3. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. 26
3.1. Xây dựng phương án kinh doanh có hiệu quả. 26
3.2. Lựa chọn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. 27
3.3. Tổ chức quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, vật tư, lao động. 29
3.4. Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 30
3.5. Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ và thanh toán tiền hàng. 31
3.6. Phân phối lợi nhuận hợp lý. 32
CHƯƠNG II. 34
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY SƠN HÙNG 34
I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY SƠN HÙNG. 34
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sơn Hùng. 34
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. 36
3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 37
4. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính của Công ty. 39
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua một số năm. 41
II. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY SƠN HÙNG QUA MỘT SỐ NĂM. 43
1. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. 43
2. Lợi nhuận hoạt động tài chính của Công ty. 52
3. Lợi nhuận bất thường. 53
4. Tình hình lợi nhuận chung của Công ty. 54
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY SƠN HÙNG. 57
CHƯƠNG III. 60
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY SƠN HÙNG 60
I. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI CẦN GIẢI QUYẾT. 60
1. Thành công. 60
2. Hạn chế. 61
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY SƠN HÙNG. 63
1. Chủ động tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm của Công ty đặc biệt những lĩnh vực mà Công ty có thế mạnh. 63
2. Tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý. 65
3. Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp công nghệ mới nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, cải tạo nâng cấp xưởng, đầu tư kịp thời máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu sản xuất. 66
4. Công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán. 67
5. Giải pháp về vốn. 68
6. Tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 69
7. Kiến nghị với Nhà nước. 70
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
I. Lợi nhuận vai trò và bản chất của lợi nhuận 75
II. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 75
II. Tình hình lợi nhuận của Công ty Sơn Hùng qua một số năm 76
Kết luận 77
Tài liệu tham khảo 77
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c huy động vốn và lợi ích thu được nhờ việc sử dụng vốn huy động.
- Xác định thời gian mà khối lượng vốn bị kẹt trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Xác định khối lượng vốn cần huy động.
Trên cơ sở đó doanh nghiệp tiến hành lựa chọn các nguồn vốn thoả mãn được các điều kiện trong số các nguồn vốn có thể huy động được. Từ số đó, doanh nghiệp chọn ra một hay một số nguồn lợi ích thu được từ việc huy động thêm vốn. Nếu lợi ích thu được thấp hơn phí suất tín dụng, doanh nghiệp phải xét lại phương án kinh doanh.
3.3. Tổ chức quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, vật tư, lao động.
Để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp thì cần tổ chức quản lý quá trình sản xuất kinh doanh hay tổ chức quản lý và sử dụng hiệu quả các yếu tố tài sản, vật tư, lao động…
Bởi bất kỳ nền sản xuất xã hội nào, sản phẩm sản xuất ra là kết quả lao động của con người thông qua tư liệu lao động để tác động tới đối tượng lao động nhằm biến đối tượng lao động theo mục đích của mình. Để đạt được mục đích đòi hỏi phải có sự tác động hợp lý, hay nói cách khác là tổ chức quản lý quá trình sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất.
Vậy vấn đề đặt ra là tổ chức quản lý và sử dụng tài sản vật tư, lao động như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất.
Phương châm đặt ra là phải sử dụng tiết kiệm vật tư, tài sản, lao độngcủa doanh nghiệp, song tiết kiệm ở đây đề cập đến phương pháp quản lý sử dụng đầu vào sao cho chi phí thấp nhất nhưng chất lượng sản phẩm vẫn không thay đổi. Nó không đồng nghĩa với vấn đề cắt giảm chi phí mà nghĩa thực của nó là tránh lãng phí những khoản chi không cần thiết, là chi có hiệu quả một đồng chi phí bỏ ra phải thu được nhiều lợi ích hơn.
Đối với vật tư, nguyên vật liệu đầu vào phải được mua vào dự trữ một cách hợp lý để nâng cao hoạt động sử dụng vốn kinh doanh. Muốn làm tốt khâu này doanh nghiệp phải chủ động tìm đầu vào với giá rẻ, xác định mức dự trữ như thế nào để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định với chi phí thất nhất. Xác định được thời điểm cần mua vào để dự trữ, thực hiện tốt điều sẽ giải quyết được mâu thuẫn giữa chi phí bảo quản (dự trữ) và chi phí đặt hàng. Để làm được điều này phải dự báo chính xác được mức tiêu hao nguyên vật liệu, mức tiêu thụ hàng hoá trong kỳ kế hoạch để xác định được số lần đặt hàng, khối lượng trong mỗi lần đặt sao cho tổng chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản là thất nhất, thuận lợi trong thu mua và thanh toán.
Đối với các tài sản của doanh nghiệp thì cần được xây dựng một cơ cấu hợp lý. Cơ cấu tài sản hợp lý là điều kiện chủ yếu để khai thác đồng bộ, triệt để công suất của chúng. Để đưa ra được cơ cấu hợp lý, doanh nghiệp cần phân tích cơ cấu tài sản thực tế và xem xét toàn diện phương hướng sản xuất kinh doanh, tình hình thị trường cũng như khả năng về vốn để từ đó đưa ra quyết định điều chỉnh hợp lý. Cần thanh lý, nhượng bán tài sản cố định không cần sử dụng hay sử dụng không mang lại hiệu quả kinh tế để tận dụng vốn, tránh tài sản bị hao mòn vô hình và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng. Ngoài ra doanh nghiệp cần gắn trách nhiệm quản lý và sử dụng tài sản tiết kiệm, hiệu quả với trách nhiệm vật chất của từng cá nhân.
Bên cạnh vấn đề vật tư, tài sản thì con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Để có một lực lượng lao động tốt đòi hỏi các nhà quản trị phải có nghệ thuật dùng người (sử dụng lao động) một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải kết hợp hài hoà giữa khoa học và nghệ thuật để tạo cho mình một phong cách lãnh đạo có hiệu quả cao nhất. Từ định hướng đúng đắn của các nhà lãnh đạo lực lượng lao động của doanh nghiệp sẽ được đào tạo chuyên môn cao, chất lượng lao động tốt đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày càng phát triển…Từ đó năng suất lao động tăng nhanh làm cho lợi nhuận tăng nhanh và đời sống người lao động cũng được cải thiện.
3.4. Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Lợi nhuận được xác định theo công thức.
Lợi nhuận= Doanh thu – Chi phí
Để tăng lợi nhuận có thể áp dụng các biện pháp tác động tới doanh thu hay chi phí.
Tiết kiệm chi phí là biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vì giá bán, giá thành hay giá mua của hàng hoá là do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định; thuế gián thu được ấn định theo luật, cho nên lợi nhuận trên một đơn vị hàng hoá bán ra tăng thêm hay giảm bớt phụ thuộc vào chi phí của doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể hạ thấp giá bán, tăng khả năng cạnh tranh mà vẫn đảm bảo mức lãi thoả đáng.
Tiết kiệm chi phí không đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí mà là sử dụng chi phí một cách có hiệu quả nhất. Để tiến hành hạ thấp chi phí doanh nghiệp bên cạnh những biện pháp đã đề cập ở phần 3.3 (tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, vật tư lao động). Doanh nghiệp cần tiến hành thêm các biện pháp sau:
- Tăng mức lưu chuyển nhằm giảm tỷ suất chi phí.
- Không ngừng cải tiến cách kinh doanh nhằm phục vụ chế độ khoán vừa đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp vừa dảm bảo lợi ích cho cán bộ công nhân viên.
- Tăng mức lưu chuyển nhằm giảm tỷ suất chi phí.
- Hạn chế mức thấp nhất các chi phí lãng phí không cần thiết.
- Tổ chức bộ máy gọn nhẹ linh hoạt và giảm thiểu các khâu trung gian.
- Lập dự toán chi phí: Căn cứ vào kế hoạch tài chính năm cần thiết lập dự toán chi phí từng quý, tháng. Cuối kỳ doanh nghiệp phải tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí để có biện pháp tránh lãng phí khai thác mọi khả năng để sử dụng chi phí có hiệu quả hơn.
Kết hợp các biện pháp trên cùng với sử dụng một công nghệ phù hợp giá thành sản phẩm sẽ được hạ thấp, và đó là cơ hội để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3.5. Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ và thanh toán tiền hàng.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn có lợi nhuận thì đều phải bán được hàng hoá do mình sản xuất hay kinh doanh. Bởi thông qua bán hàng, giá trị hàng hoá được thực hiện, doanh nghiệp có nguồn để phân phối, để bù đắp các chi phí bỏ ra và tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy tiêu thụ là một vấn đề quan trọng quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ, thanh toán tiền hàng sẽ đẩy nhanh khối lượng hàng hoá tiêu thụ, tăng thị phần, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, giảm được định phí cho mỗi đơn vị sản phẩm hàng hoá…Nhờ vậy lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
Muốn thực hiện thành công giải pháp này doanh nghiệp phải chú ý đến các biện pháp cụ thể sau:
- Xác định cơ cấu mặt hàng sản xuất, kinh doanh hợp lý phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Có chính sách giá cả phù hợp trong từng giai đoạn của vòng đờii sản phẩm hàng hoá.
- Bố t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status